Luật dầu khí sửa đổi 2008
Số hiệu: 10/2008/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 03/06/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 11/09/2008 Số công báo: Từ số 509 đến số 510
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Luật số: 10/2008/QH12

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DẦU KHÍ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí số 19/2000/QH10,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí:

1. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.”

2. Khoản 12 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“12. Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí là dự án tiến hành các hoạt động dầu khí tại vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp và các khu vực khác theo danh mục các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí than.”

3. Bổ sung khoản 13 Điều 3 như sau:

“13. Khí than là hydrocarbon, thành phần chính là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa chứa lân cận.”

4. Bổ sung khoản 14 Điều 3 như sau:

“14. Công trình cố định là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.”

5. Bổ sung khoản 15 Điều 3 như sau:

“15. Thiết bị là tổ hợp các linh kiện cơ khí, điện, điện tử và các linh kiện cấu thành khác được lắp đặt, sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.”

6. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8.

Diện tích tìm kiếm, thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí được xác định trên cơ sở các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13.

Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp Luật.

8. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam – Công ty mẹ, tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN (sau đây gọi là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của pháp Luật.

9. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 17.

1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm.

Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.

2. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm.

Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá năm năm và trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm hai năm tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.

4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên nhân bất khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời hạn tạm dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng không quá ba năm.

5. Thời hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.

6. Hợp đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận.

7. Chính phủ quy định điều kiện tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt; điều kiện và thủ tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí.”

10. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23.

Hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.”

11. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 24.

1. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí của các bên tham gia hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bên nhận chuyển nhượng cam kết thực hiện các nội dung của hợp đồng dầu khí đã được bên chuyển nhượng ký kết;

b) Bảo đảm các điều kiện về chuyển nhượng vốn, dự án theo quy định của pháp Luật về đầu tư.

Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã được điều chỉnh.

2. Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quyền ưu tiên mua lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng dầu khí được chuyển nhượng.

3. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp Luật về thuế, phí và lệ phí.”

12. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 26.

Nhà thầu được quyền ký kết hợp đồng về dịch vụ dầu khí, nhưng phải ưu tiên ký kết hợp đồng đó với tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Việc đấu thầu và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí được thực hiện theo quy định riêng do Chính phủ ban hành.

Việt Nam tự đảm nhiệm dịch vụ bay hoặc ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài để thực hiện các dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí.”

13. Điểm đ khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“đ) Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”

14. Điểm g khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“g) Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà không cần xin giấy phép xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 30 của Luật này.”

15. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 29.

Nhà thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển phần thu hồi chi phí và lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.”

16. Khoản 9 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

9. Bán tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ yêu cầu:

a) Khí thiên nhiên thuộc sở hữu của mình trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí;

b) Phần dầu thô thuộc sở hữu của mình theo giá cạnh tranh quốc tế.”

17. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32.

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí, người nước ngoài, người Việt Nam làm việc cho Nhà thầu dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí và Nhà thầu phụ phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp Luật về thuế.

2. Thu nhập từ hoạt động dầu khí sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân sách nhà nước giao lại một phần hợp lý cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam để đầu tư phát triển các dự án dầu khí theo quy định của pháp Luật.”

18. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 38.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.

2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dầu khí;

b) Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí, dự án đầu tư dầu khí theo quy định của pháp Luật về đầu tư, báo cáo trữ lượng, kế hoạch tổng thể phát triển mỏ và kế hoạch phát triển mỏ, kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí, phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài, kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí, thời hạn tạm dừng hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng, trường hợp đặc biệt;

c) Tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các lô, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô;

d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu;

đ) Phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác sớm tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp Luật;

e) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; thu hồi mỏ nếu nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời hạn quy định trong kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt;

g) Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dầu khí; xây dựng chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân lực cho hoạt động dầu khí;

h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí;

i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật về dầu khí;

k) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dầu khí;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo quy định của pháp Luật.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp Luật.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp Luật.”

19. Thay cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” bằng cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” tại khoản 5 Điều 3, khoản 9 Điều 15, các điều 20, 21, 22, 25 và khoản 6 Điều 30 của Luật dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí số 19/2000/QH10.

