Luật Thư viện 2019
Số hiệu: 46/2019/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 21/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 26/12/2019 Số công báo: Từ số 995 đến số 996
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Văn thư, lưu trữ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 46/2019/QH14

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

THƯ VIỆN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thư viện.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt đng thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối vi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

2. Thư viện s là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

3. Tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác.

4. Tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà người sử dụng thư viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật.

5. Tiện ích thư viện là trang thiết bị phục vụ nhu cu của người sử dụng, người làm công tác thư viện trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin và phát huy giá trị của thư viện.

6. Dịch vụ thư viện là hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng thư viện.

7. Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện

1. Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện

1. Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

a) Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

b) Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

c) Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

d) Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;

b) Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;

c) Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hi đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

d) Hợp tác quốc tế về thư viện.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Chính phquy định chi tiết về thư viện có vai trò quan trọng được ưu tiên đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tài liệu cổ, quý hiếm, các bsưu tập tài liệu có giá trị đc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 6. Xã hội hóa trong hoạt động thư viện

1. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để đầu tư, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp phát triển sự nghiệp thư viện, văn hóa đọc, xây dựng và phát huy không gian đọc, phòng đọc cơ sở.

2. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện; tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp để phát triển sự nghiệp thư viện và phát triển văn hóa đọc được ghi nhận và vinh danh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Chính phủ quy định chi tiết về không gian đọc, phòng đọc cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện

1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:

a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến li ích của Nhà nước, quyền và li ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;

c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sn văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;

d) Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện

1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo ngưi sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy đnh khác.

3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thm quyền.

5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Chương II

THÀNH LẬP THƯ VIỆN

Mục 1. MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN

Điều 9. Các loại thư viện

1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:

a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;

b) Thư viện công cộng;

c) Thư viện chuyên ngành;

d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sgiáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:

a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tchức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.

Điều 10. Thư viện Quốc gia Việt Nam

1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.

2. Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ vĩnh viễn xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí được xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài; luận án tiến sĩ của ngưi nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

b) Bổ sung và phổ biến tài liệu về Việt Nam, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài;

c) Xây dựng hệ thng thông tin thư mục quốc gia; chủ trì, phối hợp với thư viện của các Bộ, ngành và thư viện khác trong nước xây dựng Tổng mục lục Việt Nam; công bố, chia sẻ thông tin thư mục quốc gia, tài nguyên thông tin số cho thư viện có nhu cầu, trừ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;

d) Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện;

đ) Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số;

e) Hp tác, trao đổi tài nguyên thông tin với thư viện trong nước và nước ngoài; tham gia diễn đàn, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

Điều 11. Thư viện công cộng

1. Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.

2. Thư viện cấp tnh là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số về địa phương; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

c) Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện;

d) Tổ chức khu vực đọc phục vụ trẻ em, người khuyết tật;

đ) Tham gia xây dựng thư viện công cộng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện công cộng xã, phường, thị trn (sau đây gọi là thư viện cấp xã);

e) Tổ chức thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện;

g) Tổ chức triển lãm và hoạt động khác nhằm phát triển văn hóa đọc;

h) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện trên địa bàn theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

3. Thư viện cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy đnh tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh;

b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện trên địa bàn;

c) Tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu học tập suốt đi ca Nhân dân trên địa bàn;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

4. Thư viện cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 ca Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác;

b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn;

c) Tham gia xây dựng văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc cho Nhân dân trên địa bàn;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thm quyền giao.

Điều 12. Thư viện chuyên ngành

1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.

2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bsung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;

c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.

Điều 13. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân

1. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tng hợp, chuyên ngành quc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sgiam giữ, trường giáo dưỡng.

2. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin chuyên ngành quc phòng, an ninh trong nước và nước ngoài; tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh;

c) Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong cùng hệ thống, chia sẻ tài nguyên thông tin vi thư viện trong nước và nước ngoài;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản giao.

Điều 14. Thư viện đại học

1. Thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.

2. Thư viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;

b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, lun văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;

c) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ qun lý;

d) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao.

Điều 15. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác

1. Thư viện cơ sgiáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người hc và người dạy trong cơ sở giáo dục.

2. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;

b) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

3. Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp vi nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;

b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;

c) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

4. Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, ngưi dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;

b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.

Điều 16. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

1. Thư viện cộng đồng là thư viện, có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn; điểm bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc; khu chung cư; nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

2. Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hp hoặc chuyên ngành do tổ chức, cá nhân Vit Nam thành lập, tbảo đảm kinh phí hoạt động.

3. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thư viện công cộng các cp đphục vụ Nhân dân;

b) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn.

Điều 17. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam

1. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tham gia phát triển văn hóa đọc.

Mục 2. THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ THƯ VIỆN

Điều 18. Điều kiện thành lập thư viện

1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

c) Cơ sở vt chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Điều 19. Thành lập thư viện công lập

1. Đối với thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật vđơn vị sự nghiệp công lập.

2. Đối với thư viện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.

Điều 20. Thành lập thư viện ngoài công lập

1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền thành lập thư viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với thư viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thư viện thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện

1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện phải có phương án bảo toàn tài nguyên thông tin được Nhà nước đầu tư, tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có quyền quyết định sáp nhập, hợp nht, chia, tách, giải th thư viện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc pháp luật điều chnh cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.

Điều 22. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện

1. Thư viện bị đình chỉ hoạt động có thi hạn trong trường hợp sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thư viện mà không chấm dứt hành vi vi phạm.

2. Thư viện chấm dứt hoạt động trong trường hp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị buộc chấm dứt hoạt động do hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này mà không khắc phục hành vi vi phạm.

3. Thẩm quyền đình ch, chấm dứt hoạt động thư viện được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thư viện có quyền chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Tổ chức, cá nhân có thm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật, có quyền buộc chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Quyết định ánh chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện phải nêu rõ lý do và công bố công khai tại trụ sở thư viện. Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ thời hạn đình ch. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu thư viện khắc phục được vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đình chhoạt động thư viện quyết định cho phép thư viện hoạt động trở lại.

5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện.

Điều 23. Thông báo việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, hp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Hồ sơ thông báo bao gồm:

a) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

3. Thời hạn thông báo được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện công lập;

b) Trước 30 ngày, tính đến ngày thư viện thc hiện việc mcửa hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối vi thư viện ngoài công lập.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thm quyền có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

5. Thm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện chuyên ngành trung ương, thư viện cấp tnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện đại học, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam có trụ sở trên địa bàn;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có trsở trên đa bàn;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo đối vi thư viện cộng đng có trụ sở trên địa bàn.

Chương III

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Điều 24. Nguyên tắc hoạt động thư viện

1. Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân.

2. Tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thư viện.

3. Thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.

4. Thực hiện liên thông thư viện.

5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 25. Xây dựng tài nguyên thông tin

1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin.

2. Phát triển tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Xác định phương thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp vchức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này;

b) Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyn truy cp cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin s;

c) Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến giá trị khác;

d) Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; hp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin s;

đ) Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp.

3. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 26. Xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin

1. Xử lý tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Tài nguyên thông tin sau khi bổ sung vào thư viện phải được xử lý theo quy trình nghiệp vụ; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng;

b) Thực hiện biên mục sao chép, áp dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin có vai trò quan trọng để bảo đảm chính xác, thng nhất và tiết kiệm.

2. Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin được quy định như sau:

a) Hệ thống tra cứu thông tin phản ánh toàn bộ tài nguyên thông tin bằng các hình thức mục lục, cơ sở dữ liệu; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của thư viện;

b) Bảo đảm lưu trữ an toàn kết quả xử lý tài nguyên thông tin;

c) Bảo đảm cập nhật, dễ sử dụng;

d) Bảo đảm liên thông trong tra cứu thông tin giữa các thư viện.

