Công ước 172 năm 1991 về điều kiện lao động trong các khách sạn và nhà hàng và các cơ sở tương tự
Số hiệu: 172 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 25/06/1991 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CÔNG ƯỚC SỐ 172

CÔNG ƯỚC

VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG VÀ CÁC CƠ SỞ TƯƠNG TỰ, 1991

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6 năm 1991 trong kỳ họp thứ bảy mươi tám, và

Nhắc lại rằng các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế đề ra những Tiêu chuẩn mang tính áp dụng chung về điều kiện lao động cũng áp dụng cho những Người lao động làm việc tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở tương tự, và

Ghi nhận rằng các điều kiện đặc thù cho công việc ở các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở tương tự đã đặt ra nguyện vọng cải thiện việc áp dụng những Công ước và khuyến nghị này trong những cơ sở loại này và bổ sung bằng những tiêu chuẩn đặc biệt được thiết kế để làm cho những người lao động liên quan có thể được hưởng một địa vị tương xứng với vai trò của họ trong những loại cơ sở đang phát triển nhanh chóng và thu hút những người lao động mới vào làm việc bằng cách cải thiện điều kiện làm việc, đào tạo và triển vọng thành đạt, và

Ghi nhận rằng thương lượng tập thể là một công cụ hữu hiệu để Quy định điều kiện lao động trong khu vực này, và

Xét thấy rằng việc Phê chuẩn một Công ước cùng với thương lượng tập thể sẽ cải thiện hơn nữa điều kiện lao động, tăng cường triển vọng thành đạt và Bảo hiểm việc làm vì lợi ích của người lao động, và

Sau khi quyết đinh chấp thuận một số đề nghị có liên quan tới điều kiện lao động trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở tương tự, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi dã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1991, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Điều kiện lao động trong các khách sạn và nhà hàng,

Điều 1

1. Về những quy định của Điều 2, Đoạn 1, Công ước này áp dụng cho những người lao động được thuê mướn trong;

a) Các khách sạn và các cơ sở tương tự cung cấp chỗ trọ;

b) Các nhà hàng và các cơ sở tương tự cung cấp thức ăn, đồ uống hoặc cả hai.

2. Việc xác định những đối tượng nêu trong các khoản a) và b) trên đây sẽ do mỗi Nước thành viên quyết định theo điều kiện quốc gia và sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người lao động và của Người sử dụng lao động. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này có thể, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan của người lao động và của người sử dụng lao động, loại ra khỏi phạm vi áp dụng Công ước này những loại cơ sở tùy thuộc định nghĩa nói trên nhưng đang có những vấn đề quan trọng nảy sinh.

3. a) Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động liên quan, có thể mở rộng phạm vi áp dụng Công ước này sang các cơ sở khác có liên quan đang cung cấp các Dịch vụ đu lịch mà việc này sẽ được chỉ rõ trong một tuyên bố kèm theo khi phê chuẩn Công ước này;

b) Mỗi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người lao động và của người sử dụng lao động, có thể tiếp tục thông báo cho Tổng giám đốc của Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế, bằng một bản tuyên bố, rằng nước đó dự định sẽ mở rộng phạm vi áp dụng Công ước cho các loại cơ sở khác có liên quan đang cung cấp các Dịch vụ du lịch.

4. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ nêu trong háo cáo đầu tiên về việc thực hiện Công ước theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, một danh mục gồm bất kỳ các loại cơ sở nào có thể được Miễn trừ theo Đoạn 2 trên đây, cho biết lý do của việc miễn trừ đó, cho biết ý kiến của những tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động về việc miễn trừ này và sẽ nêu trong các báo cáo tiếp theo tình hình luật pháp và thực tiễn quốc gia về những cơ sở được miễn trừ đó, và mức độ hiệu lực của Công ước đã được áp dụng hoặc đề xuất áp dụng đối với các cơ sở này.

Điều 2

1. Trong Công ước này, thuật ngữ "những người lao động có liên quan" là để chỉ những người lao động được thuê mướn trong các cơ sở thuộc đối tượng của Công ước này theo các quy định của Điều 1, bất luận bản chất và Thời hạn của quan hệ thuê mướn. Tuy nhiên, mỗi Nước thành viên, tuỳ theo luật pháp, điều kiện và thực tiễn quốc gia và sau khi đã tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người lao động và của người sử dụng lao động, có thể miễn trừ việc áp dụng toàn bộ hay một số các điều khoản của Công ước này cho một số loại lao động đặc biệt.

2. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ nêu trong báo cáo đầu tiên về thực hiện Công ước theo Điều 22 Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, danh mục các loại lao động được miễn trừ theo Đoạn 1 nói trên, cho biết lý do miễn trừ, và sẽ chỉ rõ trong những báo cáo tiếp theo bất cứ tiến bộ nào trong việc mở rộng phạm vi áp dụng.

Điều 3

1. Mỗi Nước thành viên sẽ thông qua và áp dụng một chỉnh sách nhằm cải thiện điều kiện lao động của những người lao động liên quan, với sự tôn trọng đúng mức quyền tự quyết của các tế chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, theo một cách thức phù hợp với luật pháp, điều kiện và thực tiễn quốc gia.

2. Mục tiêu chung của một chính sách như vậy phải Bảo đảm rằng những người lao động liên quan không bị loại ra khỏi phạm vi của bất kỳ một tiêu chuẩn, quy phạm tối thiểu nào được thông qua ở cấp quốc gia cho mọi người lao động nói chung, bao gồm cả những tiêu chuẩn, quy phạm liên quan tới các Quyền lợi và Bảo hiểm xã hội.

Điều 4

1. Trừ phi luật pháp và thực tiễn quốc gia có những quy định khác, thuật ngữ "giờ làm việc" là để chỉ thời gian mà người lao động thuộc Quyền sử dụng của người sử dụng lao động.

2. Những người lao động liên quan được quyền hưởng giờ làm việc bình thường hợp lý và chế độ làm việc thêm giờ theo đúng quy định của luật pháp và thực tiễn quốc gia.

3. Những người lao động liên quan được hưởng chế độ tối thiểu hợp lý về nghỉ ngơi hàng ngày, hàng tuần, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc gia.

4. Những người lao động liên quan, khi có thể, phải được báo trước đầy đủ về lịch làm việc để họ có thể bố trí cuộc sống riêng tư và Gia đình một cách phù hợp.

Điều 5

1. Nếu người lao động được yêu cầu làm việc vào ngày lễ, ngày nghỉ, họ phải được đền bù đúng mức kịp thời hoặc được thưởng như đã quy định trong thoả ước tập thể hoặc theo luật pháp và thực tiễn quốc gia.

2. Những người lao động liên quan được quyền nghỉ hàng năm theo thời hạn quy định trong thoả ước tập thể hoặc theo luật pháp và thực tiễn quốc gia.

3. Trong trường hợp Hợp đồng hết thời hạn hoặc Thời gian làm việc liên tục của họ chưa đủ để hưởng tiêu chuẩn nghỉ hàng năm đầy đủ, những người lao động liên quan được quyền hưởng thời gian nghỉ hàng năm có lương tương ứng với thời gian làm việc của họ hoặc được nhận tiền thay cho việc nghỉ đó như đã quy định trong thoả ước tập thể hoặc theo luật pháp và thực tiễn quốc gia.

Điều 6

1. Thuật ngữ "tiền quà" là để chỉ một khoản tiền mà khách hàng tự nguyện cho người lao động, ngoài khoản mà khách hàng phải trả cho dịch vụ mà họ đã nhận.

2. Không tính đến tiền quà, những người lao động liên quan được nhận Tiền thưởng cơ bản trả theo định kỳ thường xuyên.

Điều 7

Những nơi nào mà thực tiễn có việc bán và mua việc làm trong những cơ sở nêu trong Điều 1, phải được nghiêm cấm.

Điều 8

1. Những quy định của Công ước này có thể được áp dụng bằng hoặc thông qua Pháp luật hoặc quy định quốc gia, các thoả thuận tập thể, các quyết định Trọng tài hoặc quyết định của toà án hoặc theo bất kỳ cách thức nào phù hợp với thực tiễn quốc gia.

2. Đối với các Nước thành viên, nơi mà những quy định của Công ước này thường là những vấn đề dành cho sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động hoặc tổ chức của người sử dụng lao động với tổ chức của người lao động, hoặc thường được tiến hành theo cách khác ngoài luật, thì việc tuân thủ các quy định này được coi là có hiệu lực nếu chúng được áp dụng thông qua những thoả thuận đó hoặc những cách thức khác đối với đa số những người lao động liên quan.

Các Điều từ 9 đến Điều 16

Những quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việc bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể Chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có những quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.