Công ước số 119 về che chắn máy móc
Số hiệu: 119 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 25/06/1963 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CÔNG ƯỚC SỐ 119

VỀ CHE CHẮN MÁY MÓC

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6 năm 1963, trong kỳ họp thứ bốn mươi bảy;

Sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc cấm bán, cho thuê và sử dụng máy móc không có những thiết bị che chắn thích hợp, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp;

Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày hai mươi lăm tháng sáu năm một nghìn chín trăm sáu mươi ba, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về che chắn máy móc, 1963.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Tất cả các máy mới hoặc thanh lư, chạy bằng động lực không phải là sức người đều được coi là máy móc, theo mục đích áp dụng Công ước này.

2. Nhà chức trách có thẩm quyền của mỗi nước sẽ xác định xem nếu và trong chừng mực nào những máy móc hoặc mới hoặc bán lại, chạy bằng sức người có nguy cơ gây thương tích cho người lao động và phải được coi như những máy móc thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này. Mọi quyết định như vậy sẽ tham khảo ư kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan. Việc tham khảo ư kiến có thể do một trong những tổ chức đó chủ động.

3. Các quy định của Công ước này chỉ áp dụng cho:

a) Các xe cộ đường bộ hoặc đi trên đường ray, khi chúng chuyển động, trong chừng mực có liên quan đến sự an toàn của người lái hoặc sử dụng xe.

b) Máy móc nông nghiệp di động trong chừng mực mà việc làm tiếp xúc với các máy móc đó có liên quan đến sự an toàn của người lao động.

II. BÁN, CHO THUÊ, NHƯỢNG LẠI DƯỚI BẤT KỲ DANH NGHĨA NÀO KHÁC VÀ TRƯNG BÀY

Điều 2 .

1. Việc bán và cho thuê máy móc mà các bộ phận nguy hiểm, chỉ rơ ở các khoản 3 và 4, Điều này, không có các thiết bị che chắn thích hợp th́ phải bị pháp luật hoặc pháp quy quốc gia cấm, hoặc bị ngăn chặn bằng những biện pháp hữu hiệu tương đương khác .

2. Việc nhượng lại dưới bất kỳ danh nghĩa nào và việc trưng bày máy móc mà các bộ phận nguy hiểm, chỉ rơ ở các khoản 3 và 4, Điều này, không có các thiết bị che chắn thích hợp th́ phải bị pháp luật quốc gia cấm, hoặc bị ngăn chặn bằng những biện pháp hữu hiệu khác tương đương, trong giới hạn xác định bởi nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong việc trưng bày một cỗ máy, việc tháo tạm thời những thiết bị che chắn, nhằm mục đích chứng minh th́ sẽ không bị coi là vi phạm quy định này, miễn là có sự đề pḥng thích hợp để bảo vệ mọi người trước rủi ro.

3. Tất cả các đinh ốc, vít hăm và đinh chốt và theo chỉ định của nhà chức trách có thẩm quyền, những bộ phận tạo thành những chỗ nhô ra trên những phần di động của máy mà khi vận hành máy có thể cũng gây nguy hiểm cho những người tiếp xúc, th́ phải được thiết kế, làm ch́m vào trong hoặc che chắn sao cho ngăn ngừa được các mối nguy hiểm.

4. Tất cả các tay lái, khớp răng, côn hoặc trục ma sát, cam, ṛng rọc, dây curoa, xích, bánh răng, vít vô tận, thanh truyền, thanh trượt và theo chỉ định của nhà chức trách có thẩm quyền, các trục (kể cả các đầu trục) và các cơ cấu truyền động khác, mà khi vận hành có thể cũng gây nguy hiểm cho những người tiếp xúc th́ phải được thiết kế hoặc che chắn sao cho ngăn ngừa được mọi mối nguy hiểm. Các cơ cấu điều khiển máy phải được thiết kế hoặc che chắn sao cho ngăn ngừa được mọi mối nguy hiểm.

Điều 3.

