Luật Chăn nuôi 2018
Số hiệu: 32/2018/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 19/11/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 22/12/2018 Số công báo: Từ số 1135 đến số 1136
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 32/2018/QH14

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018

 

LUẬT

CHĂN NUÔI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Chăn nuôi.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước v chăn nuôi.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

10. Dòng là một nhóm vật nuôi trong giống, mang những đặc điểm chung của giống nhưng có đặc điểm riêng đã ổn định.

11. Dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.

12. Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá tr đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

13. Giống vật nuôi bản địa là giống vật nuôi được hình thành và tồn tại địa bàn nhất định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

14. Giống gốc là đàn giống cấp cụ kỵ, ông bà đối với lợn, gia cầm; đàn giống hạt nhân đối với giống gia súc khác; đàn thuần chủng đối với ong; giống nguyên chủng đối với tằm.

15. Đàn giống cấp cụ kỵ đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi thun chủng hoặc đàn giống đã được chọn để sản xuất ra đàn giống cấp ông bà.

16. Đàn giống cấp ông bà đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống cấp bố mẹ.

17. Đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp ông bà để sản xuất ra đàn thương phẩm.

18. Đàn giống hạt nhân là đàn giống tốt nhất, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, được nuôi dưỡng và chọn lọc theo một quy trình nhất định nhằm đạt được tiến bộ di truyền cao để sản xuất ra đàn nhân ging.

19. Đàn nhân giống là đàn giống do đàn giống hạt nhân sinh ra để sản xut đàn thương phm hoặc được chọn lọc đ b sung vào đàn ging hạt nhân.

20. Đàn thương phẩm là đàn vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc từ đàn nhân giống.

21. Nguồn gen giống vật nuôi là các động vật sống và sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra ging vật nuôi mới.

22. Hệ phả vật nuôi là bản ghi chép thể hiện mối quan hệ huyết thống của cá thể vật nuôi với tổ tiên của chúng.

23. Sản phẩm giống vật nuôi bao gồm con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi.

24. Tạo dòng, giống vật nuôi là việc chọn lọc và phối giống hoặc sử dụng các phương pháp khoa học, biện pháp kỹ thuật để tạo ra một dòng, giống vật nuôi mới.

25. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

26. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

27. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

28. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phn ăn để cân đối các cht dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.

29. Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

30. Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

31. Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.

32. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi là chất quyết định công dụng và bản chất của thức ăn chăn nuôi.

33. Sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi

1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đi khí hậu.

3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đi vi chăn nuôi truyền thống; phát trin chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.

4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.

5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi

1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

a) Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;

b) Bảo tồn nguồn gen ging vật nuôi quý, hiếm và ging vật nuôi bản địa.

2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;

b) Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát trin các mô hình thực hành chăn nuôi tt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ s nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;

d) Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

đ) Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;

b) Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;

c) Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Điều 5. Chiến lược phát triển chăn nuôi

1. Chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Nội dung chính của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, y ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi.

Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi

1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm:

a) Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về chăn nuôi;

b) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng sut, cht lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xut, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi theo từng giai đoạn.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.

4. Tổ chức, cá nhân có năng lực được tham gia đề xuất, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi theo quy định của Luật này, Luật Khoa học và công nghệ và Luật Chuyển giao công nghệ.

Điều 7. Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi

1. Công nghcao, công nghệ tiên tiến, công ngh mi và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích ứng dụng trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

2. Tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

1. Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải đáp ứng các yêu cầu của vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam và quy định quốc tế; phù hợp với điều kiện của vùng sinh thái, lợi thế vùng, miền gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

2. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh do y ban nhân dân cấp tnh phê duyệt.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Điều 9. Hợp tác, liên kết sản xuất trong chăn nuôi

1. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị trong hoạt động chăn nuôi để có đủ sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hợp tác, liên kết sản xuất trong chăn nuôi phải ký kết hp đồng, được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Tạo điều kiện và hỗ trợ các bên tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết trong hp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

b) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tng, dịch vụ hậu cần và xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi.

Điều 10. Hợp tác quốc tế về chăn nuôi

1. Đàm phán, ký kết, thực hiện thỏa thuận, điều ước quốc tế về chăn nuôi.

2. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong chăn nuôi.

3. Trao đổi nguồn gen quý, hiếm; trao đổi giống vật nuôi, giống cây thức ăn chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Hợp tác trong xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong chăn nuôi.

Điều 11. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là hệ thống thông tin liên quan đến chăn nuôi, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật và quản lý bằng công nghệ thông tin.

