Luật Hình sự sửa đổi 1991
Số hiệu: 55-LCT/HĐNN8 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 12/08/1991 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 30/09/1991 Số công báo: Số 18
Lĩnh vực: Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 55-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1991

 

LUẬT

SỐ 55-LCT/HĐNN8 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 12 năm 1989.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần chung Bộ luật hình sự như sau:

1) Đoạn 2 Điều 28 về hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được bổ sung như sau:     

"Thời hạn cấm là từ hai năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phát chính khác hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo".

2) Đoạn 2 Điều 31 về hình phạt tước một số quyền công dân được bổ sung như sau:

"Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo".

3) Điều 42 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được bổ sung một khoản mới như sau:

"3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì Toà án ra quyết định tổng hợp các hình phạt của các bản án. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất mà Luật quy định cho loại hình phạt đã tuyên".

4) Điều 69 về tạm hoãn, miễn hoặc giảm việc chấp hành hình phạt được sửa đổi như sau:

"Điều 69. Hoãn, miễn chấp hành hình phạt tù.

Quân nhân bị kết án về tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị cho ở lại đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ, thì có thể được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt tù từ sáu tháng đến một năm. Hết thời hạn đó, Toà án sẽ căn cứ vào thái độ sửa chữa hoặc kết quả lập công của người bị kết án mà quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc buộc phải chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên".

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:

1) Bỏ các chữ "gây hậu quả nghiêm trọng" trong tội danh ở các điều 182, 186, 190 và 194.

2) Điều 88 về tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 88. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 85, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

3) Khoản 3 Điều 100 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Người nào phạm một trong các tội quy định ở Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nào phạm một trong các tội quy định ở các điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng (300.000 đồng) đến ba triệu đồng (3.000.000 đồng); ở Điều 96a hoặc ở Điều 97 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp".

4) Khoản 1 Điều 103 về tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm".

5) Khoản 4 Điều 112 về tội hiếp dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

6) Điều 124 về tội xâm phạm các quyền tự do hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân được sửa đổi như sau:

"Điều 124. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội của công dân.

Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện các quyền sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm:

a) Quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;

b) Quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào".

7) Khoản 3 Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

8) Khoản 3 Điều 135 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

9) Điều 157 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 157. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

10) Điều 158 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân được bổ sung một khoản mới như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm".

11) Khoản 1 Điều 168 về tội kinh doanh trái phép được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép, đã bị xử lý hành chính về việc kinh doanh trái phép hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 169, 173 và 183 mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

12) Khoản 2 Điều 169 về tội trốn thuế được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm".

13) Điều 201 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 201. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

1- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tài sản, vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm".

14) Bổ sung một số điều mới như sau:

"Điều 205a. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân.

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội hoặc các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

15) Điều 220 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm".

16) Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

1. Người nào vì tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn vượt quá quyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 156, 238 và 239, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm".

17) Khoản 3 Điều 226 về tội nhận hối lộ được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

18) Điều 246 về tội che giấu tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Đoạn 2 khoản 1 được bổ sung như sau:

"- Các điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tầu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 96a, khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trừ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ)";

b) Bỏ các chữ "bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc" trong khoản 2.

19) Đoạn 2 khoản 1 Điều 247 về tội không tố giác tội phạm được bổ sung như sau:

"- Các điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tầu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 96a, khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ)".

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

- Luật này được hướng dẫn bởi Điều 1, Điều 4 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 16/8/1991, cho nên các quy định của luật này được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện kể từ ngày 16/8/1991 trở đi.
...
4. Đối với các quy định khác của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 không được nêu tại các khoản 2, 3 của Thông tư này, thì được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 16/8/1991.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
2. Quy định "Thời hạn cấm là từ 2 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác hay trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo" theo đoạn 2 mới của Điều 28 Bộ luật hình sự và quy định "thời hạn tước một số quyền công dân là tù một năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc là kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác hay trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo" theo đoạn 2 mới của Điều 31 Bộ luật hình sự không phải là các quy định về "Một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn" như quy định ở khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự, cho nên vẫn được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, nhưng sau ngày 16/8/1991 mới bị xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, các quy định mới này có nghiêm khắc hơn các quy định cũ, cho nên trong những trường hợp vụ án đã được xét xử sơ thẩm trước ngày 16/8/1991 mà sau ngày 16/8/1991 mới xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc sơ thẩm lại, thì khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc sơ thẩm lại không áp dụng các quy định mới của Điều 28 và đoạn 2 của Điều 31 của Bộ luật hình sự".

