Nghị định thư 147 liên quan tới Công ước về vận chuyển hàng hoá trên biển (các tiêu chuẩn tối thiểu), 1976
Số hiệu: 147 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 22/10/1996 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

NGHỊ ĐỊNH THƯ SỐ 147

NGHỊ ĐỊNH THƯ

LIÊN QUAN TỚI CÔNG ƯỚC VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRÊN BIỂN (CÁC TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU), 1976

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 8/10/1996, trong kỳ họp lần thứ tám mươi tư, và

Lưu ý các điều khoản của Điều 2 của Công ước về Buôn bán hàng hải (các tiêu chuẩn tối thiểu), 1996 (dưới đây được gọi là "Công ước chủ yếu), là Công ước đặc biệt Quy định rằng:

Mọi Nước thành viên Phê chuẩn Công ước này cam kết:

a) Ban hành một Bộ luật về các tàu biển đã đăng ký lưu hành trong Lãnh thổ của mình về:

i) Các tiêu chuẩn an toàn, kể cả những tiêu chuẩn được đúc rút từ năng lực Thẩm quyền của thuỷ thủ đoàn, từ Thời gian làm việc và từ số Biên chế của nó, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người trên các tàu biển;

ii) Các chế độ an sinh xã hội thích hợp;

iii) Các điều kiện việc làm trên tàu, và các sắp xếp có liên quan tới cuộc sống trên tàu, ở mức tốt nhất có thể, theo ý kiến của Nước thành viên đó, những sắp xếp đó không được đề cập trong các thoả ước tập thể, hay không được các toà án có thẩm quyền quyết định nhằm ràng buộc những Chủ tàu với những Người lao động trên biển có liên quan một cách Bình đẳng;

và chứng minh rằng các điều khoản luật pháp như vậy tương đương với các Công ước hay các điều của các Công ước được viện dẫn trong phần phụ lục của Công ước này, trong chừng mực mà Nước thành viên đó không còn cách nào khác sẽ bị ràng buộc nhằm để các Công ước về vấn đề này có hiệu lực".

Cũng lưu ý các điều khoản tại Điều 4, Đoạn 1, của Công ước chủ yếu, có quy định rằng:

"Nếu một Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này và tại Cảng biển mà một con tàu đang đỗ trong quá trình hoạt động thông thường của nó hay vì một lí do vốn có ở việc khai thác của nó nhận được một Khiếu nại hay nhận được một bằng chứng là con tàu này không tuân theo các tiêu chuẩn được quy định tại Công ước này, sau khi Công ước này đã bắt đầu có hiệu ]ực, Nước thành viên đó có thể gửi một báo cáo tới Chính phủ của nước mà con tàu đã đăng ký ở đó, cùng với một Bản sao gửi tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, và thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập lại toàn bộ tình hình trên tàu đang rõ ràng là một nguy hiểm đối với sự an toàn hay sức khoẻ".

Nhắc lại Công ước về Sự phân biệt (việc làm và nghề nghiệp), 1958, mà Điều 1, Đoạn 1, quy định:

Trong Công ước này, thuật ngữ "sự phân biệt" bao hàm:

a) Mọi sự phân biệt, loại trừ hay thiên vị dựa trên nguồn gốc, màu da, Giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, dòng họ Quốc gia hay nguồn gốc xã hội, có tác động làm sai đi sự bình đẳng về cơ hội hay sự đối xử về việc làm hay nghề nghiệp;

b) Mọi sự phân biệt, loại trừ hay thiên vị khác có tác động huỷ hoại hoặc làm sai đi sự bình đẳng về cơ hội hay đối xử về việc làm hay nghề nghiệp, là cái sẽ có thể được Nước thành viên có liên quan quy định sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của Người sử dụng lao động, và người lao động nếu có, và các cơ quan thích hợp khác";

Nhắc lại thời điểm bắt đầu có hiệu lực, ngày 16/11/1994, của Công ước Của Liên hợp quốc về luật biển, 1982, và

Nhắc lại Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn về đào tạo những người lao động trên biển, về việc cấp văn bằng chứng chỉ và về việc Giám sát, như được điều chỉnh năm 1995, của Tổ chức Hàng hải quốc tế, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận các đề nghị khác nhau về việc sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước chủ chốt, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự của kỳ họp, và Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Nghị định thư về Công ước chủ chốt,

thông qua ngày hôm nay, 22/10/1996, Nghị định thư dưới đây gọi là Nghị định thư 1996 liên quan tới Công ước về Vận chuyển hàng hoá trên biển (các tiêu chuẩn tối thiểu), 1976.

Điều 1

1. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Nghị định thư này sẽ mở rộng danh sách các Công ước nêu trong phụ lục của Công ước chủ yếu để bao gồm trong đó các Công ước ở phần A của phụ lục bổ sung cũng như là, trong trường hợp cần thiết, các phụ lục của các Công ước được liệt kê trong Phần B của phụ lục này mà Nước thành viên đó Chấp nhận theo Điều 3 ở trên.