Điều 27. Bảo quản tài nguyên thông tin

1. Bảo quản tài nguyên thông tin được quy định như sau:

a) Thực hiện đối vi toàn bộ tài nguyên thông tin trong quá trình lưu giữ, phục vụ;

b) Bảo đảm an toàn thông tin phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và sử dụng;

c) Thực hiện các hình thức bảo quản dự phòng, phục chế hoặc chuyển dạng tài liệu phù hp với điều kiện của thư viện;

d) Tài nguyên thông tin số phải được sao lưu định kỳ và có cơ chế khôi phục dữ liệu khi cần thiết; phải được bảo quản bảo đảm tương thích về mặt công nghệ cho định dạng dữ liệu;

đ) Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài nguyên thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được bảo quản theo quy đnh của pháp lut về di sản văn hóa, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này.

Điều 28. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện

1. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện được quy định như sau:

a) Bảo đảm khoa học, hiện đại, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng thư viện;

b) Bảo đm sự đa dạng về hình thức, phương thức cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

2. Sản phẩm thông tin thư viện bao gồm:

a) Hệ thống tra cứu thông tin, cơ sở dữ liệu thư mục, dữ kiện và toàn văn;

b) Thư mục, thông tin chuyên đề;

c) Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;

d) Sản phẩm thông tin thư viện khác được hình thành trong quá trình xử lý tài nguyên thông tin của thư viện.

3. Dịch vụ thư viện bao gồm:

a) Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện, ngoài thư viện gồm dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin hoặc trên không gian mạng;

b) Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin;

c) Tư vấn, bồi dưỡng cho tổ chức, cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và hỗ trợ học tập, nghiên cứu;

đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, truyền thông, phổ biến tài nguyên thông tin;

đ) Hỗ trợ các tiện ích khai thác thư viện số;

e) Hình thức dịch vụ thư viện khác.

Điều 29. Liên thông thư viện

1. Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau đây:

a) Hợp tác trong việc bổ sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hp;

b) Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;

c) Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.

2. Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây:

a) Ln thông theo khu vực địa lý;

b) Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;

c) Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;

d) Liên thông giữa các loại thư viện.

3. Liên thông thư viện thực hiện theo cơ chế sau đây:

a) Thư viện được Nhà nưc ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;

b) Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nưc ngoài, sử dụng hiệu quả ngun kinh phí của Nhà nước và xã hội;

c) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 30. Phát triển văn hóa đọc

1. Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trưng học, cơ quan, tchức trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;

d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.

Điều 31. Phát triển thư viện số

1. Xây dựng tài nguyên thông tin số trên cơ sở thu thập tài liệu số, số hóa tài liệu của thư viện.

2. Xử lý, lưu giữ, bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện.

3. Sử dụng phần mềm tiên tiến trong quản trị thư viện số, thiết kế giao diện thông minh; bảo đảm tính mở, liên thông trong tra cứu, khai thác và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ cấp quyền truy cập, khai thác tài nguyên thông tin số cho người sử dụng thư viện.

4. Cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Điều 32. Hiện đại hóa thư viện

1. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bảo đảm triển khai, vận hành thư viện số và tự động hóa thư viện.

2. Triển khai phòng đọc kho mở, hệ thống cung cấp tài liệu tự động; hệ thống tự mượn, tự trả tài liệu; hệ thống giám sát, an ninh thư viện tiên tiến; không gian sáng tạo cho người sử dụng thư viện; khu vực phục vụ trẻ em, người khuyết tật.

3. Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ thống dữ liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại khác phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong hoạt động thư viện.

4. Xây dựng mạng thông tin thư viện tiên tiến, kết nối các thư viện trong nước và nước ngoài.

5. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện hiện đại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và khai thác thư viện số; triển khai trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và các dịch vụ thư viện trên không gian mạng.

Điều 33. Truyền thông thư viện

1. Thư viện thực hiện truyền thông các nội dung sau đây:

a) Tài nguyên thông tin;

b) Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện;

c) Tiện ích thư viện;

d) Nhân lực thư viện;

đ) Nội dung khác liên quan đến thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hình thức truyền thông thư viện bao gồm:

a) Trưng bày, triển lãm giới thiệu sách, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, thuyết trình; tổ chức sự kiện văn hóa, giáo dục liên quan đến thư viện;

b) Xây dựng quan hệ công chúng, hình ảnh của thư viện;

c) Hình thức khác phù hp vi quy định của pháp luật.

Điều 34. Phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức

1. Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức trong các hoạt động sau đây:

a) Bảo quản tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu;

b) Khai thác, chia sẻ, phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện và tư liệu, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức phối hợp;

c) Tổ chức các hình thức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện và công chúng.

2. Thư viện phối hợp vi cơ quan, tổ chức về thông tin khoa học và công nghệ, lưu trữ nhằm bảo đm việc sử dụng và bảo quản hiệu quả tài nguyên thông tin, ngân hàng dữ liệu của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác theo chương trình hợp tác, hợp đồng và quy định của pháp luật.

3. Thư viện phối hp với cơ quan, tổ chức về văn hóa, du lịch và cơ quan, tổ chức khác nhằm đa dạng hình thức phục vụ và dịch vụ thư viện.

Điều 35. Nguồn tài chính của thư viện

1. Nguồn ngân sách nhà nước.

2. Nguồn thu từ dịch vụ thư viện.

3. Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong nước và nưc ngoài theo quy định của pháp luật.

4. Nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 36. Hợp tác quốc tế về thư viện

1. Xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.

2. Tham gia các tổ chức, hội, diễn đàn nghề nghiệp, liên thông vi thư viện trong nước và nước ngoài.

3. Tham gia xây dựng, thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông lệ quốc tế về thư viện.

4. Nghiên cứu khoa học, trao đi tài nguyên thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; quảng bá, xúc tiến, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hỗ trợ hoạt động thư vin.

5. Hoạt động hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 37. Đánh giá hoạt động thư viện

1. Việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thư viện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

2. Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau:

a) Khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật;

b) Trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng;

c) Theo đnh khằng năm.

3. Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia.

4. Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện bao gồm:

a) Thư viện tự đánh giá;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Mục 1. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƯ VIỆN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN, NGƯỜI SỬ DỤNG THƯ VIỆN

Điều 38. Quyền của thư viện

1. Xác định nội dung và bình thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

2. Trao đổi tài nguyên thông tin, tham gia hệ thống thông tin thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Từ chối yêu cầu sử dụng tài nguyên thông tin trái với quy định của pháp luật, quy chế, nội quy thư viện.

4. Thu phí, giá từ việc cung cấp dịch vụ thư viện theo quy đnh của pháp luật

5. Nghiên cứu, ng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thư viện.

6. Vận động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện theo quy định của pháp luật

7. Mở rộng phục vụ đối tượng người sử dụng thư viện phù hợp với quy đnh của pháp luật và quy chế thư viện.

8. Hợp tác quốc tế về thư viện.

9. Xác định hình thức và giá trị bồi thường thiệt hại do người sử dụng thư viện gây ra theo quy trình của pháp luật và nội quy thư viện.

10. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thư viện cấp tỉnh được lưu giữ tài nguyên thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 ca Luật này để phục vụ hoạt động nghiên cứu.

Điều 39. Trách nhiệm của thư viện

1. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ thư viện được quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế, nội quy thư viện.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong thư viện.

3. Tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo quy định tại Luật này và hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

4. Tổ chức dịch vụ thư viện; bố trí thời gian phục vụ phù hợp vi điều kiện sinh hoạt, làm việc, học tập của người sử dụng thư viện.

5. Công bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện.

6. Công khai, minh bạch về tài nguyên thông tin và hoạt động của thư viện.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và khi được yêu cầu.

8. Quản lý, lưu giữ và tổ chức phục vụ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế, nội quy thư viện.

Điều 40. Quyền của người làm công tác thư viện

1. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.

2. Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.

3. Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Nghĩa vụ của người làm công tác thư viện

1. Thực hiện quy định của pháp luật về thư viện và quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức.

2. Tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; bảo đảm quyn bình đng và các quyn khác của người sử dụng thư viện được quy định tại Luật này.

3. Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện.

4. Học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Điều 42. Quyền của người sử dụng thư viện

1. Được sử dụng thư viện, tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện phù hợp với nội quy thư viện, pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được miễn phí tại thư viện công lập đối vi các hoạt động sau đây:

a) Sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện, mượn theo thời hạn quy đnh trong nội quy thư viện;

b) Tra cu thông tin trên không gian mạng; tiếp nhận thông tin về tài nguyên thông tin thông qua hệ thống tra cứu hoặc hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác;

c) Được giúp đ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu;

d) Hoạt động khác theo quy định.