1. Các quy định của Điều 2 không áp dụng đối với những máy móc hoặc những bộ phận nguy hiểm của máy móc được chỉ rơ ở Điều đó, nếu:

a) Từ khâu chế tạo, chúng cũng bảo đảm an toàn ngang với mức độ an toàn của những thiết bị che chắn;

b) Do cách phải bố trí hoặc đặt vị trí, sự bố trí hoặc vị trí đó cũng bảo đảm được an toàn ngang với mức độ an toàn của những thiết bị che chắn thích hợp.

2. Việc cấm bán, cho thuê, nhượng lại dưới bất kỳ danh nghĩa nào khác, hoặc trưng bày như quy định tại các khoản 1 và 2, Điều 2 sẽ không áp dụng cho những máy móc mà chỉ v́ lư do sẽ không thoả măn đầy đủ các điều kiện nói ở các khoản 3 và 4, Điều 2, trong khi tiến hành các công việc bảo dưỡng, tra dầu mỡ, lắp đặt hoặc điều chỉnh máy, với điều kiện là các công việc này có thể được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn thông thường về an toàn.

3. Các quy định của Điều 2 không cản trở việc bán cũng như nhượng lại dưới bất kỳ danh nghĩa nào khác những máy móc để gửi vào kho, thải bỏ hoặc tu sửa. Tuy nhiên, các máy móc đó không được bán, cho thuê, nhượng lại dưới bất kỳ danh nghĩa nào khác hoặc trưng bày sau khi đă gửi vào kho hoặc đă tu sửa, trừ phi chúng thoả măn các điều kiện quy định tại Điều 2.

Điều 4.

Nghĩa vụ thi hành các quy định tại Điều 2 thuộc trách nhiệm của ngư ời bán, người cho thuê, người sang nhượng lại máy dưới bất kỳ danh nghĩa nào hoặc người tr ưng b ày và trong những trường hợp thích hợp, chiểu theo pháp luật quốc gia, thuộc trách nhiệm của những người được họ uỷ nhiệm. Người chế tạo máy khi đem bán, cho thuê, sang nhượng lại dưới bất kỳ danh nghĩa nào hoặc đem trưng bày cũng có nghĩa vụ như vậy.

Điều 5.

1. Mọi Nước thành viên đều có thể dự kiến việc tạm miễn thi hành các quy định của Điều 2.

2. Không quá 3 năm từ khi Công ước này có hiệu lực đối với Nước thành viên, các điều kiện và thời hạn của việc tạm miễn thi hành phải được xác định bằng pháp luật hoặc pháp quy quốc gia hoặc bằng các biện pháp hữu hiệu tương đương khác.

3. Khi áp dụng Điều này, nhà chức trách có thẩm quyền phải tham khảo ư kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan, cũng như các tổ chức của người chế tạo, nếu thích hợp.

III. SỬ DỤNG

Điều 6.

1. Việc sử dụng máy móc mà một trong những bộ phận nguy hiểm nào đó, kể cả bộ phận tác nghiệp, không có các thiết bị che chắn thích hợp th́ phải bị pháp luật hoặc pháp quy quốc gia cấm, hoặc bị ngăn chặn bằng các biện pháp hữu hiệu tương đương khác. Tuy nhiên, khi việc cấm đoán đó không thể được thi hành đầy đủ mà không ngăn trở việc sử dụng máy, th́ ít nhất việc cấm đoán đó cũng phải được thực hiện trong giới hạn mà việc sử dụng máy đó cho phép.

2. Các máy móc phải được che chắn sao cho khỏi vi phạm pháp luật và các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn vệ sinh lao động.

Điều 7.

Nghĩa vụ thi hành các quy định của Điều 6 thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Điều 8.

1. Các quy định của Điều 6 không áp dụng cho những máy móc hoặc những bộ phận của máy móc mà do việc chế tạo, việc bố trí hoặc vị trí đặt chúng cũng bảo đảm an toàn ngang với mức độ an toàn của các thiết bị che chắn thích hợp.

2. Các quy định của Điều 6 và Điều 11 không cản trở các công việc bảo dưỡng, tra dầu mỡ, hoặc điều chỉnh máy hay bộ phận của máy, thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn thông thường về an toàn.

Điều 9.