20. Bãi bỏ các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 39 của Luật dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí số 19/2000/QH10.

Điều 2. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

Điều 3

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Dầu khí" là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.

Xem nội dung VB
Điều 3

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Dầu khí" là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.

2. "Dầu thô" là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất.

3. "Khí thiên nhiên" là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.

4. "Hoạt động dầu khí" là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.

5. "Hợp đồng dầu khí" là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí.

6. "Dịch vụ dầu khí" là các hoạt động liên quan đến tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí do Nhà thầu phụ tiến hành.

7. "Lô" là một diện tích, giới hạn bởi các toạ độ địa lý, được phân định để tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

8. "Nhà thầu" là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, được phép tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí.

9. "Nhà thầu phụ" là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài ký kết hợp đồng với Nhà thầu hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí để thực hiện các dịch vụ dầu khí.

10. "Xí nghiệp liên doanh dầu khí" là Xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài

* Điều này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
2. Bổ sung điểm 11 và điểm 12 Điều 3 như sau:

"11. Người điều hành là tổ chức, cá nhân đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí, điều hành các hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền.

12. Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí là dự án tiến hành các hoạt động dầu khí tại vùng nước sâu, xa bờ và khu vực có điều kiện địa lý, địa chất đặc biệt khó khăn theo danh mục các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định."*

Xem nội dung VB
Điều 8

Diện tích tìm kiếm thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí được xác định trên cở sở các lô do Chính phủ Việt Nam phân định.

Xem nội dung VB
- Thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện tiện phục vụ hoạt động dầu khí được hướng dẫn bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2009/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/12/2015)

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP
...
4. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác dầu khí phải lập Kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, trích lập quỹ cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

3. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị và được Bộ Công Thương chấp thuận hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân có thể không thu dọn toàn bộ hoặc từng phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.

4. Chi phí cho việc thu dọn được tính vào chi phí dầu khí được thu hồi.”

Xem nội dung VB
- Thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện tiện phục vụ hoạt động dầu khí được hướng dẫn bởi Chương VI Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Chương VI THU DỌN CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Điều 77. Nghĩa vụ thu dọn mỏ

1. Nhà thầu có nghĩa vụ thu dọn mỏ theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn và trích lập quỹ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

3. Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn mỏ theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân và được Bộ Công Thương chấp thuận hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân có thể không thu dọn toàn bộ hoặc từng phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.

4. Trong quá trình hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải tiến hành ngay việc thu dọn từng phần hoặc toàn bộ công trình cố định, thiết bị và phương tiện bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.

5. Việc thu dọn mỏ phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục trạng thái môi trường sinh thái, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển.

6. Thực hiện việc giám sát môi trường và độ ổn định địa chất của các giếng khoan.

7. Chi phí thu dọn mỏ được tính vào chi phí dầu khí được thu hồi.

Điều 78. Quỹ thu dọn mỏ

1. Việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ phải được thực hiện theo phương thức lập quỹ.

2. Đối với việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ theo quy định tại Điều này, nếu trong các hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn mỏ so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong các hợp đồng dầu khí đó.

3. Trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày khai thác thương mại đầu tiên, tổ chức, cá nhân phải lập quỹ thu dọn mỏ.

4. Quỹ thu dọn mỏ được trích lập hàng năm. Mức trích lập quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương ứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí và được tính vào chi phí thu hồi.

5. Giá trị thanh lý tài sản công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí thu được trong quá trình thu dọn được xử lý như sau:

a) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí đã được thu hồi chi phí, khoản tiền thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam theo quy định của hợp đồng dầu khí;

b) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí chưa được thu hồi chi phí, khoản tiến thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà thầu.

Điều 79. Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ

1. Trong thời hạn một (01) năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí quy định trong kế hoạch khai thác sớm hoặc kế hoạch phát triển mỏ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhà thầu phải đánh giá lại quỹ thu dọn mỏ trên cơ sở đánh giá lại tổng chi phí thu dọn và sản lượng khai thác trong khuôn khổ của hợp đồng dầu khí và trữ lượng có thể thu hồi tại thời điểm này.

