Công ước 163 năm 1987 về phúc lợi của thuyền viên
Số hiệu: | 163 | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 08/10/1987 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CÔNG ƯỚC SỐ 163
CÔNG ƯỚC
VỀ PHÚC LỢI CỦA THUYỀN VIÊN, 1987
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne~vơ ngày 24/9/1987, trong kỳ họp lần thứ bảy mươi tư và
Đã lưu ý những điều khoản trong Khuyến nghị về Những điều kiện ăn ở của thuỷ thủ tại các Cảng biển, 1936, và Khuyến nghị về Phúc lợi của Thuyền viên, 1970, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận các đề nghị khác nhau liên quan tới phúc lợi của thuyền viên, khi ở trên biển và trong các cảng biển, là vấn đề thuộc điểm thứ hai trong Chương trình nghị sự của kỳ họp này, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,
Thông qua, ngày hôm nay 8 tháng 10 năm 1987, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Phúc lợi của thuyền viên, 1987.
Điều 1
1. Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) "Thuyền viên" là chỉ tất cả những người được thuê mướn, cho chức danh nào đó, trên một tàu biển, thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân, khác với một tàu chiến;
b) "Các phương tiện và Dịch vụ phúc lợi" là chỉ những phương tiện và dịch vụ phúc lợi, có tính chất Văn hoá, các trò giải trí và thông tin.
2. Mọi Nước thành viên phải xác định bằng luật pháp Quốc gia của nước mình, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức mang tính đại diện của các Cá nhân người Chủ tàu và thuyền viên, những tàu nào đã đăng ký trên Lãnh thổ của nước mình sẽ phải được xem xét như những tàu biển theo mục tiêu của các điều khoản của Công ước này liên quan tới các phương tiện và dịch vụ phúc lợi trên các con tàu.
3. Trong trường hợp mà sau khi tham khảo ý kiến của những tổ chức mang tính đại diện của những người chủ tàu đánh cá và những người đánh cá, cơ quan có Thẩm quyền cho rằng điều đó có thể thực hiện được, thì cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng những điều khoản của Công ước này cho ngành đánh cá biển thương mại.
Điều 2
1. Mọi thành viên mà Công ước này có hiệu lực cam kết Giám sát sao cho những phương tiện và dịch vụ phúc lợi thoả dáng sẽ được cung cấp cho thuyền viên, trong cảng biển cũng như khi ở trên các con tàu.
2. Mọi thành viên phải giám sát sao cho những sự bố trí cần thiết được thl~e hiện với việc cung cấp kinh phí cho những phương tiện và dịch vụ phúc lợi được cung cấp theo các điều khoản của Công ước này.
Điều 3
1. Mọi Nước thành viên cam kết giám sát những gì liên quan tới phương tiện và dịch vụ phúc lợi phải được cung cấp tại các cảng biển thích hợp của nước đó cho tất cả thuyền viên, dù họ có Quốc tịch, gốc gác, màu da, Giới tính, tín ngưỡng, quan điểm chính trị hay nguồn gốc xã hội của họ như thế nào và dù nhà nước nào là nơi con tàu được đăng ký mà họ được thuê mướn làm việc trên đó.
2. Mọi Nước thành viên phải xác định, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức mang tính đại diện của các cá nhân những người chủ tàu và thuyền viên, những cảng biển nào thích hợp với mục tiêu của Công ước này.
Điều 4
Mọi Nước thành viên cam kết giám sát sao cho tất cả thuyền viên có mặt trên tàu có thể tiếp cận được các phương tiện và dịch vụ phúc lợi trên mọi tàu biển, thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân, đã đăng ký trên lãnh thổ của nước đó.
Điều 5
Các phương tiện và dịch vụ phúc lợi phải được Kiểm tra lại thường xuyên để giám sát sao cho chúng đáp ứng được những nhu cầu của thuyền viên, có tính đến sự phát triển về kỹ thuật và về việc khai thác hay mọi sự đổi mới trong ngành Vận tải biển.
Điều 6
Mọi Nước thành viên cam kết:
a) Hợp tác với các Nước thành viên khác nhằm đảm bảo việc áp dụng Công ước này;
b) Làm sao cho các bên có liên quan hợp tác với nhau trong việc thúc đẩy phúc lợi của thuyền viên, khi ở trên biển cũng như trong các cảng biển;
Điều 7
Những việc Phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký.
Điều 8
1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà việc phê chuẩn của họ đã được Tổng giám đốc vào sổ đăng ký.
2. Công ước sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày các phê chuẩn của hai Nước thành viên đã được Tổng giám đốc vào sổ đăng ký.
3. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó được vào sổ đăng ký.
Điều 9
1. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể Bãi bỏ việc phê chuẩn của nước mình sau khi kết thúc Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký. Việc bãi bỏ sẽ chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày được vào sổ đăng ký.
2. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này, trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc thời hạn 10 năm được đề cập ở mục này, mà không sử dụng quyền bãi bỏ được Quy định tại Điều này, sẽ bị ràng buộc với thời hạn 10 năm tiếp theo và, sau đó, sẽ có thể bãi bỏ Công ước này mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm trong những điều kiện quy định tại Điều này.
Điều 10
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc đăng ký vào sổ tất cả những phê chuẩn và bãi bỏ phê chuẩn đã được các Nước thành viên của tổ chức thông báo tôi Tổng giám đốc.
2. Bằng cách thông báo tới các Nước thành viên việc phê chuẩn của Nước thành viên thứ hai đã được thông báo tới mình, Tống giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của tổ chức về thời điểm mà Công ước này sẽ có hiệu lực.
Điều 11
Với mục tiêu đăng ký, theo quy định của Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới Tổng thư ký Liên hợp quốc những thông tin đầy đủ về tất cả những phê chuẩn và bãi bỏ phê chuẩn mà Tổng giám đốc đã vào sổ đăng ký theo các điều trên đây.
Điều 12
Mỗi khi cho là cần thiết, Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình bày trước Hội nghị toàn thể một báo cáo về việc áp dung Công ước này và sẽ xem xét xem liệu có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị vấn đề sửa đổi toàn phần hay một phần Công ước này hay không.
Điều 13
1. Trong trường hợp hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này, và trừ khi Công ước mới có quy định khác:
a) Việc phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi của một Nước thành viên sẽ đương nhiên dẫn đến, bất chấp Điều 9 trên đây, việc bãi bỏ ngay lập tức Công ước này, với lí do là Công ước mới về sửa đổi này đã bắt đầu có hiệu lực.
b) Kể từ ngày Công ước mới về sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ ngừng việc mở ra để các Nước thành viên phê chuẩn.
2. Công ước này trong mọi trường hợp sẽ văn giữ nguyên hiệu lực của nó cả về hình thức và nội dung đối với Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này mà thông phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi.
Điều 14
Các bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Công ước này đều có giá trị như nhau.