2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;

b) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;

d) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

đ) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.

3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công b cht lượng, chứng nhận sự phù hp trong lĩnh vực chăn nuôi.

12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hp pháp.

Chương II

GIỐNG VÀ SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI

Mục 1. NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 13. Quản lý nguồn gen giống vật nuôi

1. Nguồn gen giống vật nuôi do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý nguồn gen giống vật nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;

b) Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;

d) Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;

đ) Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.

3. Phương thức bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ quy định việc thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp.

Điều 15. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.

4. Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

5. Khi trao đi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.

Điều 16. Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:

a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;

b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;

c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 17. Vật nuôi biến đổi gen và nhân bản vô tính vật nuôi

1. Vật nuôi biến đổi gen là vật nuôi có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.

2. Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phóng thích, trao đổi quốc tế và hoạt động khác đối với vật nuôi biến đổi gen được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

3. Nhân bản vô tính vật nuôi là việc sử dụng kỹ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.

4. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu về nhân bản vô tính vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Mục 2. SẢN XUẤT, MUA BÁN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 18. Yêu cầu đối với giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường

1. Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.

2. Có chất lượng phù hp tiêu chuẩn công bố áp dụng.

3. Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 19. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu

1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn bao gồm các giống vật nuôi có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các giống vật nuôi quý, hiếm và là lợi thế của Việt Nam.

3. Chính phủ ban hành Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; quy định trình tự, thủ tục ban hành, cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

Điều 20. Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi

1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hp sau đây:

a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;

b) Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưng đến chất lượng, an toàn sinh học đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.

3. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng, thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lần đầu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do;

b) Trường hp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì ch cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 21. Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi

1. Hồ sơ, chất lượng giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Xuất khẩu hoặc trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được B trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

Điều 22. Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi

1. Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;

b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối vi giống vật nuôi;

c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

đ) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối vi lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Điều 23. Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;

b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.

2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.

3. Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Kê khai đực giống theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

4. Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp vi từng loại tinh, phôi;

b) Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;

d) Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống gia cầm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;

b) Trứng giống được khai thác từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên.

6. Tổ chức, cá nhân mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải có hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng và h sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 của Luật này.

Điều 24. Yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất

1. Đực giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;

b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công b áp dụng;

c) Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.

2. Cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;

b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng, đạt chất lượng theo quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi

1. Cơ s sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có quyền sau đây:

a) Được sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này;

b) Được hưởng chính sách của Nhà nước đối vi cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm ging vật nuôi;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

d) Được giữ bí mật thông tin về hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi, trừ trường hp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ s sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

b) Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi trong quá trình sản xuất, mua bán;

c) Lưu hồ sơ giống trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ ngày sản xuất, mua bán;

d) Cung cấp cho người mua sản phẩm giống vật nuôi hồ sơ bao gồm thông tin về tên, địa chỉ cơ s sản xuất, tên giống vật nuôi, số lượng sản phẩm giống vật nuôi xuất bán, hệ phả đối với gia súc, bản công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy trình chăn nuôi;

đ) Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ging vật nuôi phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

e) Thu hồi sản phẩm giống vật nuôi không bảo đảm về chủng loại, nguồn gốc, chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục 3. KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH DÒNG, GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 26. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi

1. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi là việc chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.

2. Dòng, giống vật nuôi mi phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận dòng, ging vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chun kỹ thuật quc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.

Điều 27. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi

Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;

3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

Điều 28. Kiểm định dòng, giống vật nuôi

1. Kiểm định dòng, giống vật nuôi là việc đánh giá và xác nhận lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của dòng, giống vật nuôi sau khi đưa ra sản xuất.

2. Việc kiểm định dòng, giống vật nuôi được thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Có khiếu nại tố cáo về chất lượng dòng, giống vật nuôi;

b) Có yêu cầu trưng cầu, giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi.

Điều 29. Nguyên tắc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới

1. Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hp bằng tiếng Việt.

2. Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc trường hợp sau đây:

a) Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận;

b) Chỉ bao gồm chữ số;

c) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

d) Trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;

đ) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trừ trường hp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Điều 30. Công nhận dòng, giống vật nuôi mới

1. Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;

b) Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. Việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới gửi 01 bộ hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận dòng, ging vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cu phải nêu rõ lý do.

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi

1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:

a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;

d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương III

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Điều 32. Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Có chất lượng phù hp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật này.

Điều 33. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc

1. Sản phẩm thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc bao gồm:

a) Đối với thức ăn hỗn hp hoàn chnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 34 của Luật này;

b) Đối với thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 34 của Luật này. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.

3. Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc. Thông tin sản phẩm công bố phải phù hp với hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố.

4. Việc thay đổi thông tin sn phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc được thực hiện như sau:

a) Trường hp thay đổi về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại thông tin sản phẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Trường hp thay đổi thông tin không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì tổ chức, cá nhân tự thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 34. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung

1. Sản phẩm thức ăn bổ sung phải được thẩm định để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy định này không áp dụng đối với nguyên liệu đơn.

2. Hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;

c) Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;

d) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;

đ) Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;

e) Mu của nhãn sản phẩm.

3. Hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu bao gồm:

a) Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

c) Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;

d) Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, ch tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;

e) Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;

g) Mu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.

Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.

4. Hồ sơ đề nghị công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung được quy định như sau:

a) Đối với thức ăn bổ sung sản xuất trong nước ttheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Việc công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử, trường hp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

6. Thời gian lưu hành của sản phẩm thức ăn bổ sung là 05 năm kể từ ngày sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên Cổng thông tin điện tử. Trong thời gian 06 tháng trước khi hết hạn lưu hành, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện công bố lại theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 35. Thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung

1. Trường hp thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn bổ sung về tên, địa chỉ, số điện thoại, s fax, địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân đăng ký, quy cách bao gói sản phẩm thì tổ chức, cá nhân tự thực hiện thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trường hợp thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn bổ sung về tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, ký hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng, dạng, màu sắc sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải đề nghị thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hồ sơ, trình tự, thủ tục sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị thay đổi thông tin bao gồm đơn đề nghị thay đổi thông tin, bản tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có), mẫu của nhãn sản phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu phải bổ sung bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận và công bố thông tin thay đổi của sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử, trường hp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

3. Các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối vi nguyên liệu đơn.

Điều 36. Công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công b và đăng tải trên Cổng thông tin điện t của Bộ về sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn các nội dung sau đây:

a) Tên sản phẩm;

b) Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

2. Thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

a) Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;

b) Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;

c) Thức ăn chăn nuôi khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 37. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:

a) Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;

b) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;

c) Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.

2. Thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm, trừ thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi;

c) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và quy định việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi với quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động trao đổi thương mại thức ăn chăn nuôi với Việt Nam.

Điều 38. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 39. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:

a) Bị mất, hư hỏng;

b) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

3. Giy chứng nhận đủ điều kiện sn xuất thc ăn chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;

b) Cơ sở không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này;

c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy đnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại.

Điều 40. Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi

1. Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.

2. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

3. Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

Điều 41. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:

a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;

b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 42. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Hồ sơ, chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp vi quy định ca pháp luật Việt Nam.

2. Việc xuất khẩu thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 43. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi

1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước bao gồm:

a) Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có);

b) Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi;

c) Việc thực hiện ghi nhãn sản phẩn thức ăn chăn nuôi;

d) Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong đó tập trung kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu an toàn, chtiêu chất chính trong thức ăn chăn nuôi.

3. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn truyền thống bao gồm lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;

b) Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;

c) Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

5. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bao gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng và công bố hợp quy (nếu có);

b) Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;

c) Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu.

6. Nội dung kiểm tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về bao gồm:

a) Kiểm tra về nguyên nhân thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về;

b) Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;

c) Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra chất lượng và an toàn của sản phẩm.

7. Việc xử lý vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tùy theo mức độ vi phạm chất lượng mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

b) Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng theo hình thức cải chính thông tin, tái chế, chuyển đổi mục đích sử dụng, tái xuất, tiêu hủy.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 44. Lấy mẫu và thử nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Việc lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Người lấy mẫu thức ăn chăn nuôi phục vụ công tác quản lý nhà nước phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi.

3. Kết quả thử nghiệm thức ăn chăn nuôi phục vụ công tác quản lý nhà nước chỉ được thừa nhận theo phương pháp thử tại phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ch định. Trường hp phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng tạm thời.

4. Căn cứ thử nghiệm bao gồm các chỉ tiêu chất lượng do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm công bố áp dụng, chỉ tiêu an toàn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 45. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

1. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.

3. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi.

4. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thi gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.

5. Chính phủ quy định tiêu chí đối với các loại vật nuôi ở giai đoạn con non được phép sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và lộ trình bỏ việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi.