3. Được sử dụng dịch vụ thư viện theo danh mục dịch vụ do thư viện cung cấp.

4. Được hướng dẫn sử dụng thư viện, hỗ trợ, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin.

5. Được tham gia các hoạt động dành cho người sử dụng thư viện do thư viện tổ chức.

6. Được lựa chọn thư viện phù hợp với nhu cầu và quy chế, nội quy thư viện.

7. Được khiếu nại, tố cáo về hành vi hạn chế quyền sử dụng thư viện.

Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng thư viện

1. Chấp hành quy định của pháp luật và nội quy thư viện.

2. Thanh toán đầy đủ chi phí làm thẻ và sử dụng dịch vụ thư viện theo quy định.

3. Bảo quản tài nguyên thông tin và tài sản khác của thư viện.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

Điều 44. Quyền của người sử dụng thư viện đặc thù

1. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hp với điều kiện của thư viện.

2. Người sử dụng thư viện là người cao tuổi hoặc ngưi khuyết tật mà không thể tới thư viện được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng khi có yêu cu phù hp với hoạt động của thư viện.

3. Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc bit khác.

4. Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện cơ sở giáo dục và thư viện công cộng.

5. Trẻ em, người cao tuổi, thương binh, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện.

6. Người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo tại trại giam, cơ sgiáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện tại nơi giam giữ, học tập và chữa bệnh.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện

1. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.

3. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.

6. Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, n phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.

7. Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

8. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thi các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.

9. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

10. Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

11. Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp vi chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.

12. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 46. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện, phát triển tài nguyên thông tin và phát triển văn hóa đọc.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho thư viện.

3. Tạo điều kiện cho người làm công tác thư viện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan nhà nước có thm quyền.

5. Tổ chức thực hiện liên thông thư viện với phương thức thích hợp.

Điều 47. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan, tổ chức xuất bản, cơ quan báo chí thực hiện việc nộp xut bản phẩm, ấn phẩm báo chí cho thư viện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

2. Người Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài; công dân nước ngoài bảo vệ luận án tiến sĩ tại Việt Nam nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Người dạy trong cơ sở giáo dục phối hợp với người làm công tác thư viện hướng dẫn người học sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện trong học tập, nghiên cứu.

4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia phát trin sự nghiệp thư viện;

b) Phối hợp vi cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, chính sách, thành tựu về khoa học thư viện trong nước và nước ngoài;

c) Tư vấn xây dựng tiêu chun về thư viện, chất lượng dịch vụ thư viện và phát triển văn hóa đọc;

d) Tham gia xây dng và vận động hội viên thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯ VIỆN

Điều 48. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;

b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;

c) Chđạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;

d) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vthư viện;

đ) Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thm quyền;

g) Hợp tác quốc tế về thư viện.

Điều 49. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch quản lý tổ chức và hoạt động thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chuẩn đối vi thư viện cơ sở giáo dục; phát triển văn hóa đọc học đường; quản lý công tác đào tạo nhân lực thư viện; quản lý thư viện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan nhà nước có liên quan quản lý hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng trong hoạt động thư viện; chủ trì thực hiện quy đnh về lưu chiếu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động thư viện; chỉ đạo việc phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin về khoa học và công nghệ, đổi mi sáng tạo trong nước và nước ngoài.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.

Điều 50. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện qun lý nhà nước về thư viện tại địa phương; tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện, văn hóa đọc tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tại địa phương đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của Nhân dân địa phương;

b) Đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh; xây dựng, kiện toàn và cng cố hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; quy đnh việc thư viện cấp tỉnh được tiếp nhận xuất bản phẩm xuất bản tại địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Chđạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức để phát triển thư viện và văn hóa đọc trên địa bàn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thư viện công cộng và mạng lưới thư viện trên địa bàn.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 52. Điều khoản chuyển tiếp

Thư viện thành lập, đăng ký hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động mà không phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

- Điểm này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THƯ VIỆN CÔNG LẬP CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Điều 3. Tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư

1. Có đủ điều kiện, khả năng thực hiện nhiệm vụ quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 và chủ trì xây dựng, chia sẻ, khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này; triển khai kết nối, hợp tác với các thư viện cùng nhóm, chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi quốc gia, lĩnh vực, ngành hoặc vùng, miền, địa phương.

2. Cơ sở vật chất, tiện ích, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu phục vụ người sử dụng thư viện và khả năng mở rộng liên thông, liên kết thư viện trong lĩnh vực, ngành hoặc vùng, miền, địa phương:

a) Có ít nhất 500.000 đơn vị bảo quản, trong đó có ít nhất 200.000 bản sách và ít nhất 5.000 đầu tài liệu số; cơ sở dữ liệu dùng chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và an ninh mạng;

b) Tài nguyên thông tin được lưu trữ, bảo quản và quản lý bằng hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại: Thư viện có phần mềm tiên tiến ứng dụng trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý thư viện; có cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tra cứu mục lục trực tuyến và các dịch vụ cung cấp tài liệu số; có dịch vụ tư vấn trực tuyến cho người sử dụng; sử dụng máy tính và các trang thiết bị hiện đại để triển khai phục vụ người sử dụng thư viện;

c) Không gian đọc thân thiện, bảo đảm khả năng tiếp cận thư viện cho mọi đối tượng người sử dụng; bảo đảm vệ sinh môi trường, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

d) Có ít nhất 50 máy vi tính phục vụ người sử dụng thư viện;

đ) Đã thực hiện liên thông thư viện ở phạm vi vùng, miền, địa phương hoặc lĩnh vực, ngành hoặc quốc tế.

3. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thư viện theo yêu cầu vị trí việc làm, thực hiện liên thông thư viện; hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.

4. Hiệu quả hoạt động thư viện bình quân hằng năm:

a) Đạt ít nhất 6.000 người đăng ký sử dụng thư viện, mượn tài nguyên thông tin, sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số tại thư viện, ngoài thư viện và trên không gian mạng; đạt ít nhất 1.000.000 lượt người đến thư viện và truy cập trang thông tin điện tử của thư viện;

b) Đạt ít nhất 2.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện và phục vụ lưu động; đạt ít nhất 1.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ trên không gian mạng;

c) Đạt ít nhất 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện đã được ứng dụng khoa học và công nghệ; đã xây dựng cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của thư viện; tổ chức được mục lục điện tử trực tuyến (OPAC); có ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến;

d) Tổ chức ít nhất 04 hội nghị, hội thảo, triển lãm chuyên đề; có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu đưa vào thực hiện trong thực tiễn hoặc có ít nhất 06 sản phẩm thông tin chuyên đề, thư mục được chia sẻ với các thư viện khác;

đ) Đạt ít nhất 56 giờ/tuần thư viện mở cửa phục vụ hoặc 24 giờ hằng ngày đối với thư viện phục vụ trên không gian mạng.

Điều 4. Thẩm quyền xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối với thư viện đại học, thư viện thuộc các cơ sở giáo dục khác sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Người đứng đầu ban, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương xác định đối với thư viện không thuộc khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Điều 8. Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của thư viện công lập

1. Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:

a) Tiêu chí: Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định này và có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện;

b) Phương thức thực hiện bao gồm: Thu thập trong cộng đồng; mua của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao; trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân; các phương thức sưu tầm khác;

c) Trình tự thực hiện:

- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;

- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);

- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.

2. Việc bảo quản tài liệu thực hiện theo biện pháp bảo quản dự phòng, bảo quản phục chế, chuyển dạng tài liệu phù hợp với từng loại hình tài liệu.

3. Việc phát huy giá trị tài liệu được thực hiện như sau:

a) Số hóa hoặc hình thành bản sao để phục vụ theo quy chế của thư viện;

b) Hình thành phiên bản chữ tiếng Việt của tài liệu trên nguyên tắc chuyển ngữ đối với tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán - Nôm và các chữ khác.

4. Đối với việc sưu tầm, bảo quản, phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là di sản văn hóa, ngoài việc thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về lưu trữ.