2. Liên quan tới Công ước ở phần A của phụ lục bổ sung là Công ước vẫn chưa có hiệu lực, việc mở rộng này sẽ chỉ có hiệu quả khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 2

Một Nước thành viên có thể phê chuẩn Nghị định thư này đồng thời phê chuẩn Công ước chủ yếu, hoặc vào bất cứ lúc nào sau khi phê chuẩn Công ước chủ yếu, bằng cách thông báo việc phê chuẩn Nghị định thư chính thức của mình tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.

Điều 3

1. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Nghị định thư này phải, trong trường hợp cần thiết, nêu rõ, trong một tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn của mình, văn bản này hay các văn bản này về các Công ước được liệt kê ở phần B của phụ lục bổ sung mà Nước thành viên đó chấp nhận.

2. Một Nước thành viên đã không chấp nhận tất cả các Công ước được liệt kê ở Phần B của phụ lục bổ sung có thể, bằng một tuyên bố được gửi tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sau đó, nêu rõ Công ước hay những Công ước khác mà Nước thành viên đó chấp nhận.

Điều 4

1. Theo mục tiêu áp dụng Điều 1, Đoạn 1 và 3 của Nghị định thư, cơ quan có thẩm quyền sẽ tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của các chủ tàu và của những người lao động trên biển.

2. Cơ quan có thẩm quyền sẽ phải, trong trường hợp có thể thực hiện được, để cho các tổ chức đại diện của các chủ tàu và của những người lao động trên biển biết mọi thông tin liên quan tới các việc phê chuẩn, tuyên bố và bãi bỏ phê chuẩn được Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế thông báo theo các điều khoản của Điều 8, Đoạn 1 ở dưới đây.

Điều 5

Theo mục tiêu áp dụng Nghị định thư này, Công ước về việc Hồi hương các thuỷ thủ (đã sửa đổi), 1987, phải, trong trường hợp một Nước thành viên đã chấp nhận nó, được coi như thay thế cho Công ước về việc Hồi hương các thuỷ thủ năm 1926.

Điều 6

1. Nghị định thư này sẽ chỉ ràng buộc các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà việc phê chuẩn đã được Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế vào sổ đăng ký.

2. Nghị định thư này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày các phê chuẩn của 5 Nước thành viên, kể cả ba mà các hạm đội tàu buôn mỗi hạm đội đạt tới một trọng tải thô bằng hoặc cao hơn một triệu, đã được vào sổ đăng ký.

3. Sau đó, Nghị định thư này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của nó được vào sổ đăng ký

Điều 7

Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Nghị định thư này có thể bãi bỏ Nghị định thư này vào bất kỳ lúc nào mà Công ước chủ yếu được mở ra để bãi bỏ, theo Điều 7 của Nghị định thư, bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký. Việc bãi bỏ Nghị định thư này sẽ chỉ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày được vào sổ đăng ký.

Điều 8

1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc vào sổ đăng ký tất cả các phê chuẩn, tuyên bố và bãi bỏ việc phê chuẩn Nghị định thư này đã được các Nước thành viên của Tổ chức thông báo tới Tổng giám đốc.

2. Khi các điều kiện được thông báo ở Điều 6 Đoạn 2 trên đây đã được hoàn thành, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ chức về thời điểm mà Nghị định thư này sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Điều 9

Theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc tất cả những thông tin đầy đủ về mọi việc phê chuẩn và bãi bỏ Nghị định thư mà Tổng giám đốc đã vào sổ đăng ký theo các điều trên.

Điều 10

Khi được xem là cần thiết, Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình tại Hội nghị toàn thể một báo cáo về tình hình áp dụng Nghị định thư này và sẽ xem xét xem liệu có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị vấn đề sửa đổi toàn bộ hay một phần Nghị định thư này hay không.

Điều 11

Theo mục tiêu sửa đổi và đóng lại việc phê chuẩn Nghị định thư này, các điều khoản của Điều 11 của Công ước chủ yếu sẽ được áp dụng bằng cách thay đổi hay phải thay đổi

Điều 12

Các bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Nghị định thư này đều có giá trị như nhau.

 

PHỤ LỤC –

PHỤ LỤC BỔ SUNG

Phần A

Công ước (số 133) về Nơi ở của các thuỷ thủ đoàn (các điều khoản bổ sung), 1970, và

Công ước (số 180) về Thời gian làm việc của những người lao động trên biển và số biên chế của các tàu biển, 1996

Phần B

Công ước (số 108) về Các giấy căn cước của những người lao động trên biển, 1958

Công ước (số 135) về Các đại diện của những người lao động, 1971

Công ước (số 164) về việc Bảo vệ sức khoẻ và các chăm sóc y tế (những người lao động trên biển), 1987

Công ước (số 166) về việc Hồi hương các thuỷ thủ (đã sửa đổi) 1987





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.