2. Trường hợp số dư của quỹ thu dọn mỏ không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn mỏ thì trong thời hạn sáu (06) tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, mỗi nhà thầu phải đóng góp bổ sung cho quỹ theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí.

3. Trường hợp số dư của quỹ thu dọn mỏ lớn hơn nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn mỏ thì khoản chênh lệch sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan sẽ được chia lại cho các nhà thầu như sau:

a) Một phần khoản chênh lệch tương ứng với tỷ lệ dầu khí lãi của nhà thầu tham gia hợp đồng nếu khoản chênh lệch đã được thu hồi chi phí và mỗi nhà thầu sẽ được hưởng phân chia theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí;

b) Toàn bộ khoản chênh lệch nếu khoản chênh lệch chưa được thu hồi chi phí và mỗi nhà thầu sẽ hưởng phần chia theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí.

Điều 80. Quản lý và sử dụng quỹ thu dọn mỏ

1. Việc quản lý quỹ thu dọn mỏ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện.

2. Trong thời gian chưa sử dụng quỹ thu dọn mỏ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi số tiền của quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính vào một tài khoản sinh lãi riêng tại tổ chức tín dụng tại Việt Nam có định mức tín nhiệm cao nhất theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm rủi ro liên quan đến quỹ thu dọn mỏ. Tiền lãi phát sinh hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được nhập vào quỹ thu dọn mỏ.

3. Quỹ thu dọn mỏ được sử dụng cho mục đích thu dọn mỏ. Nhà thầu được sử dụng số tiền trong quỹ để thực hiện nghĩa vụ thu dọn mỏ theo kế hoạch thu dọn mỏ đã được phê duyệt.

Trường hợp nhà thầu không thể triển khai thu dọn mỏ trên cơ sở kế hoạch thu dọn mỏ đã được phê duyệt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không đủ khả năng hoàn trả quỹ thu dọn mỏ, nhà thầu được giải thoát khỏi nghĩa vụ thu dọn mỏ tương ứng với phần không hoàn trả và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm thu dọn phần mỏ chưa được thu dọn đó.

4. Trường hợp nhà thầu không phải thu dọn hoặc chỉ thu dọn một phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 77 Nghị định này, quỹ thu dọn mỏ vẫn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý và được trực tiếp sử dụng để thu dọn khi mỏ kết thúc hoạt động. Trong trường hợp này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với nhà thầu xác định quỹ thu dọn mỏ tại thời điểm tiếp nhận quyền sử dụng quỹ và nhà thầu có trách nhiệm trích nộp phần quỹ còn thiếu. Sau thời điểm này, nhà thầu được giải thoát nghĩa vụ đối với toàn bộ hoặc phần công trình cố định, thiết bị, phương tiện chưa được thu dọn và phần trích quỹ còn thiếu (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 13

Sau khi kết thúc các hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải giải phóng diện tích đã sử dụng, phải tháo dỡ các công trình cố định, thiết bị theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
- Trách nhiệm báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được hướng dẫn bởi Điều 84 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Điều 84. Trách nhiệm báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1. Báo cáo Bộ Công Thương

a) Các phương án, kế hoạch hoạt động dầu khí hàng năm và dài hạn;

b) Báo cáo tổng hợp định kỳ hàng quý và hàng năm về việc thực hiện và kết quả hoạt động dầu khí của từng hợp đồng dầu khí; tình hình triển khai phát triển mỏ và khai thác của từng mỏ trong mỗi hợp đồng dầu khí;

c) Báo cáo các sự cố phát sinh khi tiến hành hoạt động dầu khí.

2. Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 14

Tổng công ty dầu khí Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là "PETROVIETNAM") là doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ Việt Nam thành lập để tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 17

Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm (25 năm), trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm (5 năm).

Thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khu vực nước sâu, xa bờ và thời hạn hợp đồng tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên không quá ba mươi năm (30 năm), trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm (7 năm).

Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm (5 năm) và thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá một năm (1 năm), theo đề nghị của Nhà thầu và phải được Chính phủ Việt Nam quyết định.

Hợp đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thoả thuận.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 17

Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm (25 năm), trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm (5 năm).

Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm (30 năm), trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm (7 năm).

Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm (5 năm) và thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm (2 năm).