Xem nội dung VB
- Quy định về không gian đọc, phòng đọc cơ sở được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
Mục 3. KHÔNG GIAN ĐỌC, PHÒNG ĐỌC CƠ SỞ

Điều 9. Tiêu chí xác định không gian đọc, phòng đọc cơ sở

1. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở là nơi đọc sách do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập nhằm cung cấp cho người dân thông tin, kiến thức và dịch vụ văn hóa đọc trong khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.

2. Khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có ít nhất 300 bản sách;

b) Có đối tượng phục vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở;

c) Có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; bảo đảm trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

d) Có người quản lý không gian đọc, phòng đọc cơ sở;

đ) Có nội quy phù hợp với đối tượng phục vụ của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.

Điều 10. Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở

1. Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở thực hiện theo nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm.

2. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở được hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công cộng trên địa bàn.

3. Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có đủ điều kiện thành lập thư viện cộng đồng hoặc thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện việc thông báo thành lập thư viện theo quy định tại Điều 23 của Luật Thư viện.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương IV Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
...
Chương IV TÀI NGUYÊN THÔNG TIN HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG THƯ VIỆN

Điều 31. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Luật Thư viện

1. Tài nguyên thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có nội dung:

a) Xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

c) Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

d) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có nội dung:

a) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

b) Kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

c) Hoạt động tổ chức tôn giáo trái phép; hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến an ninh quốc gia;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

3. Tài nguyên thông tin về vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học có nội dung:

a) Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức hoặc danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Chưa được phổ biến thuộc các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đến biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, quốc phòng và an ninh quốc gia; ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc;

d) Cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Điều 32. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện
1. Đối với tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Thư viện, người sử dụng thư viện phải tuân thủ những quy định sau:

a) Chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc các nhiệm vụ chính trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phải có giấy giới thiệu, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức chủ quản, tổ chức chính trị nơi học tập, công tác, sinh hoạt hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu thư viện theo quy chế khai thác tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng của thư viện;

c) Thực hiện các quy định về bảo mật trong quá trình khai thác tài nguyên thông tin, không sao chụp, phát tán, phổ biến tài nguyên thông tin lên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

d) Chỉ đọc tại chỗ, tại phòng riêng biệt theo nội quy của thư viện.

2. Đối với tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 của Luật Thư viện, người sử dụng thư viện phải sử dụng bản sao, bản số hóa theo quy định của thư viện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
Mục 4. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP THƯ VIỆN

Điều 11. Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, bao gồm tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn và tài liệu phục vụ cho người khuyết tật; có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có vị trí độc lập tại trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc giao thông thuận tiện;

b) Diện tích thư viện phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng đọc đa phương tiện, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

d) Bảo đảm ít nhất 100 m2 đối với không gian đọc tổng hợp dành cho người sử dụng thư viện; ít nhất 50 m2 dành cho khu vực phục vụ trẻ em và người khuyết tật;

đ) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

g) Tổ chức được dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ Nhân dân trên địa bàn đối với thư viện ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.

Điều 12. Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp huyện

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

2. Có ít nhất 10.000 bản sách với ít nhất 1.000 đầu sách; ít nhất 10 đầu báo, tạp chí (bao gồm báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

b) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm ít nhất 60 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

d) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

đ) Có phương tiện, thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;

e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều 13. Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã

1. Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

2. Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

b) Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;

c) Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Điều 14. Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

2. Có ít nhất 2.000 bản sách, trong đó có ít nhất 500 đầu tài liệu số; có các đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

b) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với cơ quan, tổ chức của trung ương và 40 m2 đối với cơ quan, tổ chức của cơ sở;

c) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

d) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.

Điều 15. Điều kiện thành lập thư viện lực lượng vũ trang nhân dân

Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân thành lập theo quy định của Luật Thư viện và quy định riêng của Chính phủ.

Điều 16. Điều kiện thành lập thư viện đại học

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

2. Có tài nguyên thông tin bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, ấn phẩm báo, tạp chí phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, đáp ứng yêu cầu phục vụ ít nhất 60% người học và người dạy.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt đối với người khuyết tật;

b) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, khu làm việc cho người làm công tác thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;

c) Bảo đảm không gian đọc, bao gồm phòng đọc tổng hợp và phòng đọc khác dành cho người sử dụng thư viện ít nhất 200 m2;

d) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.

5. Thư viện của đại học quốc gia ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 17. Điều kiện thành lập thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 15 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

2. Có tài nguyên thông tin như sau:

a) Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục:

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Bảo đảm ít nhất 02 bản sách/học sinh và 03 bản sách/giáo viên;

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học: Bảo đảm ít nhất 03 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo khối lớp;

- Đối với cơ sở giáo dục trung học cơ sở: Bảo đảm ít nhất 04 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;

- Đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông: Bảo đảm ít nhất 05 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;

b) Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, tài liệu nghe, nhìn, sách điện tử, các dạng tài liệu khác phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu tham khảo của giáo viên; bảo đảm tối thiểu các tài liệu có nội dung sát với chương trình giảng dạy và học tập của nhà trường theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng thư viện, đặc biệt đối với người khuyết tật;

b) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, triển khai các hoạt động thư viện, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của nhân viên thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;

c) Không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 50 m2; kết nối với các phòng nghe - nhìn, phòng máy tính của nhà trường, các tủ sách lớp học; khuyến khích tổ chức thư viện mở, không gian đọc thân thiện;

d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;

đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều 18. Điều kiện thành lập thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

2. Bảo đảm có ít nhất 02 bản sách/người học và 01 bản sách/người dạy; có ấn phẩm, báo, tạp chí phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được bố trí ở trung tâm hoặc địa điểm thuận lợi cho người sử dụng thư viện của cơ sở giáo dục;

b) Diện tích đủ để lưu trữ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của cán bộ và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;

c) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với trường cao đẳng; ít nhất 50 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận tài nguyên thông tin;

đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

b) Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.

Điều 19. Điều kiện thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.

2. Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

4. Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện hoặc đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Điều 20. Điều kiện thành lập thư viện cộng đồng

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.

2. Có ít nhất 1.500 bản sách (bao gồm tài liệu số).

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều 21. Điều kiện thành lập thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 17 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật Việt Nam; có đối tượng phục vụ là người Việt Nam phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.

2. Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

4. Người làm việc trong thư viện có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện. Người nước ngoài làm việc trong thư viện phải có lý lịch tư pháp và nơi cư trú rõ ràng tại Việt Nam.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 5 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
Mục 5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÌNH CHỈ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Điều 22. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động thư viện

1. Khi phát hiện thư viện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập chứng cứ và gửi văn bản đề nghị người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 của Luật Thư viện xem xét, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Thư viện hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện tiến hành đánh giá mức độ vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đình chỉ, người có thẩm quyền đình chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều 23. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động thư viện

1. Trình tự, thủ tục tự chấm dứt hoạt động thư viện:

a) Thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật Thư viện;

b) Thực hiện chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo phương án quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật Thư viện.

2. Trình tự, thủ tục buộc chấm dứt hoạt động thư viện:

a) Chậm nhất 15 ngày làm việc, trước ngày hết hạn đình chỉ hoạt động, thư viện bị đình chỉ có trách nhiệm báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ (kèm tài liệu chứng minh) đến người ra quyết định đình chỉ trước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thư viện không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, người ra quyết định đình chỉ hoạt động thư viện trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện và gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức thành lập thư viện (nếu có);

b) Hết thời hạn đình chỉ, thư viện bị đình chỉ không có báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ, người ra quyết định đình chỉ hoạt động thư viện trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện;

c) Trường hợp có tiếp nhận tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công lập, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định buộc chấm dứt hoạt động, thư viện bị chấm dứt hoạt động phải hoàn thành việc hoàn trả toàn bộ tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện cho thư viện được nhận luân chuyển.

Xem nội dung VB
- Các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện được hướng dẫn bởi Thông tư 1/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Thư viện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư

1. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện cộng đồng/Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng) (M01A).

2. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam) (M01B).

3. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (M01C).

4. Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện (M02).

5. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (M03).

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
...
M01A. Thông báo thành lập thư viện cộng đồng/thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng
...
M01B. Thông báo thành lập của thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
...
M01C. Thông báo thành lập thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục
...
M02.Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện
...
M03. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện

Xem nội dung VB
- Quy định về các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện được hướng dẫn bởi Thông tư 01/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Thư viện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư

1. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện cộng đồng/Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng) (M01A).

2. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam) (M01B).

3. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (M01C).

4. Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện (M02).

5. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (M03).

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
...
M01A. Thông báo thành lập thư viện cộng đồng/thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
...
M01B. Thông báo thành lập của thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
...
M01C. Thông báo thành lập thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
...
M02.Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
...
M03. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
...
Chương III THANH LỌC TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THANH LỌC TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Điều 16. Mục đích, nguyên tắc thanh lọc tài nguyên thông tin

1. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Thông tư này nhằm:

a) Nâng cao chất lượng tài nguyên thông tin, giảm bớt thời gian tìm kiếm trong phục vụ người sử dụng;

b) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng tiếp cận và khai thác tài nguyên thông tin của thư viện;

c) Tiết kiệm chi phí cho công tác tổ chức kho, bảo quản tài nguyên thông tin và tận dụng giá trị sử dụng của tài nguyên thông tin của thư viện.

2. Việc thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Thanh lọc tài nguyên thông tin phải được thực hiện định kỳ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, gắn với hoạt động phát triển tài nguyên thông tin;

b) Tài nguyên thông tin được phép thanh lọc khi có một trong các tiêu chí quy định tại các Điều 19, 20, 21 và 22 Thông tư này;

c) Số lượng tài nguyên thông tin được phép thanh lọc trong 01 lần không quá 10% tổng số tài nguyên thông tin trong thư viện.

Điều 17. Thời hạn thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Thanh lọc tài nguyên thông tin được tiến hành định kỳ 03 năm/01 lần đối với thư viện có tài nguyên thông tin từ 300.000 đơn vị bảo quản trở xuống và 05 năm/01 lần đối với thư viện có tài nguyên thông tin từ 300.000 đơn vị bảo quản trở lên.

2. Trường hợp đặc biệt, việc thanh lọc tài nguyên thông tin được tiến hành đột xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện và cơ quan có thẩm quyền khác.

Điều 18. Bảo đảm cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Căn cứ thời hạn thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại Điều 17 Thông tư này, người đứng đầu thư viện có trách nhiệm đưa hoạt động thanh lọc tài nguyên thông tin vào kế hoạch công tác năm.

2. Kinh phí chi cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin được bố trí từ ngân sách nhà nước.

Thư viện dự trù kinh phí chi cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin trong kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động nghiệp vụ của thư viện, trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.

Mục 2. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN ĐỂ THANH LỌC
Điều 19. Tiêu chí về nội dung, hình thức và thời gian xuất bản

1. Tiêu chí về nội dung tài nguyên thông tin:

a) Tài nguyên thông tin có nội dung lạc hậu, không còn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thực tiễn;

b) Tài nguyên thông tin là văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp do thư viện chuyên ngành phục vụ hoạt động nghiên cứu pháp luật hoặc lập pháp lưu giữ;

c) Tài nguyên thông tin có giá trị về nội dung nhưng không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ.

2. Tiêu chí về hình thức tài nguyên thông tin:

a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các cơ sở giáo dục đã được sửa đổi, thay thế; đối với thư viện đại học, thư viện chuyên ngành, giữ lại tối thiểu 01 bản phục vụ nghiên cứu, tham khảo;

b) Tài liệu số đã có phiên bản mới cập nhật, thay thế được sản xuất bằng các công nghệ cao hơn.

3. Tiêu chí về thời gian xuất bản áp dụng đối với báo, tạp chí phổ thông, khoa học thường thức là 02 năm sau khi xuất bản.

4. Tiêu chí quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng đối với tài liệu địa chí được lưu giữ trong các thư viện công cộng.

Điều 20. Tiêu chí về tình trạng
1. Tài nguyên thông tin còn giá trị về nội dung nhưng đã cũ nát trong quá trình sử dụng hoặc do thiên tai, bão lũ, côn trùng xâm hại mà không thể phục chế, trừ những tài liệu là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

2. Bản ghi âm, ghi hình, ghi chữ bị hỏng, gãy, nứt trong quá trình sử dụng, chất lượng không còn bảo đảm.

3. Tài nguyên thông tin bị mất trong quá trình phục vụ người sử dụng và luân chuyển, trao đổi.

Điều 21. Tiêu chí về số lượng bản
1. Thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện có nhiều bản trên một tên được quy định như sau:

a) Đối với sách in: có trên 04 bản/01 tên sách;

b) Đối với báo, tạp chí in: có trên 02 bản/01 số báo, tạp chí.

2. Tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tài nguyên thông tin trong thư viện của cơ sở giáo dục.

Điều 22. Tiêu chí về ngôn ngữ
1. Các tài nguyên thông tin được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số không phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn.

2. Các tài nguyên thông tin bằng tiếng nước ngoài không thông dụng, mà không có người sử dụng trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm đề nghị thanh lọc.

3. Tiêu chí quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không áp dụng đối với tài nguyên thông tin được lưu giữ trong Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THANH LỌC TÀI NGUYÊN THÔNG TIN
Điều 23. Trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Xây dựng đề án thanh lọc tài nguyên thông tin và trình phê duyệt đề án.

2. Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

3. Thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc và phê duyệt danh mục, hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

4. Chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

5. Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.

6. Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.

Điều 24. Thủ tục trình và phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Thư viện có yêu cầu thanh lọc tài nguyên thông tin gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lọc đến cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

a) Quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện phê duyệt kế hoạch công tác năm của thư viện, trong đó có nhiệm vụ thanh lọc tài nguyên thông tin. Trường hợp đột xuất phải có văn bản của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện;

b) Tờ trình đề nghị phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này;

c) Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện thông báo bằng văn bản cho thư viện để chỉnh sửa, bổ sung.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét, ra quyết định phê duyệt đề án theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

Điều 25. Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin
Việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện được thực hiện như sau:

1. Tiến hành kiểm kê tài nguyên thông tin, đánh dấu những tài nguyên thông tin nằm trong diện đề nghị thanh lọc.

2. Lập danh mục và đề xuất hình thức xử lý tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

3. Đưa tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc ra khỏi kho để thẩm định.

Điều 26. Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc
1. Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin (sau đây gọi là Hội đồng) thực hiện chức năng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc để tư vấn cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện ra quyết định phê duyệt danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

3. Thành phần của Hội đồng gồm có:

Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện và các thành viên là đại diện thư viện có tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc, đại diện đơn vị có liên quan đến việc quản lý tài sản trực thuộc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện và người am hiểu về lĩnh vực có tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc.

Điều 27. Thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc, phê duyệt danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc
1. Việc thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc được thực hiện như sau:

a) Xem xét, đánh giá trực tiếp đối với tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc chứa đựng một trong các tiêu chí quy định tại các Điều 19, 20 và 22 Thông tư này;

b) Xem xét, đánh giá trên sổ đăng ký cá biệt đối với tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc chứa đựng tiêu chí quy định tại Điều 21 Thông tư này;

c) Lập biên bản kết quả thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc kèm theo kiến nghị của Hội đồng về danh mục các tài nguyên thông tin đủ điều kiện thanh lọc và hình thức xử lý các tài nguyên thông tin theo Mẫu số 06a và Mẫu số 06b của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

2. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện ra quyết định phê duyệt Danh mục tài nguyên thông tin được phép thanh lọc và hình thức xử lý các tài nguyên thông tin theo Mẫu số 07a và Mẫu số 07b của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

Điều 28. Chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin
Việc chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện được thực hiện như sau:

1. Đối với tài liệu in được thanh lọc có trên 01 bản: điền cụm từ “đã thanh lọc” vào cột ghi chú của sổ đăng ký cá biệt, ở dòng tương thích với số đăng ký cá biệt của tài nguyên thông tin được phép thanh lọc, các biểu ghi tương ứng của cơ sở dữ liệu và ghi số quyết định thanh lọc của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với tài liệu in được thanh lọc chỉ có một bản duy nhất: xóa số đăng ký cá biệt trên phiếu mô tả hoặc rút phiếu mô tả tài nguyên thông tin đó ra khỏi hệ thống mục lục và cơ sở dữ liệu của thư viện (nếu có)

2. Đối với tài liệu số: xóa tài liệu khỏi cơ sở dữ liệu có chứa tài liệu số.

