Công ước 160 năm 1985 về thống kê lao động
Số hiệu: 160 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 25/06/1985 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CÔNG ƯỚC SỐ 160

CÔNG ƯỚC

VỀ THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, 1985

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 7 tháng 6 năm 1985, trong kỳ họp thứ bảy mươi mốt, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc xét lại Công ước về Thống kê tiền công và thời giờ làm việc, 1938, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong chương trình nghị sự kỳ họp; Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1985, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về Thống kê lao động, 1985.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này phải thường xuyên thu thập, sưu tập và xuất bản các số liệu thống kê cơ bản về lao động, các số liệu đó từng bước được mở rộng tuỳ theo tài nguyên để bao quát được các vấn đề sau đây:

a) dân số hoạt động kinh tế, việc làm, thất nghiệp nếu có, và bán thất nghiệp trông thấy nếu có thể;

b) Cơ cấu và phân bố dân số hoạt động kinh tế, để phân tích chi tiết và để làm số liệu gốc;

c) thu nhập bình quân và giờ làm việc bình quân (Giờ làm việc thực tế hoặc giờ được trả công) và khi thích hợp, mức lương theo thời gian và thời giờ làm việc tiêu chuẩn;

d) cơ cấu tiền công và phân phối tiền công;

e) chi phí lao động;

f) chỉ tiêu của hộ hoặc, nơi thích hợp, chỉ tiêu của các gia đình và nơi có thể, thu nhập của hộ hoặc, khi thích hợp, thu nhập của gia đình;

h) thương tật nghề nghiệp và, nếu có thể có bệnh nghề nghiệp;

i) tranh chấp lao động.

Điều 2

Khi thiết kế hoặc chỉnh lý các khái niệm, các định nghĩa và phương pháp luận được sử dụng để thu thập, sưu tập và xuất bản các số liệu thống kê theo Công ước này, các Nước thành viên phải xét đến những tiêu chuẩn và những hướng dẫn mới nhất được thiết lập dưới sự bảo trợ của Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 3

Khi thiết kế hoặc chỉnh lý các khái niệm, các định nghĩa và phương pháp luận được sử dụng để thu thập, sưu tập và xuất bản các số liệu thống kê theo Công ước này, đại diện các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, phải được tham khảo ý kiến để xét đến những nhu cầu của họ và đảm bảo sự hợp tác của họ.

Điều 4

Khi có điều gì trong Công ước này áp đặt nghĩa vụ phải xuất bản hoặc công bố những số liệu mà có thể dẫn đến việc tiết lộ bằng bất cứ cách nào những thông tin liên quan tới một đơn vị thống kê cá thể như một người, một hộ, một cơ sở hoặc một doanh nghiệp.

Điều 5

Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này phải thông báo cho Văn phòng Lao động quốc tế, trong báo cáo đầu tiên có thể, những số liệu thống kê đã sưu tập và xuất bản theo Công ước này và những thông tin liên quan tới việc công bố chúng, đặc biệt là:

a) những thông tin thích hợp với những phương tiện phổ biến đã sử dụng ( các tiêu đề, số liệu đối chiếu trong những ấn phẩm xuất bản và các miêu tả tương tự trong những tài liệu được phổ biến dưới các dạng khác);

b) ngày, tháng hoặc giai đoạn mới nhất mà các loại thống kê này đã sưu tập được và ngày, tháng công bố chúng.

Điều 6

Các miêu tả chi tiết về nguồn gốc, khái niệm, định nghĩa và phương pháp luận được sử dụng để thu thập và sưu tập các số liệu thống kê theo Công ước này phải:

a) được giới thiệu và cập nhật để phản ánh những thay đổi quan trọng;

b) được thông tin cho Văn phòng Lao động quốc tế trong thời hạn sớm nhất có thể, và

c) được công bố bởi một cơ quan quốc gia có thẩm quyền.

II. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CƠ BẢN

Điều 7

Những số liệu hiện tại về dân số hoạt động kinh tế, việc làm, trong một số trường hợp thất nghiệp và nếu có thể bán thất nghiệp trông thấy, sẽ được sưu tập theo cách thức đại diện cho cả nước.

Điều 8

Các số liệu thống kê về cơ cấu và phân phối dân số hoạt động kinh tế sẽ được sưu tập theo cách thức đại diện cho cả nước, để có thể phân tích chi tiết và để làm số liệu gốc.

Điều 9

1. Các số liệu hiện tại về thu thập bình quân và thời gian làm việc bình quân (giờ làm việc thực tế hoặc giờ được trả công) sẽ được biên soạn bao trùm tất cả mọi loại lao động quan trọng, mọi ngành hoạt động kinh tế quan trọng và theo một cách thức đại diện cho cả nước.

2. Khi thích hợp, các số liệu thống kê về mức trả công theo thời gian và thời giờ làm việc tiêu chuẩn sẽ được sưu tập về các nghề hoặc các nhóm nghề quan trọng trong các ngành hoạt động kinh tế quan trọng và theo cách thức đại diện cho cả nước.

