Công văn 968/GSQL-GQ2 năm 2016 về thủ tục hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu
Số hiệu: 968/GSQL-GQ2 Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Giám sát quản lý về hải quan Người ký: Vũ Lê Quân
Ngày ban hành: 22/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 968/GSQL-GQ2
V/v thủ tục hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

Kính gửi: Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Showa Việt Nam.
(Đ/c: Lô M6, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội)

Trả lời văn bản số 12/2016-TX/SAV ngày 07/7/2016 của Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Showa Việt Nam hỏi về thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo loại hình sản xuất xuất khẩu và tái nhập hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Đối với lô hàng đã xuất khẩu bị lỗi phải nhập lại để sửa chữa sau đó tái xuất trở lại cho khách hàng: thủ tục hải quan, hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Mã loại hình khi nhập để sửa chữa là A31 (nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại), khi tái xuất là B13 (xuất khẩu hàng đã nhập khẩu) theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 dẫn trên.

2. Đối với lô hàng xuất bù, là một lô hàng khác nếu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu: thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; sử dụng mã loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu) theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình XNK trên hệ thống VNACCS.

Việc thay thế lô hàng lỗi đã xuất khẩu (giao bù để trả cho khách hàng nước ngoài) và hình thức thanh toán do thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.

Đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long thuộc Cục Hải quan TP. Hà Nội để được hướng dẫn thủ tục cụ thể./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục HQ TP Hà Nội (để t/hiện);
- Lưu: VT, GQ2 (02b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Vũ Lê Quân

 

Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm
...

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm:

a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:

a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh;

a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.

a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

a.4) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu có thể do tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác xuất khẩu.

b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này;

c) Chính sách thuế thực hiện theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này.

Xem nội dung VB