Nếu phát hiện khí có khả năng thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá năm năm (5 năm) và trong trường hợp đặc biệt có thể được kéo dài thêm hai năm (2 năm) tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.

Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thoả thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên nhân bất khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời hạn tạm dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ Việt Nam quy định, nhưng không quá ba năm (3 năm).

Thời hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí có khả năng thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.

Hợp đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thoả thuận."*

Xem nội dung VB
- Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò và thời hạn hợp đồng được hướng dẫn bởi Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định 115/2009/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/12/2015)

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP
...
5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí

1. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí

Trong trường hợp từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò hết hạn mà Nhà thầu vẫn chưa hoàn thành chương trình công tác thì thời hạn của từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài nhưng tổng thời gian kéo dài không vượt quá thời gian theo quy định tại Điều 17 của Luật Dầu khí. Chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn, trình Bộ Công Thương. Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trình, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn.

2. Kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí

Hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài theo quy định tại Điều 17 của Luật Dầu khí.

Chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.

Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí.”

6. Bổ sung Điều 25a như sau:

“Điều 25a. Kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò và thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp đặc biệt được kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Dầu khí là các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh.

Chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò hoặc chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.

2. Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định về việc kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí.”

Xem nội dung VB
- Nội dung "giai đoạn tìm kiếm thăm dò" "thời hạn hợp đồng dầu khí" và việc kéo dài thời hạn được hướng dẫn từ Điều 27 đến Điều 30 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Điều 27. Thời hạn hợp đồng dầu khí

1. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn chung, không phân biệt thời hạn đối với dầu và khí, thời hạn đó sẽ được áp dụng cho cả dầu và khí.

2. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu như sau:

a) Thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá hai mươi lăm (25) năm;

b) Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí, thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá ba mươi (30) năm.

3. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với dầu nhưng có phát hiện khí trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khí không quá ba mươi (30) năm.

4. Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định cụ thể cả thời hạn đối với dầu và với khí, thời hạn hợp đồng dầu khí được áp dụng theo quy định trong hợp đồng.

Điều 28. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò

Giai đoạn tìm kiếm thăm dò quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí có thể được chia thành các giai đoạn nhỏ. Thời hạn của các giai đoạn nhỏ do các bên tham gia hợp đồng dầu khí thỏa thuận.

Điều 29. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí

1. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí

a) Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí một trong các trường hợp sau:

- Cuối từng giai đoạn nhỏ hoặc cuối giai đoạn tìm kiếm thăm dò mà nhà thầu có phát hiện dầu khí trong diện tích hợp đồng nhưng thời hạn còn lại không đủ để nhà thầu thẩm lượng phát hiện đó;

- Một hoặc nhiều giếng thăm dò đang trong kế hoạch khoan hoặc đang trong quá trình khoan nhưng thời hạn còn lại không đủ để hoàn thành công việc khoan và đánh giá số liệu sau khoan;

- Nhà thầu đề xuất thực hiện cam kết công việc bổ sung;

- Trường hợp khác được quy định trong hợp đồng dầu khí.

Việc kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trên có tổng thời gian gia hạn cộng dồn không vượt quá hai (02) năm.

b) Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước ngày kết thúc từng giai đoạn nhỏ hoặc kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò, trình Bộ Công Thương;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

2. Kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí

a) Hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài theo quy định tại Điều 17 của Luật Dầu khí;

b) Chậm nhất một (01) năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí trình Bộ Công Thương thẩm định;

c) Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Điều 30. Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Dầu khí là các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lô dầu khí có điều kiện địa chất phức tạp hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ hoặc trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò trình Bộ Công Thương thẩm định.

3. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 23

Hợp đồng dầu khí có hiệu lực sau khi được Chính phủ Việt Nam chuẩn y.

Xem nội dung VB
- Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được hướng dẫn bởi Khoản 16 Điều 2 Nghị định 115/2009/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/12/2015)

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP
...
16. Bổ sung Điều 66b như sau:

“Điều 66b. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh

1. Hồ sơ thẩm định chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng dầu khí;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân tham gia hợp đồng dầu khí;

c) Hợp đồng chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí;

d) Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng dầu khí.

Hồ sơ thẩm định việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí được nộp tại Bộ Công Thương gồm 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.

2. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan nào không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với kiến nghị trong hồ sơ thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí;

c) Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định, kèm theo ý kiến của các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.”

Xem nội dung VB
Điều 24

Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí của các bên tham gia hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi được Chính phủ Việt Nam chuẩn y.

Tổng công ty dầu khí Việt Nam được quyền ưu tiên mua lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng được chuyển nhượng.

Xem nội dung VB
- Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh được hướng dẫn bởi Điều 38 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Điều 38. Quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh

1. Việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí. Trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng, sau khi nhận được đề nghị của nhà thầu về chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương danh sách, đánh giá sơ bộ về tổ chức, cá nhân mong muốn nhận chuyển nhượng.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

2. Hồ sơ thẩm định chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của nhà thầu dầu khí trong hợp đồng dầu khí;

b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ công ty và báo cáo tài chính năm gần nhất đối với tổ chức; giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí;

c) Hợp đồng chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, trong đó có cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển nhượng của các bên liên quan và các nghĩa vụ tài chính liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng dầu khí;

đ) Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí do ngân hàng có uy tín trên thế giới phát hành hoặc bảo lãnh của công ty mẹ của nhà thầu hoặc hình thức bảo lãnh khác theo yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

e) Tờ kê khai thuế và giải trình số thuế chuyển nhượng do bên chuyển nhượng thực hiện;

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao.

3. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính xem xét, phê duyệt việc chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với đề nghị chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

Xem nội dung VB
- Đấu thầu dịch vụ dầu khí được hướng dẫn bởi Khoản 10 Điều 2 Nghị định 115/2009/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/12/2015)

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP
...
10. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Đấu thầu dịch vụ dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được quyền ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí với Nhà thầu phụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.

2. Đối với hợp đồng dầu khí đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực, việc đấu thầu và ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí phải tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí đã ký.

3. Đối với hợp đồng dầu khí ký kết sau ngày Nghị định này có hiệu lực, việc đấu thầu và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí được thực hiện phù hợp với các điều khoản của hợp đồng dầu khí và các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình triển khai công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng;

b) Phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí trong tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;

c) Ưu tiên sử dụng các dịch vụ dầu khí mà tổ chức, cá nhân Việt Nam có khả năng cung cấp.”

Xem nội dung VB
Điều 26

Nhà thầu được quyền ký kết hợp đồng về dịch vụ dầu khí, nhưng phải ưu tiên ký kết những hợp đồng đó với tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Việt Nam tự đảm nhiệm dịch vụ bay hoặc ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài để thực hiện các dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí.

Xem nội dung VB
- Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu được hướng dẫn bởi Điều 57 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Điều 57. Cung cấp dịch vụ dầu khí, mua sắm hàng hóa và lựa chọn nhà thầu

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được quyền ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí và mua sắm hàng hóa với nhà thầu phụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.

2. Việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí và mua sắm hàng hóa liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí được thực hiện phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí và các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

b) Phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí trong tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;

c) Sử dụng các dịch vụ dầu khí và hàng hóa mà tổ chức, cá nhân Việt Nam có khả năng cung cấp trên nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tiến độ.

Xem nội dung VB
Điều 28

Nhà thầu có các quyền sau đây:

1. Được hưởng những ưu đãi và những bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam;


*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
10. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau :

"Điều 28

1. Nhà thầu có các quyền sau đây:

....

đ) Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định tại Điều 34 của Luật này; *

Xem nội dung VB
Điều 28

Nhà thầu có các quyền sau đây:

1. Được hưởng những ưu đãi và những bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam;


*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
10. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau :

"Điều 28

1. Nhà thầu có các quyền sau đây:

...

g) Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà không cần xin giấy phép xuất khẩu; *

Xem nội dung VB
Điều 29

Nhà thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại các điểm 1, 3 và 5 Điều 28 của Luật này.

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài còn được hưởng quyền quy định tại điểm 9 Điều 28 của Luật này.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
11. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau :

"Điều 29

Nhà thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 28 và Điều 34 của Luật này.

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển phần thu hồi chi phí và lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài."*

Xem nội dung VB
Điều 30

Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:

...

