Công ước 139 về việc kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nghề nghiệp độc hại do các chất hoặc các tác nhân gây ung thư gây ra
Số hiệu: | 139 | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 24/06/1974 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CÔNG ƯỚC SỐ 139
VỀ VIỆC KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA CÁC YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP ĐỘC HẠI DO CÁC CHẤT HOẶC CÁC TÁC NHÂN GÂY UNG THƯ GÂY RA
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn pḥng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày mồng 5 tháng 6 năm 1974, trong kỳ họp thứ năm mươi chín;
Chú ý đến các điều khoản của Công ước và Khuyến nghị về phòng ngừa bức xạ,1960, Công ước và Khuyến nghị về Benzene, 1971;
Quan tâm đến mong muốn thiết lập những tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến việc phòng chống các chất và các tác nhân gây ung thư;
Có tính đến công việc liên quan với các Tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới và cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế;
Sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc kiểm soát và phọ̀ng ngừa các yếu tố nghề nghiệp độc hại do các chất và các tác nhân gây ung thư gây ra, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong chương trình nghị sự kỳ họp;
Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế;
Thông qua ngày hai mươi bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm bảy mươi tư, Công ước dưới đây, gọi là Công ước ung thư nghề nghiệp, 1974.
Điều 1.
1- Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cần định kỳ xác định các chất và các tác nhân gây ung thư, việc tiếp xúc nghề nghiệp với các chất và các tác nhân đó phải bị cấm, phải được cho phép hoặc phải được kiểm soát và xác định những đối tượng mà các điều khoản khác của Công ước này yêu cầu.
2- Những trường hợp ngoại lệ chỉ có thể được chấp thuận bằng việc cấp giấy chứng nhận riêng cho mỗi trường hợp và trong những điều kiện cụ thể nhất định.
3- Việc xác định các chất và các tác nhân gây ung thư theo yêu cầu của khoản 1 Điều này phải chú ư đến những thông tin mới nhất đă được đề cập đến trong những quy phạm thực hành hoặc trong các văn bản hướng dẫn do Tổ chức Lao động quốc tế ban hành cũng như lưu ý đến những thông tin của các cơ quan chức năng khác.
Điều 2.
1- Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cố gắng thay thế những chất và những tác nhân gây ung thư mà người lao động có thể tiếp xúc trong quá trình làm việc bằng những chất hoặc những tác nhân không gây ung thư hoặc ít độc hại; khi lựa chọn chất hay tác nhân thay thế cần tính đến những đặc tính gây ung thư, độc hại và những đặc tính khác của chất hay tác nhân thay thế.
2- Số người lao động tiếp xúc với các chất và các tác nhân gây ung thư, thời gian và mức độ tiếp xúc cần được giảm tới mức tối thiểu tương ứng với mức độ an toàn.
Điều 3. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cần quy định các biện pháp phải thực hiện để bảo vệ người lao động chống lại những nguy cơ do tiếp xúc với các chất và các tác nhân gây ung thư và cần thành lập một hệ thống ghi chép theo dõi thích hợp.
Điều 4. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cần phải tiến hành tất cả các bước để những người lao động đă, đang và sẽ tiếp xúc với các chất và các tác nhân gây ung thư được cung cấp tất cả những thông tin hiện có về những nguy hiểm kèm theo và những biện pháp pḥng ngừa cần phải tuân thủ.
Điều 5. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cần tiến hành các biện pháp để bảo đảm người lao động được kiểm tra sức khỏe, được xét nghiệm sinh học và các xét nghiệm khác cần thiết theo định kỳ để đánh giá sự tiếp xúc và theo dơi t́nh trạng sức khỏe của người lao động có liên quan đến các mối nguy hiểm, độ độc hại của công việc.
Điều 6. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này:
a) Bằng pháp luật và pháp quy hoặc bất cứ biện pháp nào khác hiện có cùng với điều kiện và thực tế quốc gia, tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và người lao động liên quan, tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo hiệu lực thực hiện các quy định của Công ước này;
b) Tuỳ thuộc vào thực tế quốc gia, xác định những đối tượng tuân thủ đúng theo những quy định của Công ước này;
c) Thực hiện các hoạt động thanh tra phù hợp nhằm giám sát việc áp dụng Công ước này, và minh chứng đă thực hiện giám sát thoả đáng.