Điều 29. Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc
1. Tài nguyên thông tin sau thanh lọc theo tiêu chí quy định tại các Điều 19, 20, 21 và 22 được xử lý dưới hình thức sau:

a) Chuyển đổi mục đích sử dụng;

b) Thực hiện thanh lý.

2. Thư viện có tài nguyên thông tin thanh lọc phải công bố danh mục tài nguyên thông tin thanh lọc tại trụ sở thư viện và trên trang thông tin điện tử của thư viện (nếu có) trong thời hạn 15 ngày.

3. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này, thư viện thực hiện việc xử lý tài nguyên thông tin thanh lọc theo quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.

Điều 30. Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin phải được bảo quản tại thư viện trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày thực hiện việc thanh lọc.

2. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;

b) Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này;

c) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;

d) Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc của Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;

đ) Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị phê duyệt Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
...
Mẫu số 02. Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
...
Mẫu số 03. Quyết định phê duyệt Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
...
Mẫu số 04. Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc và đề xuất hình thức xử lý tài nguyên thông tin thanh lọc
...
Mẫu số 05. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc
...
Mẫu số 06a. Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc
...
Mẫu số 06b. Danh mục tài nguyên thông tin đủ điều kiện thanh lọc và kiến nghị hình thức xử lý
...
Mẫu số 7a. Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc
...
Mẫu số 7b. Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
...
Chương II BẢO QUẢN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO QUẢN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin

1. Hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin được thực hiện từ khâu chọn vị trí, thiết kế xây dựng trụ sở thư viện, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, bố trí kho và gắn với thư viện trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động.

2. Tuân thủ các quy tắc về điều kiện kỹ thuật, môi trường và các điều kiện khác bảo đảm an toàn cho tài nguyên thông tin.

3. Chú trọng bảo quản dự phòng nhằm ngăn chặn triệt để những căn nguyên gây hại và phù hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin.

Việc bảo quản dự phòng phải tiến hành liên tục, thường xuyên theo định kỳ tối thiểu 06 tháng 01 lần.

4. Giữ nguyên dạng, nguyên bản của tài liệu gốc, không thêm bớt, cắt xén hình ảnh làm ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tài liệu gốc khi thực hiện bảo quản phục chế.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu các tài nguyên thông tin được chuyển dạng, bảo đảm khả năng truy cập, an toàn, xác thực, bảo mật, dễ tìm kiếm, quản lý và cập nhật đối với vật mang tin được chuyển dạng từ tài nguyên thông tin gốc.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện.

Điều 5. Kho, trang thiết bị và dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin

1. Kho bảo quản tài nguyên thông tin phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được đặt ở nơi khô ráo theo điều kiện của thư viện;

b) Có môi trường không khí trong sạch bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin;

c) Địa chất công trình ổn định, có độ chịu tải cao;

d) Thuận tiện cho di chuyển, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên thông tin.

2. Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện bao gồm:

a) Hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

b) Hệ thống máy đo độ ẩm, đo nhiệt độ và máy điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, máy hút ẩm và các trang thiết bị bảo đảm an toàn khác;

c) Hệ thống giá kệ, hộp để tài nguyên thông tin;

d) Máy móc, dụng cụ vệ sinh và bảo quản tài nguyên thông tin;

đ) Hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, bảo quản tài nguyên thông tin là tài liệu số và các dạng tài liệu đặc thù khác.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý thư viện công lập có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ công tác bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện.

2. Các thư viện thực hiện bảo quản tài nguyên thông tin có trách nhiệm:

a) Căn cứ kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện;

b) Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện đáp ứng yêu cầu trong bảo quản tài nguyên thông tin;

c) Giáo dục, nâng cao ý thức của người sử dụng trong bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện.

Mục 2. BẢO QUẢN DỰ PHÒNG

Điều 7. Bảo quản dự phòng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy

1. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sắp xếp đối với tài liệu in, tài liệu viết tay bảo đảm sự lưu thông không khí.

2. Bảo trì, vệ sinh kho, giá kệ và các dụng cụ để tài liệu khác theo định kỳ.

3. Phòng, chống các tác nhân tự nhiên như: độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ và sự xâm hại của các loại vi sinh vật, côn trùng, động vật gây hủy hoại tài liệu in, tài liệu viết tay của thư viện.

4. Triển khai công tác phòng, chống cháy nổ và chống ngập lụt cho kho tài liệu như sau:

a) Xây dựng kế hoạch, phổ biến, luyện tập, diễn tập phương án phòng, chống cháy nổ và ngập lụt; hình thành đội phản ứng nhanh ứng phó với sự cố liên quan đến hỏa hoạn, ngập lụt và các tai họa, thảm họa khác;

b) Đánh giá bộ sưu tập có giá trị để có phương án, biện pháp bảo quản phù hợp khi có sự cố xảy ra;

c) Khảo sát, theo dõi và đánh giá mức độ rủi ro của kho tài liệu theo định kỳ.

Điều 8. Bảo quản dự phòng đối với tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu vi dạng, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và các dạng khác

1. Thực hiện bảo quản dự phòng đối với tài liệu số như sau:

a) Thực hiện các biện pháp bảo mật, an toàn thông tin số, định kỳ sao lưu dự phòng dữ liệu; bảo đảm chuẩn dữ liệu đầu vào;

b) Bảo quản và thường xuyên kiểm tra việc vận hành của các thiết bị lưu giữ dữ liệu;

c) Thực hiện các biện pháp phòng, chống mã độc, bảo đảm an toàn an ninh thông tin của thư viện;

d) Xây dựng kế hoạch dự phòng các cuộc tấn công bằng mã độc trên không gian mạng và có các biện pháp phục hồi dữ liệu trong trường hợp bị mất dữ liệu.

2. Thực hiện bảo quản dự phòng đối với tài liệu nghe, nhìn, tài liệu vi dạng, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và các dạng khác như sau:

a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, thực hiện đóng hộp bảo vệ đối với băng đĩa từ, đĩa quang;

b) Số hóa tài nguyên thông tin dạng nghe, nhìn bảo đảm chất lượng định dạng, môi trường bảo quản, phù hợp với các tiêu chuẩn của công nghệ hạn chế sự lỗi thời về mặt công nghệ;

c) Lưu giữ tài nguyên thông tin dạng ảnh, vi phim, vi phiếu trong các hộp chứa trong điều kiện khí hậu được kiểm soát; thường xuyên kiểm tra và đo đạc các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng để kịp thời ngăn chặn sự lây nhiễm sang tài liệu khác;

d) Bảo đảm môi trường bảo quản ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, ngăn chặn các tác nhân phá hoại; phù hợp với đặc thù của từng dạng tài nguyên thông tin bao gồm: thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác.

Mục 3. BẢO QUẢN PHỤC CHẾ

Điều 9. Những yêu cầu cơ bản trong bảo quản phục chế

1. Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động khi thực hiện bảo quản phục chế; khi di chuyển tài liệu phải dùng cả hai tay; không mang, đeo đồ trang sức trong lúc làm việc.

2. Trong quá trình phục chế tài liệu phải sử dụng bút chì, không sử dụng bút mực, không cầm bút trên tay hay cài bút sau tai khi quan sát tài liệu.

3. Vận chuyển tài liệu bằng xe chuyên dụng, giữ tài liệu bằng phẳng, khu vực để tài liệu phải ngăn nắp, chắc chắn và sạch sẽ.

4. Thường xuyên vệ sinh máy móc, dụng cụ làm việc; sử dụng nguyên vật liệu thích hợp trong bảo quản phục chế.

5. Không sử dụng nguyên vật liệu có chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường trong quá trình bảo quản phục chế.