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
2. Quy định "Thời hạn cấm là từ 2 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác hay trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo" theo đoạn 2 mới của Điều 28 Bộ luật hình sự và quy định "thời hạn tước một số quyền công dân là tù một năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc là kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác hay trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo" theo đoạn 2 mới của Điều 31 Bộ luật hình sự không phải là các quy định về "Một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn" như quy định ở khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự, cho nên vẫn được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, nhưng sau ngày 16/8/1991 mới bị xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, các quy định mới này có nghiêm khắc hơn các quy định cũ, cho nên trong những trường hợp vụ án đã được xét xử sơ thẩm trước ngày 16/8/1991 mà sau ngày 16/8/1991 mới xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc sơ thẩm lại, thì khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc sơ thẩm lại không áp dụng các quy định mới của Điều 28 và đoạn 2 của Điều 31 của Bộ luật hình sự".

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
5. Khoản 3 mới Điều 42 Bộ luật hình sự quy định: "Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì Toà án ra quyết định tổng hợp các hình phạt của bản án. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất mà luật quy định cho loại hình phạt đã tuyên". Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật theo khoản 3 mới của Điều 42 Bộ luật hình sự được thực hiện như sau:

a. Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Toà án thì Chánh án Toà án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.

b. Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu), thì Chánh án toà án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt, cụ thể là: nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án cấp huyện khác nhau (trong cùng một tỉnh hay khác tỉnh), thì Chánh án toà án cấp huyện đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì Chánh án Toà án quân sự khu vực đã ra bản án sau cùng quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều là của các Toà án cấp tỉnh (hoặc đều là của Toá án quân sự cấp quân khu), thì Chánh án Toá án cấp tỉnh (hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu) ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt.

c. Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toá án không cùng cấp thì Chánh án Toà án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của Toà án cấp cao hơn có trước hay có sau.

d. Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án của Toà án nhân dân, có bản án của Toà án quân sự, thì việc tổng hợp hình phạt cũng được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại các điểm b, c trên đây, cụ thể là: Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của Toà án cấp huyện và của Toà án quân sự khu vực hoặc là của Toà án cấp tỉnh và của Toà án quân sự cấp quân khu, thì Chánh án Toà án đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt ra quyết định; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các toà án khác nhau và khác cấp, thì Chánh án Toà án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của toà án cấp cao hơn có trước hay có sau (ví dụ: có bản án là của Toà án nhân huyện, có bản án là của Toà án quân sự quân khu, thì Chánh án Toà án quân sự quân khu ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của Toà án quân sự quân khu có trước hay có sau bản án của Toà án nhân dân huyện).

đ. Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận, có bản án là của Toà án Việt nam, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định tổng hợp hình phạt.

6. Khi xem xét việc tổng hợp hình phạt chính của các bản án đã có hiệu lực pháp luật, cần chú ý một số trường hợp sau đây:

a. Theo tinh thần của Điều 44 Bộ luật hình sự thì án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Do đó, không phải tổng hợp hình phạt đối với một người có nhiều hành vi phạm tội và đã bị kết án theo các bản án khác nhau, nếu người đó:

- Đã bị phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- Đều bị phạt tù, nhưng theo bản án này thì được hưởng án treo và theo bản án khác thì không được hưởng án treo;

- Bị phạt tù, nhưng được hưởng án treo theo bản án này về bị phạt với hình phạt khác không phải là tù theo bản án khác.

Đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp trên đây, nếu trong thời gian thử thách theo quyết định của bản án nào mà người được hưởng án treo phạm tội mới do vô ý về bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án đó và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42. Trong trường hợp này, nếu trước đây bị cáo còn bị phạt tù theo một bản án khác, thì Toà án cũng tổng hợp các hình phạt của các bản án theo quy định chung.

b. Nếu người được hưởng án treo trong thời gian thử thách lại phạm tội mới do vô ý và bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý hay trong trường hợp đã bị phạt tù mà lại phạm tội mới và bị phạt tù, nhưng được hưởng án treo, thì Toà án không tổng hợp hình phạt, mà cần gửi hồ sơ vụ án về tội phạm mới cho Toà án có thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

7. Khi tổng hợp hình phạt bổ sung khác loại của các bản án đã có hiệu lực pháp luật cần phải theo quy định tại điểm 2 Điều 43: "Đối với hình phạt bổ sung, Toà án quyết định một hình phạt chung trong giới hạn luật quy định về mỗi loại hình phạt ấy", có nghĩa là khi tổng hợp các hình phạt bổ sung khác loại của các bản án thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định một hình phạt bổ sung chung cho các bản án. Ví dụ: Một người bị kết án, theo bản án thứ nhất phải chịu hình phạt bổ sung là cấm cư trú và theo bản án thứ hai là cấm hành nghề...; khi tổng hợp hình phạt bổ sung khác loại của hai bản án này, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định buộc người bị kết án phải chịu một trong hai loại hình phạt bổ sung là cấm cư trú hay cấm làm nghề...