9. Bán tại thị trường Việt Nam một phần dầu khí thuộc quyền sở hữu của mình khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
12. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau :

"Điều 30

Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:

...

9. Bán tại thị trường Việt Nam một phần dầu thô thuộc quyền sở hữu của mình theo giá cạnh tranh quốc tế khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu và bán khí thiên nhiên trên cơ sở thoả thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí."*

Xem nội dung VB
- Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam được hướng dẫn bởi Điều 62 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:
...
Điều 62. Nghĩa vụ bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam

1. Nghĩa vụ bán dầu thô tại thị trường Việt Nam

a) Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ dầu thô thuộc quyền sở hữu của nhà thầu tại thị trường Việt Nam;

b) Phần dầu thô do Chính phủ Việt Nam yêu cầu đối với từng nhà thầu bán tại thị trường Việt Nam được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dầu thô thuộc sở hữu của nhà thầu đó và tổng số dầu thô thuộc sở hữu của tất cả các nhà thầu khai thác dầu khí tại Việt Nam;

c) Giá bán dầu thô theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam là giá bán cạnh tranh quốc tế.

2. Nghĩa vụ bán khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam

Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nhà thầu có nghĩa vụ bán một phần hoặc toàn bộ khí thiên nhiên thuộc sở hữu của nhà thầu trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí.

3. Chính phủ sẽ bồi thường các chi phí trực tiếp và hợp lý do nhà thầu phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng đã ký với bên thứ ba để thực hiện yêu cầu của Chính phủ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Nhà thầu có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến yêu cầu bồi thường. Trong mọi trường hợp, giá trị bồi thường không vượt quá mức phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có) mà nhà thầu phải gánh chịu với bên thứ ba.

Xem nội dung VB
Điều 32

Tổ chức, cá nhân khai thác dầu khí phải nộp thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên được tính theo sản lượng khai thác thực tế trong thời kỳ nộp thuế cho từng hợp đồng dầu khí.

Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô được quy định từ sáu phần trăm (6%) đến hai mươi lăm phần trăm (25%), trường hợp đặc biệt có thể cao hơn.

Thuế suất thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được quy định từ không phần trăm (0%) đến mười phần trăm (10%).

Chính phủ Việt Nam quy định thuế suất cụ thể trong phạm vi khung thuế suất nói trên tuỳ thuộc vào các điều kiện địa lý, kinh tế kỹ thuật của mỏ và mức sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
13. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 32

Tổ chức, cá nhân khai thác dầu khí phải nộp thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên được tính theo sản lượng khai thác thực tế trong thời kỳ nộp thuế cho từng hợp đồng dầu khí.

Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô được quy định từ bốn phần trăm (4%) đến hai mươi lăm phần trăm (25%).

Thuế suất thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được quy định từ không phần trăm (0%) đến mười phần trăm (10%).

Chính phủ Việt Nam quy định thuế suất cụ thể trong phạm vi khung thuế suất theo quy định tại Điều này tuỳ thuộc vào các điều kiện địa lý, kinh tế kỹ thuật của mỏ và mức sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên."*

Xem nội dung VB
Điều 38

Nội dung quản lý Nhà nước về dầu khí bao gồm:

1. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp dầu khí;

2. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý các hoạt động dầu khí;

3. Kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động dầu khí;

4. Quyết định việc phân định và điều chỉnh các lô hoặc diện tích tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí;

5. Quyết định chủ trương và hình thức hợp tác với nước ngoài;

6. Chuẩn y các hợp đồng dầu khí;

7. Quyết định chính sách khuyến khích hoặc hạn chế xuất khẩu dầu khí nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, có tính đến lợi ích của Nhà thầu;

8. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các ngành và địa phương trong việc thực hiện các hoạt động có liên quan đến hoạt động dầu khí;

9. Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền tiến hành hoạt động dầu khí, xử lý các vi phạm Luật này.

Xem nội dung VB

Điều 3

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

5. "Hợp đồng dầu khí" là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí.

Điều 15

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới các hình thức hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh hoặc các hình thức khác.

Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có những nội dung chính sau đây:

...

9. Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; quyền của Tổng công ty dầu khí Việt Nam được tham gia vốn đầu tư;

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
3. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 15

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới các hình thức hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh hoặc các hình thức khác.

Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có những nội dung chính sau đây:

...

9. Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; quyền của Tổng công ty dầu khí Việt Nam được tham gia vốn đầu tư;*

Điều 20

Nhà thầu và Tổng công ty dầu khi Việt Nam phải thoả thuận trong hợp đồng dầu khí tiến độ công việc và cam kết đầu tư tài chính tối thiểu trong gian đoạn tìm kiếm thăm dò.

Điều 21

Ngay sau khi phát hiện thấy dầu khí, Nhà thầu và Tổng công ty dầu khí Việt Nam phải báo cáo và cung cấp mọi thông tin cần thiết về việc phát hiện thấy dầu khí cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Nếu xét thấy dầu khí đã phát hiện có giá trị thương mại, Nhà thầu phải tiến hành ngay chương trình thẩm lượng, lập báo cáo trữ lượng, sơ đồ phát triển mỏ và khai thác trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 22

Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài và các văn bản kèm theo hợp đồng phải là tiếng Việt và một thứ tiếng nước ngoài thông dụng do Tổng công ty dầu khí Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thoả thuận. Bản bằng tiếng Việt và bản bằng tiếng nước ngoài đều có giá trị như nhau.

Điều 25

Tổng công ty dầu khí Việt Nam được quyền tham gia vốn vào hợp đồng dầu khí. Tỷ lệ, thời gian tham gia vốn, việc hoàn lại chi phí cho Nhà thầu và thoả thuận về điều hành được quy định trong hợp đồng dầu khí phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.

*Điều này được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
8. Bổ sung Điều 25a như sau :

"Điều 25a

Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thoả thuận mức thu hồi chi phí tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí tới bảy mươi phần trăm (70%) sản lượng dầu khí khai thác được hàng năm đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và tới năm mươi phần trăm (50%) đối với các dự án khác cho tới khi thu hồi xong."*

Điều 30

Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:

...

6. Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và Tổng công ty dầu khí Việt Nam;

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
12. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau :

"Điều 30

Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:
...

6. Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và Tổng công ty dầu khí Việt Nam;*

Xem nội dung VB
Điều 33

Tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế lợi tức với thuế suất năm mươi phần trăm (50%) trên lợi tức chịu thuế trong thời kỳ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể được miễn hoặc giảm thuế lợi tức. Việc miễn hoặc giảm thuế lợi tức do Chính phủ Việt Nam quy định.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
q14. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 33

Tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất năm mươi phần trăm (50%).

Tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất ba mươi hai phần trăm (32%).

Tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa là hai năm (2 năm) và được giảm năm mươi phần trăm (50%) thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa là hai năm (2 năm) tiếp theo. Việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Chính phủ Việt Nam quy định.

Lợi nhuận tái đầu tư không thuộc đối tượng hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp."*
Điều 34

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành các hoạt động tại Việt Nam phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật thuế lợi tức.

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài có đăng ký hoạt động tại Việt Nam phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
15. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 34

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu.

Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được được miễn thuế nhập khẩu.

Hàng tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu." *
Điều 35

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiền thuê sử dụng mặt đất hoặc thuế nhà đất, các khoản thuế khác và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2000
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí như sau:
...
16. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 35

Ngoài các khoản thuế đã quy định tại các điều 32, 33 và 34 của Luật này, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải nộp các khoản thuế khác, tiền thuê sử dụng mặt đất, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của các tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần thiết nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ mà trong nước chưa sản xuất được không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam."*

Điều 36

Người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho Nhà thầu, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Nhà thầu phụ phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 37

Theo thoả thuận trong hợp đồng dầu khí, thuế tài nguyên và các khoản thuế mà Nhà thầu hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí phải nộp có thể được tính gộp vào phần chia sản phẩm của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, với điều kiện Tổng công ty dầu khí Việt Nam cam kết nộp thuế tài nguyên và các khoản thuế đó thay cho Nhà thầu hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí.

Điều 39

Chính phủ Việt Nam thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí.

Cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí được thành lập theo Luật tổ chức Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí.

Các Bộ và các cơ quan Nhà nước khác thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động dầu khí theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.