6. Không để lương thực, thực phẩm trong kho tài liệu.

Điều 10. Xử lý cơ bản trong phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy

1. Sửa chữa, thay trang, gắn các trang bị long; gia cố, sửa chữa gáy; thay tờ gác, thay gáy sách; sửa chữa bìa cũ hoặc thay bìa mới; làm túi đựng, làm hộp và các loại bao bì khác đối với các tài liệu bị hư hỏng không lớn như bị tuột trang, rách tờ gác, rách bìa, long gáy, long bìa.

2. Làm sạch tài liệu bằng phương pháp vệ sinh bề mặt không sử dụng các dung môi hữu cơ nhằm loại bỏ bụi bẩn, côn trùng hoặc các vật lạ dính trên bề mặt tài liệu hoặc cản trở khả năng hiển thị của hình ảnh hoặc thông tin.

3. Làm phẳng tài liệu bị cuộn hoặc bị gấp trong thời gian dài nên khó sử dụng; tài liệu để lâu tự quăn, cong góc, bị gấp, nhăn do người sử dụng gấp nếp trong quá trình sử dụng.

Điều 11. Phục chế tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy

1. Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện khi tài liệu bị hư hỏng nặng, không thể phục chế dưới hình thức xử lý cơ bản theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như sau:

a) Sửa chữa, bồi vá giấy, dán phủ gia cố khi giấy bị yếu, hư hại;

b) Bồi nền gia cố, làm khô không khí, giảm độ ẩm, làm lạnh chân không, làm khô bằng nhiệt trong chân không đối với tài liệu bị ẩm, ướt;

c) Xử lý đóng ghim bị gỉ nhằm hạn chế tối đa hư hại, giảm tính bền vững, ngăn chặn sự ố màu của tài liệu;

d) Xử lý nấm mốc trên giấy, cách ly các tài liệu bị nấm mốc bằng việc đặt trong các túi, xác định rõ vị trí nguồn gốc của độ ẩm, duy trì môi trường thích hợp, đặt các chất hút ẩm và tăng lưu lượng không khí nhằm tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc;

đ) Xử lý tài liệu bị côn trùng xâm nhập bằng phương pháp sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất như: làm lạnh, thay đổi thành phần không khí hoặc những phương pháp khác.

Mục 4. CHUYỂN DẠNG TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Điều 12. Sao chụp để bảo quản tài nguyên thông tin

Sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Hình ảnh khi sao chụp phải rõ ràng.

2. Giữ được tính nguyên vẹn của nội dung tài nguyên thông tin.

3. Làm khung viền đối với hình ảnh sao chụp mỏng, dễ rách.

Điều 13. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin

1. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được áp dụng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy.

2. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình sau:

a) Xây dựng danh mục tài nguyên thông tin cần vi dạng hóa;

b) Xây dựng tiêu chuẩn thư mục và kỹ thuật nhằm bảo đảm tính thống nhất;

c) Triển khai vi dạng hóa tài nguyên thông tin;

d) Tổ chức cơ sở dữ liệu tài liệu đã được vi dạng hóa.

Điều 14. Số hóa tài nguyên thông tin

1. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện đối với tài nguyên thông tin không phải là tài liệu số nhằm mục đích bảo vệ bản gốc, thể hiện một cách rõ ràng các đặc điểm của bản gốc.

2. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:

a) Xây dựng kế hoạch, danh mục tài nguyên thông tin cần được số hóa, biện pháp lưu giữ tài nguyên thông tin đã được số hóa;

b) Lựa chọn công nghệ thực hiện;

c) Số hóa tài nguyên thông tin;

d) Tạo siêu dữ liệu liên kết;

đ) Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu.

3. Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm:

a) Kiểm tra tài liệu để xác định nguy cơ bị hư hỏng;

b) Xử lý an toàn cho tài nguyên thông tin;

c) Thực hiện xử lý cơ bản đối với tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

d) Bảo đảm an ninh nơi số hóa để bảo vệ tài nguyên thông tin, tránh mất cắp hoặc gây hư hại dữ liệu.

Điều 15. Hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin khác

1. Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài liệu quý hiếm được thể hiện dưới dạng thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác được sao chép, chuyển dạng sang tài liệu in hoặc tài liệu số để thuận tiện trong bảo quản, phục vụ.

2. Bản sao chuyển dạng tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bảo quản theo quy định tại Chương này.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục 6 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
...
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
Mục 6. LIÊN THÔNG THƯ VIỆN

Điều 24. Nguyên tắc liên thông thư viện

1. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện.

2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.

3. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.

4. Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan.

6. Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.

Điều 25. Hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin

1. Xây dựng các nhóm thư viện để điều tiết, phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ tài nguyên thông tin. Các thư viện tham gia nhóm trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung; chỉ định một thư viện chủ trì là đầu mối liên kết các thư viện trong nhóm.

Thư viện tham gia nhóm đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đối tượng phục vụ tương đồng;

b) Có hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm và tương thích;

c) Có nhân lực để đáp ứng, vận hành, khai thác, chia sẻ;

d) Có kinh phí duy trì hoạt động với nhóm;

đ) Trường hợp hợp tác theo phương thức sản xuất kinh doanh, ngoài việc tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, còn phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin bao gồm: Phối hợp trong xây dựng tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn; liên kết, chia sẻ trong bổ sung tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số.

3. Tài nguyên thông tin chia sẻ phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Bảo đảm tính hợp pháp;

b) Được mô tả, lưu trữ, quản lý, khai thác theo cấu trúc đồng nhất, đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của ngành thư viện thế giới;

c) Bảo đảm tính thống nhất về quy trình khai thác và chính sách chia sẻ tài nguyên thông tin theo quy chế của nhóm;

d) Được quản lý bằng các phần mềm cho phép máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác có thể truy cập theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Chia sẻ kết quả xử lý chuyên môn, nghiệp vụ, biên mục và sản phẩm thông tin thư viện

1. Thư viện được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin bao gồm dữ liệu về tài nguyên thông tin và các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện được tổ chức theo cấu trúc nghiệp vụ thư viện (sau đây gọi là biểu ghi) với các thư viện khác trong nhóm theo quy định của pháp luật.

2. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các thư viện trong nhóm có thể chia sẻ cơ sở dữ liệu biểu ghi; thiết lập mục lục phản ánh tài nguyên thông tin của từ 02 thư viện trở lên (sau đây gọi là mục lục liên hợp) theo các cấp độ sau:

a) Chỉ được tra cứu và xem dữ liệu về tài nguyên thông tin;

b) Được đọc trực tiếp;

c) Được tải về đọc theo quy định (đối với tài liệu số) hoặc xác định rõ loại hình và mức độ khai thác (đối với tài nguyên thông tin khác);

d) Phải trả giá dịch vụ theo quy định của thư viện, quy chế liên kết của nhóm và quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của thư viện chủ trì:

a) Duy trì và phát triển hệ thống dữ liệu dùng chung;

b) Hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm; cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống;

c) Kiểm soát chất lượng biểu ghi; chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm;

d) Hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về những vấn đề chuyên môn.

Điều 27. Liên kết triển khai dịch vụ liên thư viện

1. Liên kết triển khai dịch vụ liên thư viện bao gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Thực hiện mượn liên thư viện đối với tài nguyên thông tin dạng in, dạng số hoặc đa phương tiện giữa các thư viện phục vụ người sử dụng;

b) Liên kết, phối hợp trong cấp thẻ sử dụng thư viện cho người sử dụng trên cùng một địa bàn, trong cùng chuyên ngành, lĩnh vực hoặc hệ thống;

c) Phối hợp, trao đổi tài nguyên thông tin, sử dụng các tiện ích, trang thiết bị thư viện để cung cấp dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng;

d) Sử dụng các phương thức triển khai dịch vụ liên thư viện khác phù hợp với đặc thù của từng loại thư viện và quy định của pháp luật liên quan.