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
8. Điều 88 cũ về tội tổ chức: cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có hai khoản với hai khung hình phạt, nay đã được sửa đổi thành ba khoản với ba khung hình phạt như sau:

- Khoản 1: phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khoản 2: Phạt tù từ năm năm đến mười hai năm

- Khoản 3: phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
...
Vì mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 Điều 88 mới là bảy năm (so với mười hai năm theo khoản 1 Điều 88 cũ) và mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 201 mới là bảy năm (so với mười hai năm theo khoản 2 Điều 201 cũ), cho nên các trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 88 mới và thuộc khoản 2 Điều 201 mới nay thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án cấp huyện.

Tuy nhiên, đối với các vụ án về các trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 88 mới và thuộc khoản 2 Điều 201 mới, nếu Toà án cấp tỉnh đã thụ lý hoặc Viện kiểm sát cấp tỉnh đã có quyết định truy tố tại Toà án cấp tỉnh, thì Toà án cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thụ lý vụ án để giải quyết mà không đặt vấn đề chuyển vụ án cho Toà án cấp huyện.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:

a. Không áp dụng quy định về tình tiết định khung hình phạt "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiệm trọng" và khung hình phạt ở khoản 3 của các Điều 88, 158, 201 và khoản 2 của các Điều 220, 221 của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung, nghĩa là nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991 thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội cũng chỉ bị xử phạt tương ứng theo khoản 2 của các Điều 88, 158, 201 và theo khoản 1 của các Điều 220, 221 Bộ luật hình sự khi chưa được sửa đổi, bổ sung.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:
...
2. Điều 100 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 100. Hình phạt bổ sung
...
3- Người nào phạm một trong các tội quy định tại Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng đến ba triệu đồng; phạm tội quy định tại Điều 97, thì bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Hình sự sửa đổi 1992 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:
...
2- Khoản 3 Điều 100 về hình phạt bổ sung được sửa đổi như sau:

"3. Người nào phạm một trong các tội quy định ở Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nào phạm một trong các tội quy định ở các điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng (300.000 đồng) đến ba triệu đồng (3.000.000 đồng); ở Điều 96a và ở Điều 97 thì bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp."

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Không áp dụng quy định mới "ở Điều 96a hoặc ở Điều 97 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền thì có thể bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp" tại đoạn 2 khoản 3 Điều 100, mà chỉ áp dụng quy định cũ, có nghĩa là đối với Điều 96a không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền trong mọi trường hợp, còn đối với Điều 97, trong trường hợp bị xử phạt tù thì mới có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định ở điều ấy.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản c Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Không áp dụng quy định về tình tiết định khung hình phạt "trong trường hợp nghiêm trọng khác" ở đoạn 2 mới của khoản 1 Điều 103. Đối với những hành vi phạm tội này thuộc "trường hợp nghiêm trọng khác" thì kẻ phạm tội cũng chỉ bị xử phạt theo đoạn 1 khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:
...
3. Điều 112 về tội hiếp dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 112 . Tội hiếp dâm
...
4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này."

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 4 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:
...
6. Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
"Điều 134. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa
...
3- Pham tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến mười tám năm:

a) Tài sản có giá trị rất lớn;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản d Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" (Điều 134) và tội "nhận hối lộ" (Điều 226) mặc dù phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản đ Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
đ. Không áp dụng hình phạt "tù chung thân" đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" (Điều 135) mặc dù phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản e Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
e. Không áp dụnng các quy định mới về khung hình phạt tại các khoản 1, 2, 3 Điều 157, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể áp dụng các quy định cũ tương ứng về khung hình phạt tại các khoản 1, 2, 3 Điều 157.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:

a. Không áp dụng quy định về tình tiết định khung hình phạt "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiệm trọng" và khung hình phạt ở khoản 3 của các Điều 88, 158, 201 và khoản 2 của các Điều 220, 221 của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung, nghĩa là nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991 thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội cũng chỉ bị xử phạt tương ứng theo khoản 2 của các Điều 88, 158, 201 và theo khoản 1 của các Điều 220, 221 Bộ luật hình sự khi chưa được sửa đổi, bổ sung.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản g Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
g. Không áp dụng quy định mới "đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về một trong các tội quy định ở các Điều 96a, 97, 166, 167, 169, 173 và 183 mà còn vi phạm" tại khoản 1 Điều 168, có nghĩa là người nào thuộc trường hợp này mà kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép mà chưa xử lý hành chính thì không bị truy tố và xét xử.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Luật Hình sự sửa đổi 1992 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:
...
9- Điều 169 về tội trốn thuế được sửa đổi như sau:

"Điều 169. Tội trốn thuế
...
2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm."

