Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
Số hiệu: 01/2007/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 04/08/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/09/2007 Số công báo: Từ số 632 đến số 633
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2007/QH12

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2007 

 

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng:

1. Điều 73 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng

1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.

2. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.”

2. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.

Ủy ban tư pháp của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.”

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2007.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

- Khoản này bị bãi bỏ theo Khoản 25 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012 (VB hết hiệu lực: 01/07/2019)

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng:
...
25. Bãi bỏ Điều 73.

Xem nội dung VB
Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng

1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.



Xem nội dung VB
- Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận được hướng dẫn bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 68/2011/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 05/09/2013)

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04 tháng 8 năm 2007;
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2007/NĐ-CP).
...
8. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:

Điều 35a. Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

2. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được yêu cầu.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý hành vi không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập.

4. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất minh về tài sản, thu nhập thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

5. Đối với cá nhân cư trú ở cấp xã, khu dân cư nhưng công tác ở nơi khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn có quyền phát hiện, kiến nghị xử lý hành vi không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, có dấu hiệu bất minh về tài sản, thu nhập.

Xem nội dung VB
Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.

Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.



Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.