Điều 46. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

1. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và theo quy định sau đây:

a) Đối với thức ăn chăn nuôi thương mại thì nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo phải thể hiện thông tin về tên sản phẩm, thành phần nguyên liệu chính, chỉ tiêu chất lượng, nơi sản xuất, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

b) Đối với thức ăn chăn nuôi khác thì nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo phải có thông tin để nhận biết và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về ghi nhãn thức ăn chăn nuôi.

Điều 47. Quảng cáo thức ăn chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

2. Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với thông tin sản phẩm đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;

b) Được sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

d) Cơ s sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại ngoài quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì được gia công các loại thức ăn chăn nuôi phù hp theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;

b) Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, bảo đảm thức ăn chăn nuôi phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôi, lưu quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi;

c) Chỉ được sử dụng các loại sản phẩm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy định của pháp luật; nguyên liệu sử dụng trong thành phẩm phải có thi hạn sử dụng tối thiểu bằng thời hạn sử dụng của thành phẩm;

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở sản xuất;

đ) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hp quy, ghi nhãn thức ăn chăn nuôi và lưu đầy đủ hồ sơ tại cơ sở sản xuất theo quy định; lưu nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 02 năm; lưu mẫu thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày sản phẩm hết hạn sử dụng; báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi;

b) Được mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;

b) Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm chất lượng, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi;

c) Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhằm duy trì chất lượng thức ăn chăn nuôi;

d) Niêm yết giá và chấp hành việc kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Không mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;

g) Chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

h) Ghi và lưu các thông tin của thức ăn chăn nuôi trong quá trình mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;

i) Xây dựng quy trình đánh giá và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với hợp đồng mua bán, tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nn sử dụng thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Được cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gc xuất xứ, giá và hướng dẫn sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi từ tổ chức, cá nhân cung cấp;

b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sử dụng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường;

b) Tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của tổ chức, cá nhân cung cấp thức ăn chăn nuôi về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi;

c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Phối hợp xử lý thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật;

đ) Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh theo quy định.

Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Được khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi;

c) Lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 03 năm;

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ CHĂN NUÔI, XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ CHĂN NUÔI

Điều 52. Quy mô chăn nuôi

1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

b) Chăn nuôi nông hộ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 53. Đơn vị vật nuôi và mật độ chăn nuôi

1. Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.

2. Mật độ chăn nuôi được tính bằng tổng số đơn vị vật nuôi trên 01 ha đất nông nghiệp.

3. Việc xác định quy mô chăn nuôi phải căn cứ vào mật độ chăn nuôi.

4. Chính phủ quy định mật độ chăn nuôi cho từng vùng căn cứ vào chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi, môi trường sinh thái.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào mật độ chăn nuôi của vùng quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

Điều 55. Chăn nuôi trang trại

1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;

b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Điều 56. Chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;

b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;

c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;

d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;

đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Điều 58. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:

a) Bị mất, bị hỏng;

b) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi;

b) Cơ sở chăn nuôi trang trại không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;

c) Cơ sở chăn nuôi trang trại có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Mục 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

Điều 59. Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại

1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.

2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;

b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;

c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ s chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.

5. Việc x lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Điều 60. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ

Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Điều 61. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi

1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.

2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.

Điều 62. Quản lý sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hp quy theo quy đnh của pháp luật;

b) Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;

c) Thông tin về sản phẩm đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 63. Quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

1. Quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm:

a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại;

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Dây chuyền, trang thiết bị phù hp để sản xuất sản phẩm;

d) Thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;

đ) Kho bảo quản sản phẩm xử lý chất thải, chăn nuôi cần chế độ bảo quản riêng;

e) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương V

CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT KHÁC VÀ ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI VẬT NUÔI

Mục 1. CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT KHÁC

Điều 64. Quản lý nuôi chim yến

1. Dn dụ chim yến là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hút chim yến về làm tổ trong nhà yến.

2. Hoạt động nuôi chim yến bao gồm dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi chim yến trong vùng nuôi chim yến phải bảo đảm môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Quản lý nuôi ong mật

1. Đàn ong nuôi lấy mật là đàn ong đã được thuần hóa và phải bảo đảm an toàn dịch bệnh.

2. Tổ chức, cá nhân nuôi ong lấy mật phải bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn ong, vệ sinh môi trường nơi nuôi ong, vệ sinh an toàn thực phẩm đối vi sản phẩm khai thác từ ong mật.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khoảng cách giữa các điểm đặt ong mật, phương thức di chuyển đàn ong mật, cây trồng, vùng hoa nuôi ong mật, sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng.

Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

4. Trường hp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 67. Quản lý nuôi hươu sao

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nuôi hươu sao đã được thuần hóa, có nguồn gốc hp pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc của hươu sao được nuôi.