2. Mượn liên thư viện thực hiện theo quy định sau:

a) Tổ chức cho mượn tài nguyên thông tin giữa các thư viện theo quy định của thư viện tham gia liên thông và quy chế của nhóm;

b) Thời hạn và số lượng tài nguyên thông tin được mượn thực hiện theo quy định của thư viện có tài nguyên thông tin;

c) Người sử dụng thư viện đăng ký hoặc gửi yêu cầu mượn liên thư viện tại nơi cấp thẻ thư viện của mình; tiếp nhận tài nguyên thông tin thông qua thư viện nơi đăng ký làm thẻ hoặc trực tiếp tại thư viện có tài nguyên thông tin, qua bưu điện hoặc trên không gian mạng theo quy định của thư viện có tài nguyên thông tin.

Điều 28. Xây dựng mục lục liên hợp

1. Việc xây dựng, quản trị và phát triển mục lục liên hợp thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Xác định vai trò, quyền và nghĩa vụ của các thư viện thành viên tham gia xây dựng mục lục liên hợp; phân công thư viện chủ trì;

b) Thống nhất quy định thực hiện chuẩn hóa về quy trình, nghiệp vụ trong xây dựng các biểu ghi của các thư viện thành viên;

c) Thường xuyên cập nhật biểu ghi phản ánh thực trạng tài nguyên thông tin của thư viện;

d) Gắn việc xây dựng mục lục liên hợp với hoạt động hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin, mượn liên thư viện.

2. Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thực hiện theo cơ chế sau:

a) Các thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp gửi biểu ghi đến thư viện được phân công chủ trì;

b) Các thông tin, dữ liệu trong biểu ghi của thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp bảo đảm các tiêu chuẩn chung, khi xuất ra đáp ứng đầy đủ các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện gồm: Tên (nhan đề), tên tác giả, thông tin xuất bản, từ khóa, chủ đề, số đăng ký cá biệt, mã xếp giá và các thông tin khác theo yêu cầu đã được thống nhất trong nhóm;

c) Đồng bộ các biểu ghi với hệ thống mục lục liên hợp đối với liên thông trong nước hoặc hệ thống mục lục liên hợp toàn cầu đối với liên thông quốc tế.

3. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh và các thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư có trách nhiệm phối hợp trong cập nhật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phát triển mục lục liên hợp quốc gia.

Điều 29. Cơ chế liên thông thư viện

1. Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư chủ trì xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện như sau:

a) Tạo lập, chia sẻ dữ liệu, kết quả xử lý, tài nguyên thông tin số theo quy định của pháp luật;

b) Biên soạn, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thư viện dùng chung;

c) Xây dựng và hình thành hệ thống mục lục liên hợp; quản lý các thư viện trong nhóm, kiểm soát chất lượng cơ sở dữ liệu; giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ; bảo đảm an toàn, bảo mật và sao lưu hệ thống;

d) Là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài liệu số; phục vụ các yêu cầu sử dụng cá biệt.

2. Các thư viện tham gia hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài như sau:

a) Tạo lập, xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung theo điều lệ, quy chế liên kết;

b) Tham gia xây dựng chính sách về mức độ chia sẻ, quyền truy cập của người sử dụng thư viện; chính sách thu phí, giá dịch vụ theo quy định hiện hành;

c) Tận dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện khác phục vụ người sử dụng;

d) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả.

Điều 30. Phương thức liên thông thư viện

1. Liên thông giữa các thư viện theo khu vực địa lý trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, vùng, miền, trên cùng địa bàn.

2. Liên thông theo nhóm giữa các thư viện có cùng chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ.

3. Liên thông giữa các thư viện có cùng lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ và các lĩnh vực khác.

4. Liên thông giữa các loại thư viện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Thư viện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về đánh giá hoạt động thư viện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Điều 37 của Luật Thư viện về đánh giá hoạt động thư viện, gồm: mục đích, nguyên tắc và thực hiện đánh giá hoạt động thư viện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các loại thư viện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Thư viện; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đánh giá hoạt động thư viện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đánh giá hoạt động thư viện.

Điều 3. Mục đích đánh giá hoạt động thư viện

1. Đánh giá hoạt động thư viện phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện được thực hiện trên cơ sở xác định năng lực của thư viện, tác động của thư viện đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội để có cơ chế quản lý, đầu tư phù hợp, nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phát triển thư viện và văn hóa đọc của cả nước.

2. Đánh giá hoạt động thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực tổ chức tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện, việc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để các thư viện xác định hiệu quả hoạt động, làm cơ sở lập kế hoạch, đưa ra giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của thư viện, khẳng định giá trị của thư viện đối với người sử dụng, cộng đồng và xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện

1. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, thống kê, tính toán, thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia.

2. Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu đánh giá được điều tra, thu thập tại các thư viện, đồng thời với việc lấy ý kiến người sử dụng thư viện theo tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng chung đối với các loại thư viện.

3. Đánh giá hằng năm với kỳ đánh giá được thư viện thực hiện tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo. Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục, việc tự đánh giá có thể được kết hợp thực hiện theo năm học.

Điều 5. Thư viện tự đánh giá

1. Thư viện tự đánh giá hoạt động theo quy định sau:

a) Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện công lập có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia;

b) Thư viện không thuộc điểm a khoản 1 Điều này thực hiện đánh giá theo các tiêu chí do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện lựa chọn từ bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm các nhóm tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và vai trò của thư viện.

2. Thư viện tự đánh giá hoạt động theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện (nếu có), cơ quan quản lý nhà nước (khi được yêu cầu) chậm nhất vào ngày 30 tháng 12 hằng năm; hoặc 60 ngày sau khi kết thúc năm học đối với trường hợp đánh giá theo năm học.

Điều 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện thực hiện đánh giá hoạt động thư viện theo một hoặc các phương thức sau:

a) Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động hằng năm của thư viện;

b) Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;

c) Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

2. Cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức việc đánh giá hoạt động thư viện theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này và các quy định sau đây đối với trường hợp trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện:

a) Gửi thông báo, kế hoạch và các yêu cầu về việc tổ chức đánh giá hoạt động tới thư viện được đánh giá chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá;

b) Gửi dự thảo kết quả đánh giá hoạt động thư viện cho thư viện được đánh giá chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích, đánh giá.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, thư viện có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo đánh giá; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do;

c) Tổng hợp, ra kết quả đánh giá hoạt động chính thức trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của thư viện;

d) Gửi kết quả đánh giá hoạt động thư viện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về thư viện được đánh giá và cơ quan trực tiếp quản lý thư viện (nếu có).

Điều 7. Hướng dẫn thực hiện đánh giá hoạt động thư viện

1. Lập kế hoạch

a) Xác định thời gian, tiến độ, nội dung và dự toán kinh phí thực hiện; trường hợp cần thiết thành lập nhóm đánh giá;

b) Tổ chức hướng dẫn điều tra, thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.

2. Thu thập thông tin, số liệu

a) Thông qua báo cáo đánh giá hằng năm của thư viện;

b) Thu thập trực tiếp tại thư viện theo biểu mẫu điều tra;

c) Thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu và các phương thức theo tiêu chuẩn quốc gia;

d) Các phương thức khác;

3. Phân tích kết quả

a) Tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu); xây dựng báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bằng phần mềm đánh giá (nếu có);

b) Hoàn thiện các báo cáo và số liệu điều tra.

4. Hoàn tất đánh giá

a) Họp báo cáo kết quả đánh giá;

b) Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của thư viện

a) Thực hiện tự đánh giá hoạt động hằng năm theo quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tiến hành đánh giá hoạt động;

c) Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động và các dịch vụ thư viện trên cơ sở kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá hoạt động.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện

a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ và hoạt động thư viện; lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho thư viện trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động thư viện;

c) Báo cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thư viện; xây dựng kế hoạch phát triển thư viện và văn hóa đọc.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thư viện

a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;

b) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả đánh giá hoạt động thư viện;

c) Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ, hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc;

d) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc đánh giá hoạt động thư viện.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện việc đánh giá hoạt động thư viện thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Thông tư này.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
...
PHỤ LỤC
...
Mẫu số 01 Báo cáo kết quả thư viện tự đánh giá hoạt động thư viện.
...
Mẫu số 02 Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động thư viện của cơ quan, tổ chức thành lập thư viện hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thư viện.

Xem nội dung VB




Pháp Lệnh thư viện năm 2000 Ban hành: 28/12/2000 | Cập nhật: 07/01/2010