Công văn 7491/BTP-BTTP thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020
Số hiệu: 7491/BTP-BTTP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 14/09/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7491/BTP-BTTP
V/v thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2012

 

Kính gửi:

- Bộ Công an;
-
Bộ Tài chính;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên đoàn luật sư Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, ngày 13/8/2012, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 2320/QĐ-BTP (Sau đây gọi là Kế hoạch tổng thể).

1. Để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, với tư cách là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Chiến lược, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc được đề ra trong Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, cụ thể như sau:

1.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện từ nay đến cuối năm 2012.

a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/12/2012 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được ban hành, chủ động rà soát để thực hiện có hiệu quả các công việc tại Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

c) Chủ động đề xuất với Bộ Tài chính (đối với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương), Sở Tài chính (đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương) trong việc bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác để bảo đảm triển khai thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và Kế hoạch chi tiết của cơ quan, tổ chức, địa phương mình.

1.2. Các công việc cần tập trung thực hiện trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

a) Đối với Bộ Công an

Đề nghị Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện điểm 1.3 mục I phần B của Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

b) Đối với Bộ Tài chính

Đề nghị Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện điểm 1.6 mục I phần B của Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

c) Đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện điểm 6.2 mục I phần B của Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020

d) Đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được giao tại Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

- Thực hiện việc hướng dẫn và theo dõi Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

e) Đối với y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành Đề án phát triển đội ngũ luật sư thì cần chủ động xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đán, đồng thời rà soát các nội dung của Đán để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và điều kiện thực tế tại địa phương trong tình hình mới.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành Đề án phát triển đội ngũ luật sư thì khẩn trương chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, xây dựng, trình y ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 tại địa phương; bảo đảm đến tháng 6 năm 2013 có 100% tỉnh, thành phố ban hành Đề án.

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được giao tại Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

2. Hàng năm, các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng Báo cáo tình hình triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/10 để tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; việc sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2016 và tổng thực hiện Chiến lược vào năm 2020 theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan chủ trì thực hiện các công việc tại Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp thực hiện của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương phản ánh về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(Để biết thông tin chi tiết đề nghị liên hệ Bộ Tư pháp theo số điện thoại: 04.62739502).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan TW của các đoàn thể;
-
Bộ trưởng (để b/c);
-
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính (để biết);
-
Lưu VT, Vụ BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Lê Hồng Sơn