2. Tổ chức, cá nhân nuôi hươu sao phải có chuồng nuôi phù hợp với đặc tính sinh học của hươu sao, bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 68. Quản lý chăn nuôi động vật khác

1. Tổ chức, cá nhân được chăn nuôi động vật khác quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này và động vật khác thuộc Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi.

2. Chính phủ ban hành Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chăn nuôi động vật khác thuộc Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi.

Mục 2. ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI VẬT NUÔI

Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Điều 70. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển

Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;

2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;

3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Điều 71. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ

Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có nơi u giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hp với vật nuôi trong thi gian chờ giết mổ;

2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Điều 72. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác

1. Vật nuôi sử dng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.

2. Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

Chương VI

CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Điều 73. Giết mổ vật nuôi

1. Việc giết mổ vật nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

2. Cơ sở giết mổ phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của vật nuôi bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của vật nuôi đưa vào giết mổ.

Điều 74. Mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi

1. Cơ sở mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

2. Sản phẩm chăn nuôi được mua bán, sơ chế, chế biến phải có xuất xứ rõ ràng bảo đảm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

3. Mua bán sản phẩm chăn nuôi tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.

4. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm là sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Bảo quản sản phẩm chăn nuôi

1. Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sơ chế, chế biến, nơi bày bán và trong vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ bảo quản sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

3. Ghi rõ thời gian, thi hạn và quy định kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi để người sử dụng sản phẩm chăn nuôi biết.

Điều 76. Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi

1. Hằng năm, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi; công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.

2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 77. Xuất khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi và vật nuôi không thuộc Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

2. Hồ sơ, chất lượng vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp vi quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 78. Nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi

1. Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất, kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tại nước xuất xứ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:

a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;

b) Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu lần đầu từ nước xuất xứ;

c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam;

d) Trường hợp sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh phải tiến hành kiểm tra cơ s sản xuất, cung cấp tại nước xuất xứ trước khi cho phép nhập khẩu.

4. Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh phải được thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3 Điều này; việc nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm và cửa khẩu được phép tiếp nhận vật nuôi sống nhập khẩu vào Việt Nam.

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHĂN NUÔI

Điều 79. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án trong chăn nuôi;

b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chc thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong chăn nuôi;

c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong chăn nuôi; quy định chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố; xây dựng và hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt;

d) Tổ chức thống kê, điều tra cơ bản, báo cáo trong chăn nuôi;

đ) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới;

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về chăn nuôi;

g) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi theo thẩm quyền;

i) Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về chăn nuôi.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Điều 80. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi thuộc phạm vi qun lý;

b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chăn nuôi;

c) Xây dựng nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương phù hp với chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

d) Xây dựng và tổ chức vùng chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi tập trung gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;

đ) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và phối hp xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn;

g) Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất, bảo đảm nguồn nước để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung theo thẩm quyền; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn;

h) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đo, tổ chc tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

b) Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất theo thẩm quyền để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

c) Tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; thống kê, đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trong địa bàn huyện theo thẩm quyền.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

b) Tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn;

c) Thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

Điều 81. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về chăn nuôi; tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong chăn nuôi theo quy đnh của pháp luật.

2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực thuộc ngành chăn nuôi, tham gia thực hiện hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 82. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 83. Quy định chuyển tiếp

1. Tổ chức, phòng thử nghiệm đã được chỉ định; giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ trong chăn nuôi đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

2. Cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này thì trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.

3. Cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng điều kiện chăn nuôi thì trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải hoàn thiện điều kiện chăn nuôi đáp ứng quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 1 thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
2. Tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 20/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Chương II CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CHĂN NUÔI

Điều 3. Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi
...
Điều 4. Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
...
Điều 5. Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến, thị trường sản phẩm chăn nuôi
...
Điều 6. Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
...
Điều 7. Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi
...
Chương III CẬP NHẬT, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CHĂN NUÔI

Điều 8. Tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
...
Điều 9. Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
...
Chương IV QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CHĂN NUÔI

Điều 10. Quản lý tài khoản cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
...
Điều 11. Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
...
Điều 12. Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
...
Chương V TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
...
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
...
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
...
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
...
Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Hiệu lực thi hành
...
Điều 18. Trách nhiệm thi hành

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi

1. Việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới;

c) Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới, tổ chức, cá nhân không được giết thịt, mua bán, tiêu hủy. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới có trách nhiệm thực hiện các biện pháp lưu giữ, bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi mới và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc sử dụng cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.

2. Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:

a) Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;

b) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;

c) Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.

3. Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:

a) Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển;

b) Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi;

d) Tổ chức, cá nhân hợp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
...
Điều 3. Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC I: MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
...
Điều 4. Biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC II: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6, 7, 8 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 6. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn

1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;

b) Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.

2. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 7. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu

1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;

b) Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.

2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 8. Cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu

1. Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lập hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

2. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Kết quả rà soát, đánh giá về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;

b) Đơn của tổ chức, cá nhân đề nghị giống vật nuôi đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu (nếu có);

c) Bản thông tin về tên giống và địa điểm phân bố của giống vật nuôi cần đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;

d) Bản thuyết minh tính cần thiết của việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các thành phần sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan;

b) Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Chuyên gia về lĩnh vực giống vật nuôi.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo trình tự, thủ tục rút gọn.
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẦN BẢO TỒN
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
...
Điều 5. Thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc

1. Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
...
PHỤ LỤC III: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
...
Điều 6. Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

1. Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo.

4. Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).
...
PHỤ LỤC IV: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
...
Điều 3. Quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi

1. Cục Chăn nuôi xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

2. Tổ chức có chức năng đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung nội dung, chương trình đào tạo của Cục Chăn nuôi; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC I: MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO, KỸ THUẬT CẤY TRUYỀN PHÔI CHO TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU, NGỰA

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
...
Điều 7. Quy định chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống

Chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC V: CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ VÀ MỨC CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI GIỐNG VẬT NUÔI

Xem nội dung VB
- Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
...
Điều 6. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

1. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:

a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cập nhật Danh mục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này định kỳ hằng năm;

b) Cập nhật, công bố sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn thương mại trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sản phẩm thức ăn truyền thống chưa được công bố theo quy định tại điểm này được sản xuất nhằm mục đích mua bán, trao đổi trong phạm vi chăn nuôi nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
...
PHỤ LỤC V DANH MỤC HÓA CHẤT, SẢN PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT CẤM SỬ DỤNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
...
PHỤ LỤC VI DANH MỤC NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 9. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Điểm c khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:

Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 9. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
2. Điểm đ khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 10. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:

a) Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đinh này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận.

5. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:

Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xử lý vi phạm hành chính, ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 39 của Luật Chăn nuôi;

b) Cơ sở không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi và Điều 9 Nghị định này nhưng không khắc phục trong thời hạn đã cam kết với cơ quan có thẩm quyền.

8. Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

9. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do tổ chức, cá nhân đăng ký chi trả theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
...
PHỤ LỤC I CÁC BIỂU MẪU
...
Mẫu số 01.TACN ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
...
Mẫu số 02.TACN THUYẾT MINH Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
Mẫu số 03.TACN QUY TRÌNH Kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
Mẫu số 05.TACN BIÊN BẢN Đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
Mẫu số 06.TACN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 đến Điều 16 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 13. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Cơ quan cấp phép:

Cục Chăn nuôi là cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

2. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

3. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.

4. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.

6. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

7. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 hoặc 6 Điều này đến Cục Chăn nuôi.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Đánh giá để thừa nhận phương pháp thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu

1. Phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được Cục Chăn nuôi thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được tổ chức công nhận quốc gia hoặc tổ chức công nhận quốc tế công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu chỉ định, thừa nhận, trong đó có phạm vi công nhận là thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm;

b) Có máy móc, thiết bị, dụng cụ phù hợp với phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025;

c) Có phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi được thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu, nộp hồ sơ đăng ký về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu theo Mẫu số 10.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu được công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc văn bản chỉ định, thừa nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;

c) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm phù hợp với phương pháp thử nghiệm bao gồm các thông tin: Tên máy móc, thiết bị; thời gian đưa vào sử dụng và thời gian kiểm định, hiệu chuẩn kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;

d) Quy trình thử nghiệm và hồ sơ thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm trên nền mẫu thức ăn chăn nuôi do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;

đ) Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng (nếu có) do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.

3. Trình tự thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được quy định như sau:

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyết định thừa nhận có hiệu lực tối đa 03 năm.

4. Thành phần Đoàn đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.

Điều 15. Đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu nộp 01 bộ hồ sơ về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mẫu số 11.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản mô tả về năng lực của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;

c) Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;

d) Báo cáo kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các nội dung trong quy trình khảo nghiệm và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.

2. Trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu được quy định như sau:

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá tại nước xuất khẩu (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thành phần đoàn đánh giá bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.