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
8. ...
Điều 201 cũ về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng chỉ có 2 khoản với khung hình phạt, nay cũng được sửa đổi thành ba khoản với ba khung hình phạt như sau:

- Khoản 1: phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù ba tháng đến ba năm;

- Khoản 2: phạt tù từ hai năm đến bảy năm

- Khoản 3: phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Vì mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 Điều 88 mới là bảy năm (so với mười hai năm theo khoản 1 Điều 88 cũ) và mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 201 mới là bảy năm (so với mười hai năm theo khoản 2 Điều 201 cũ), cho nên các trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 88 mới và thuộc khoản 2 Điều 201 mới nay thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án cấp huyện.

Tuy nhiên, đối với các vụ án về các trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 88 mới và thuộc khoản 2 Điều 201 mới, nếu Toà án cấp tỉnh đã thụ lý hoặc Viện kiểm sát cấp tỉnh đã có quyết định truy tố tại Toà án cấp tỉnh, thì Toà án cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thụ lý vụ án để giải quyết mà không đặt vấn đề chuyển vụ án cho Toà án cấp huyện.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:

a. Không áp dụng quy định về tình tiết định khung hình phạt "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiệm trọng" và khung hình phạt ở khoản 3 của các Điều 88, 158, 201 và khoản 2 của các Điều 220, 221 của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung, nghĩa là nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991 thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội cũng chỉ bị xử phạt tương ứng theo khoản 2 của các Điều 88, 158, 201 và theo khoản 1 của các Điều 220, 221 Bộ luật hình sự khi chưa được sửa đổi, bổ sung.

Xem nội dung VB
- Điều 205a được hướng dẫn bởi Khoản h Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
h. Không áp dụng Điều luật mới 205a về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân", mà chỉ áp dụng khoản 2 Điều 124 cũ về tội "xâm phạm các quyền tự do hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân" đối với các hành vi lợi dụng có quyền tự do dân chủ nói trên xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 2 Luật Hình sự sửa đổi 1992 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:
...
12- Điều 220 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được sửa đổi như sau:

"Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

"1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm."

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng như sau:
...
6. Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ."

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 2 Luật Hình sự sửa đổi 1992 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:
...
13- Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 156, 238 và 239, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm."

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng như sau:

9. Điều 226 về tội nhận hối lộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 226. Tội nhận hối lộ
...
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 2 Luật Hình sự sửa đổi 1992 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:
...
15- Điều 226 về tội nhận hối lộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 226. Tội nhận hối lộ
...
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình."

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản d Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" (Điều 134) và tội "nhận hối lộ" (Điều 226) mặc dù phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 4 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:
...
11. Điều 246 về tội che giấu tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 246. Tội che giấu tội phạm

1- Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

- Các điều từ Điều 72 đến Điều 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ);

- Điều 101 (tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112a (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 113a (tội cưỡng dâm người chưa thành niên); Điều 115, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);

- Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 134a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 137a, khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa);

- Điều 149, khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);

- Điều 151 (tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân); Điều 156, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân);

- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn bán hàng cấm); Điều 167, khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối); Điều 174, khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 175, khoản 2, 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép);

- Điều 185a, khoản 2 (tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 185c (tội tàng trữ trái phép chất ma tuý); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma tuý); Điều 185đ (tội mua bán trái phép chất ma tuý); Điều 185e (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185i (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185k (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185m (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185n (tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);

- Điều 202a, khoản 2, 3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều 202b, khoản 2, 3 và 4 (tội dâm ô đối với trẻ em);

- Điều 221, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 221a, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 224, khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226, khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 227, khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ); Điều 228a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi);

- Điều 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm."

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản i Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là
...
i. Không áp dụng quy định mới "Điều 96a, khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý)" tại đoạn 2 khoản 1 Điều 246 về tội "che giấu tội phạm" và đoạn 2 khoản 1 Điều 147 về tội "Không tố giác tội phạm", cụ thể là không được truy tố, xét xử các hành vi che giấu hoặc không tố giác tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý thuộc các khoản 2, 3 Điều 96a.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản i Điều 3 Thông tư liên tịch 02/TT-LN năm 1991

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thống nhất thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
...
3. Theo khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự thì "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành", cho nên, nếu hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 16/8/1991, thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sau ngày 16/8/1991 vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, chứ không áp dụng các quy định của Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dụng quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là
...
i. Không áp dụng quy định mới "Điều 96a, khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý)" tại đoạn 2 khoản 1 Điều 246 về tội "che giấu tội phạm" và đoạn 2 khoản 1 Điều 147 về tội "Không tố giác tội phạm", cụ thể là không được truy tố, xét xử các hành vi che giấu hoặc không tố giác tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý thuộc các khoản 2, 3 Điều 96a.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 4 Luật hình sự sửa đổi 1997 (VB hết hiệu lực: 01/07/2000)

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:
...
12. Điều 247 về tội không tố giác tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 247. Tội không tố giác tội phạm

1- Người nào biết rõ một trong những tội phạm quy định tại các điều sau đây đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

- Các điều từ Điều 72 đến Điều 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ);

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.