1. Mọi Nước thành viên đều có thể dự kiến việc tạm miễn thi hành các quy định của Điều 6.

2. Thời hạn tạm miễn thi hành, không thể kéo dài quá 3 năm kể từ khi Công ước này có hiệu lực đối với Nước thành viên đó và mọi điều kiện khác đều phải được xác định bằng pháp luật hoặc pháp quy quốc gia, hoặc bằng những biện pháp hữu hiệu tương đương khác.

3. Trong việc áp dụng Điều này, nhà chức trách có thẩm quyền phải tham khảo ư kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan.

Điều 10.

1. Người sử dụng lao động phải có những biện pháp để cho người lao động được biết kịp thời pháp luật hoặc pháp quy quốc gia về che chắn máy móc và phải chỉ dẫn cho họ biết bằng cách nào khi thích hợp, những mối nguy hiểm gây ra cũng như việc đề pḥng phải tuân theo trong việc sử dụng máy móc.

2. Người sử dụng lao động phải thiết lập và duy trì những điều kiện của môi trường sao cho khỏi gây nguy hiểm cho những người lao động được phân công sử dụng những máy móc nêu trong Công ước này.

Điều 11.

1. Không một người lao động nào được sử dụng một cỗ máy mà các thiết bị che chắn đă chuẩn bị cho máy lại không có ở đó. Không được yêu cầu người lao động sử dụng một cỗ máy mà các thiết bị che chắn đă chuẩn bị cho máy lại không có ở đó.

2. Người lao động không được làm mất tác dụng các thiết bị che chắn máy mà ḿnh sử dụng; cũng không được làm mất tác dụng những thiết bị che chắn của một cỗ máy mà người lao động sẽ sử dụng.

Điều 12.

Việc phê chuẩn Công ước này sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền của người lao động trong pháp luật quốc gia về an toàn xă hội hoặc về bảo hiểm xă hội.

Điều 13.

Các quy định tại Phần này của Công ước liên quan đến các nghĩa vụ của người sử dụng lao động và của người lao động được áp dụng cho những người lao động độc lập, trong trường hợp và trong chừng mực do nhà chức trách có thẩm quyền ấn định.

Điều 14.

Theo mục đích của Phần này của Công ước, từ "người sử dụng lao động" bao gồm người được ủy nhiệm của người sử dụng lao động tuỳ theo sự thích ứng và quy định của pháp luật hoặc pháp quy quốc gia.

IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THI HÀNH

Điều 15.

1. Phải có mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc quy định những chế tài thích hợp nhằm bảo đảm việc thi hành hữu hiệu các quy định của Công ước này.

2. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cam kết sẽ bố trí những cơ quan thanh tra thích hợp để giám sát việc thi hành các quy định của Công ước hoặc chứng tỏ có sự thanh tra thích đáng.

Điều 16.

Pháp luật hoặc pháp quy quốc gia làm cho các quy định của Công ước này có hiệu lực phải được nhà chức trách có thẩm quyền soạn thảo, sau khi tham khảo ư kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan, cũng như các tổ chức của nhà chế tạo.

V. PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 17.

1. Các quy định của Công ước áp dụng cho mọi ngành hoạt động kinh tế, trừ phi Nước thành viên phê chuẩn Công ước giới hạn việc áp dụng bằng một bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn.

2. Trong trường hợp có bản tuyên bố giới hạn việc áp dụng các quy định của Công ước này:

a) Các quy định của Công ước phải được áp dụng ít nhất cho những doanh nghiệp hoặc ngành hoạt động kinh tế mà sau khi tham khảo ư kiến những cơ quan thanh tra lao động và những tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan, mà nhà chức trách có thẩm quyền coi là có sử dụng máy móc ở mức độ quan trọng; việc tham khảo ư kiến có thể do bất kỳ một trong những tổ chức nói trên chủ động;

b) Trong các báo cáo theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, Nước thành viên phải ghi rơ những tiến bộ đă đạt được nhằm bảo đảm áp dụng rộng răi hơn các quy định của Công ước.

3. Mọi nước thành viên xây dựng bản tuyên bố theo đúng khoản 1 nói trên có thể huỷ bỏ nó hoàn toàn hoặc một phần bằng một bản tuyên bố sau đó vào bất kỳ lúc nào.

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.