Điều 10

Các số liệu thống kê về cơ cấu và phân phối tiền công sẽ được sưu tập và bao gồm cả những người lao động trong các ngành hoạt động kinh tế quan trọng.

Điều 11

Các số liệu thống kê về chi phí lao động sẽ được sưu tập về các ngành hoạt động kinh tế quan trọng. Khi có thể, những số liệu thống kê này sẽ được sưu tập phù hợp với số liệu về việc làm và thời giờ làm việc (giờ làm việc thực tế hoặc giờ được trả công) trong phạm vi tương tự.

Điều 12

Các chỉ số giá cả tiêu dùng sẽ được tính toán để đo lường những biến động giá cả qua các thời kỳ của những mặt hàng đại diện cho các lối tiêu dùng của các nhóm dân cư quan trọng hoặc của toàn bộ dân số.

Điều 13

Các số liệu thống kê về chi tiêu của hộ hoặc, ở nơi nào thích hợp, chi tiêu của gia đình và, ở nơi nào có thể, thu nhập của hộ, hoặc, ở nơi nào thích hợp, thu nhập của gia đình, sẽ được sưu tập về tất cả các loại và các qui mô của các hộ cá thể hoặc gia đình, và theo cách thức đại diện cho cả nước.

Điều 14

1. Các số liệu về thương tật nghề nghiệp sẽ được sưu tập theo cách thức đại diện cho cả nước, bao gồm, ở nơi nào có thể, tất cả các ngành hoạt động kinh tế.

2. Trong chừng mực có thể, các số liệu thống kê về bệnh nghề nghiệp sẽ được sưu tập về tất cả các ngành hoạt động kinh tế và theo cách thức đại diện cho cả nước.

Điều 15

Các số liệu thống kê về tranh chấp lao động sẽ được sưu tập theo cách thức đại diện cho cả nước, bao trùm, ở nơi nào có thể, tất cả các ngành hoạt động kinh tế.

III. CHẤP NHẬN CÁC NGHĨA VỤ

Điều 16

1. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ theo các nghĩa vụ chung nêu trong Phần I, chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước đối với một hoặc nhiều điều của Phần II.

2. Mọi Nước thành viên sẽ ghi rõ trong tuyên bố phê chuẩn của mình một điều hoặc nhiều điều của Phần II mà nước đó chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước này.

3. Mọi Nước thành viên sau khi đã phê chuẩn Công ước này có thể sau đó thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế rằng nước đó chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước đối với một hoặc nhiều điều của Phần II mà chưa được ghi rõ trong tuyên bố phê chuẩn của mình. Việc thông báo này sẽ có hiệu lực của một sự phê chuẩn, kể từ ngày thông báo.

4. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này sẽ nêu trong các báo cáo về việc áp dụng Công ước này theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, về tình trạng pháp luật và thực tiễn của nước đó với những vấn đề nêu trong các điều của Phần II, mà nước đó không chấp nhận những nghĩa vụ của Công ước, và mức độ thi hành và sẽ thi hành Công ước về những vấn đề đó.

Điều 17

1. Mọi Nước thành viên có thể hạn chế lúc ban đầu, phạm vi các số liệu thống kê nêu trong một hoặc nhiều điều của Phần II mà nước đó đã chấp nhận nghĩa vụ của Công ước này, đối với một số loại hình lao động, một số khu vực kinh tế, một số ngành hoạt động kinh tế hoặc một số vùng địa lý.

2. Mọi Nước thành viên đang có sự hạn chế phạm vi các số liệu thống kê theo Đoạn 1 Điều này, sẽ chỉ rõ trong báo cáo đầu tiên của mình về việc thực hiện Công ước theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, một hoặc nhiều điều của Phần II đang bị hạn chế, nêu tính chất và lý do của những hạn chế đó, và sẽ nêu trong các báo cáo tiếp theo về mức độ đã có thể hoặc dự kiến mở rộng phạm vi này sang các loại lao động, khu vực kinh tế, ngành hoạt động kinh tế khác hoặc vùng địa lý khác.

3. Sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động mọi Nước thành viên có thể, bằng một tuyên bố gửi cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế trong tháng tiếp theo ngày kỷ niệm hàng năm ngày Công ước có hiệu lực, đưa ra những hạn chế tiếp theo về phạm vi kỹ thuật của các số liệu thống kê theo một hoặc nhiều điều của Phần II mà nước đó đã chấp nhận nghĩa vụ của Công ước. Tuyên bố này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày được đăng ký. Mọi Nước thành viên khi đưa ra những hạn chế này sẽ nêu trong các báo cáo về việc thực hiện Công ước theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, những thông tin chi tiết đã đề cập trong Đoạn 2 của Điều này.

Điều 18

Công ước này xét lại Công ước về Thống kê tiền công và giờ làm việc, 1938.

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Các Điều từ 19 đến 26

Những quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.