Điều 16. Kiểm tra tại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Chăn nuôi phối hợp với đơn vị có liên quan thành lập đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu.

2. Nội dung kiểm tra: Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm.

3. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định biện pháp xử lý kết quả kiểm tra đối với từng trường hợp cụ thể.
...
PHỤ LỤC I CÁC BIỂU MẪU
...
Mẫu số 07.TACN ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ THÔNG TIN
...
Mẫu số 08.TACN ĐỀ CƯƠNG Nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
...
Mẫu số 09.TACN V/v cho phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT
...
Mẫu số 10.TACN ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỪA NHẬN PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM NƯỚC XUẤT KHẨU

Mẫu số 11.TACN ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỪA NHẬN QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17, Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 17. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước: Thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Chăn nuôi;

b) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi hoặc trả về: Kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác có liên quan. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải xử lý thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Điều 18. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:

a) Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;

b) Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;

c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;

d) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.

Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.

4. Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP); Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).

5. Miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như sau:

a) Việc miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

Thời hạn miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là 01 năm;

b) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra, tổ chức, cá nhân tự cập nhật thông tin lô thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi làm thủ tục thông quan.

Hồ sơ tự cập nhật thông tin bao gồm các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và văn bản xác nhận sản phẩm được áp dụng miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu của cơ quan kiểm tra.

Ngay sau khi hoàn thiện việc cập nhật thông tin lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân được làm thủ tục để thông quan lô hàng và tự chịu trách nhiệm về hồ sơ và chất lượng sản phẩm;

c) Đánh giá giám sát lô thức ăn chăn nuôi được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
...
PHỤ LỤC I CÁC BIỂU MẪU
...
Mẫu số 12.TACN GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 12. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:

a) Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;

b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;

c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;

d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.

2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:

a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;

b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;

c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;

d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
...
Điều 4. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

1. Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.

3. Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành.
...
PHỤ LỤC II NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN NHÃN SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
...
PHỤ LỤC III NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG TÀI LIỆU KÈM THEO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
...
Điều 5. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ Lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính định kỳ hằng tháng vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 21. Quy mô chăn nuôi

1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;

b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;

c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

4. Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:

a) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;

b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 22. Mật độ chăn nuôi đối với các vùng

1. Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi bao gồm tổng diện tích các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành các vùng như sau để xác định mật độ chăn nuôi:

a) Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;

b) Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;

c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

d) Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;

đ) Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh;

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

3. Mật độ chăn nuôi vùng áp dụng đối với địa phương thuộc từng vùng được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi và môi trường sinh thái, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương nhưng không vượt quá mật độ chăn nuôi vùng quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung mật độ chăn nuôi của các vùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
...
Điều 4. Kê khai hoạt động chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

PHỤ LỤC II: LOẠI VẬT NUÔI VÀ SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI TỐI THIỂU PHẢI KÊ KHAI
...
PHỤ LỤC III: MẪU KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
...
Điều 5. Quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại

1. Nguyên tắc xác định khoảng cách trong chăn nuôi trang trại

a) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng;

b) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác.

2. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 150 mét.

3. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 mét.

4. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.

5. Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 23. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;

b) Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

5. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xử lý vi phạm hành chính, ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn, thông báo tới Cục Chăn nuôi và trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở chăn nuôi thuộc trường hợp quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều 58 của Luật Chăn nuôi;

b) Cơ sở chăn nuôi không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Chăn nuôi nhưng không khắc phục trong thời hạn đã cam kết với cơ quan có thẩm quyền.

7. Kinh phí chi cho hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
...
PHỤ LỤC I CÁC BIỂU MẪU
...
Mẫu số 01.ĐKCN ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
...
Mẫu số 02.ĐKCN BẢN THUYẾT MINH Về điều kiện chăn nuôi
...
Mẫu số 05.ĐKCN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 30, Điều 31 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 30. Quy định đối với sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lưu thông trên thị trường

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải công bố trong tiêu chuẩn áp dụng được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân tự công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong thời gian xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng cho việc tự công bố thông tin về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông tin về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tới Cục Chăn nuôi để tổng hợp, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sản xuất trong nước bao gồm:

a) Thông tin về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (tên, địa điểm, thông tin liên lạc);

b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày công bố thông tin được cấp bởi phòng thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;

d) Mẫu nhãn sản phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

đ) Kết quả khảo nghiệm đối với sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm hoặc biên bản đánh giá, nghiệm thu của Hội đồng khoa học đối với sản phẩm là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

e) Văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đề nghị đăng ký lưu hành.

4. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

a) Thông tin về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (tên, địa điểm, thông tin liên lạc);

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

c) Bản thông tin về thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp;

d) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm của nhà nhập khẩu bằng tiếng Việt;

đ) Nhãn bao bì sản phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp; kèm theo nhãn phụ bằng tiếng Việt;

e) Phiếu kết quả thử nghiệm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày công bố thông tin được cấp bởi phòng thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;

g) Kết quả khảo nghiệm đối với sản phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.

5. Trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tổ chức, cá nhân tự cập nhật thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 31. Khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải thực hiện khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm; trừ sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận.

2. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện khảo nghiệm tại cơ sở khảo nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

b) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;

c) Có hoặc hợp đồng với đơn vị có phòng thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;

d) Trường hợp cơ sở khảo nghiệm các sản phẩm vi sinh vật sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi phải có tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc khảo nghiệm.

3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:

a) Đánh giá về thành phần, chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng;

b) Đánh giá tính an toàn đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm;

c) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi của sản phẩm.

4. Cơ sở khảo nghiệm lập báo cáo kết quả khảo nghiệm sản phẩm theo Mẫu số 01.MTCN Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

5. Cơ sở khảo nghiệm phải lưu hồ sơ kết quả khảo nghiệm tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm.
...
PHỤ LỤC I CÁC BIỂU MẪU
...
Mẫu số 01.MTCN BÁO CÁO Kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 32. Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

1. Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

2. Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm bảo đảm không gây nhiễm chéo; có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những nguyên liệu, sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;

3. Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh;

4. Có hoặc hợp đồng với phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất;

5. Có thiết bị thu gom và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất;

6. Cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật bảo đảm an toàn cho người và môi trường;

7. Có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 25. Quản lý nuôi chim yến

1. Quy định về vùng nuôi chim yến:

a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.

2. Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến:

a) Nhà yến, trang thiết bị sử dụng cho hoạt động nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến.

Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới;

b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động nuôi chim yến, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi chim yến, sơ chế, bảo quản tổ yến bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chim yến;

d) Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

đ) Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh;

e) Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Ban hành và tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến;

b) Khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản tổ yến phải cách xa nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm;

c) Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp để bảo đảm sinh vật gây hại không xâm nhập vào khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến;

d) Có nguồn nước sử dụng trong sơ chế tổ yến đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước sinh hoạt;

đ) Tổ yến sau sơ chế phải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
...
Điều 6. Quy định về khoảng cách, phương thức di chuyển đàn ong mật

1. Khoảng cách giữa các điểm đặt ong mật

a) Điểm đặt ong mật là nơi có tối thiểu 50 đàn ong nội hoặc 100 đàn ong ngoại;

b) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm đặt ong nội là 01 ki-lô-mét; giữa 02 điểm đặt ong ngoại là 02 ki-lô-mét; giữa 02 điểm đặt ong nội với ong ngoại là 02 ki-lô-mét.

2. Phương thức di chuyển đàn ong mật

Đàn ong mật khi di chuyển phải có nguồn gốc rõ ràng; có lịch trình trước khi di chuyển; có phương tiện phù hợp bảo đảm an toàn sinh học cho đàn ong, an toàn cho người và môi trường.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 26. Quản lý nuôi hươu sao

1. Căn cứ quy mô chăn nuôi, cơ sở nuôi hươu sao phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 hoặc Điều 56 của Luật Chăn nuôi và các yêu cầu sau:

a) Trại chăn nuôi phải bảo đảm hươu sao được sống gần gũi với điều kiện tự nhiên;

b) Con giống hươu sao phải có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hươu sao hợp pháp;

c) Cơ sở sản xuất giống phải có hồ sơ theo dõi cá thể và hệ phả hươu sao.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác, bảo quản nhung hươu phải thực hiện yêu cầu sau:

a) Sử dụng biện pháp để giảm đau cho hươu khi thực hiện thủ thuật cắt nhung;

b) Bảo quản nhung hươu sau khi cắt trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm;

c) Ghi chép, lưu trữ thông tin về khai thác, bảo quản nhung hươu bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Xem nội dung VB
- Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi được hướng dẫn bởi Điều 27

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Điều 27. Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi

1. Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, đánh giá và trình Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi định kỳ 03 năm một lần hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục rút gọn.
...
PHỤ LỤC VIII DANH MỤC ĐỘNG VẬT KHÁC ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 13/2020/NĐ-CP
- Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
...
Điều 3. Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC I CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ TRONG TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ ÁP DỤNG

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.