Công văn 745/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch
Số hiệu: 745/HTQTCT-HT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Người ký: Trần Thị Lệ Hoa
Ngày ban hành: 28/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 745/HTQTCT-HT
V/v hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi: Sở Tư pháp thành ph Hồ Chí Minh

Trả lời Công văn số 857/STP-HCTP ngày 29/02/2016 của S Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

1. Về quy định chung

- Quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP chỉ áp dụng đối với các thủ tục đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP phải gửi văn bản yêu cầu xác minh như: cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

Đối với các thủ tục đăng ký hộ tịch còn lại, để tnh tình trạng cố tình kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây ảnh hưởng đến người dân hoặc tùy tiện trong việc cho phép người có yêu cu đăng ký hộ tịch cam đoan, Sở Tư pháp cần chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch, đặc biệt là đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch nâng cao trách nhiệm khi giải quyết thủ tục hành chính, chủ động đôn đốc, bảo đảm thời hạn xác minh. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cần chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan bo đm kết quả xác minh hiệu quả, đúng thời hạn, đồng thời thường xuyên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm quy định pháp luật về hộ tịch.

- Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài yêu cầu đăng ký hộ tịch tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Vic ghi quốc tịch trong giy tờ hộ tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quc tịch nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Về thủ tục đăng ký khai sinh

- Vic thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú sự kiện hộ tịch đã được đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật hộ tịch, nhằm bảo đảm nguyên tắc mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền; các giấy tờ hộ tịch được cấp do người dân cam đoan không đúng sự thật đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy b. Đồng thời, để cơ quan qun lý hộ tịch nắm rõ được tình trạng hộ tịch của cá nhân trong giai đoạn chuyển tiếp. Do vậy, đề nghị Sở Tư pháp quán triệt các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thông báo theo quy định của Luật hộ tịch; trường hợp đăng ký khai sinh không phải tại nơi thường trú của người mẹ thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thông báo về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người mẹ.

- Việc xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ bỏ rơi có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

3. Về thủ tục đăng ký kết hôn

- Về mẫu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân ca một số quốc gia cấp cho công dân nước đó sử dụng trong hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã cung cấp cho các S Tư pháp theo Công văn số 1020/HTQTCT-HT ngày 13/02/2015 và Công văn số 4488/HTQTCT-HT ngày 21/8/2015, đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trong thời gian tới, Cục sẽ trao đi thêm với Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam để tiếp tục cập nhật.

- Trường hợp có vướng mắc về xác định giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài có quốc tịch một nước, nhưng thường trú ở nước khác, khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn, đề nghị Sở Tư pháp cung cấp thông tin cụ thể để Cục trao đi với Cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch để có hướng dẫn thực hiện.

4. Về thủ tục thay đi, ci chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

- Thẩm quyền thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 27 và khoản 3 Điều 46 của Luật hộ tịch.

- Quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 28 của Luật hộ tịch được hiểu: Đối vi trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì ngoài việc cấp trích lục thay đổi, cải chính, thì cơ quan đăng ký hộ tịch còn phải ghi những nội dung thay đổi, cải chính vào mặt sau Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp người có yêu cu không còn bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì giải quyết yêu cầu thay đi, cải chính trong Sđăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn. Sau khi thay đổi, cải chính hộ tịch, Cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào Sổ hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh, bản sao trích lục kết hôn có nội dung đã được thay đổi, ci chính cho người có yêu cầu.

- Việc bổ sung hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật hộ tịch. Trường hợp yêu cầu bổ sung ngày, tháng sinh cho người không có Giy chứng sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, nhưng ngày, tháng sinh trong các giấy t đó không thống nhất thì cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để xác định ngày, tháng sinh.

Trường hợp yêu cầu bổ sung ngày, tháng sinh cho người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thì cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 và khoản 2 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để xác định ngày, tháng sinh, cụ thể như sau: Nếu không xác định được ngày sinh thì ghi ngày đầu tiên của tháng sinh; nếu không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm sinh.

5. Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chcấp 01 bn chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho mỗi lần yêu cầu (với mục đích cụ th) của người dân. Do vậy, đề nghị Sở Tư pháp chỉ đạo, quán triệt Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đúng các quy định của Nghị định.

- Trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nước ngoài, nay về thường trú tại Việt Nam khi yêu cầu cấp xác nhận tình trạng hôn nhân tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải có giấy t chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài. Trường hợp người đó không chứng minh được tình trạng hôn nhân của mình thì Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đề nghị xác minh tình trạng hôn nhân của người đó. Nếu quá thời hạn xác minh mà không nhận văn bản tr lời kết quả xác minh hoặc Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao từ chối xác minh theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân, thì cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.

Đối với trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú nhiều nơi khác nhau mà người đó đã chứng minh được tình trạng hôn nhân của mình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã đã có kết quả xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó ở những nơi thường trú trước đây thì những căn cứ này được sdụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ở nhng lần khác nhau.

- Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian thường trú ở trong nước thì y ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện cấp xác nhận tình trạng hôn nhân.

6. Ghi chú ly hôn

Thm quyền ghi chú ly hôn tại nơi cư trú theo quy định của Điều 38 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được hiểu là nơi cư trú của cá nhân tại thời điểm yêu cầu ghi chú ly hôn.

Trường hợp công dân Việt Nam chung sống với người khác như vợ, chồng không đăng ký kết hôn, sau đó cư trú ở nước ngoài, đã được cơ quan có thm quyền của nước ngoài giải quyết ly hôn/hủy việc kết hôn, nay ngưi đó có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn mới có thm quyền giải quyết yêu cầu ghi chú ly hôn.

7. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đã được Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP, do vậy, đề nghị Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu để hướng dẫn cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện.

8. Đăng ký lại khai sinh

Việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP; trường hợp cha, mẹ của người được đăng ký lại khai sinh đã chết thì người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh phải xut trình giy tờ chứng minh việc cha, mẹ chết; nội dung được xác định theo giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP; phần ghi về nơi cư trú của cha, mẹ trong Giấy khai sinh của người con ghi đã chết”.

9. Đối với những nội dung Luật Hôn nhân và gia đình, Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP , Thông tư số 15/2015/TT-BTP đã có quy định cụ thể, đề nghị Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu để hướng dẫn địa phương thực hiện, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực không hướng dẫn lại. Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong thực tin, đ nghị Sở Tư pháp cung cp thông tin cụ thể để Cục có chỉ đạo, hướng dẫn.

Trên đây là ý kiến của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực để S Tư pháp trin khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (để b/cáo);
- Cục trưng (để b/cáo);
- Cổng thông tin điện t BTP (để đăng tải);
- Lưu: VT (Hi).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Thị Lệ Hoa

 

Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
...

4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.

Xem nội dung VB
Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh

1. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

Xem nội dung VB
Điều 24. Ghi quốc tịch trong các giấy tờ về hộ tịch đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài

Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi đăng ký hộ tịch trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài của người đó đều được ghi trong giấy tờ hộ tịch.

Xem nội dung VB
Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
...

4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

Xem nội dung VB
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Xem nội dung VB
Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
...

Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
...

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Xem nội dung VB
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
...

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch

1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Xem nội dung VB
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
...

5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
...

4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.

Xem nội dung VB
Điều 22. Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn
...

2. Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn là ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng, trừ trường hợp đăng ký lại kết hôn; đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống.

Xem nội dung VB
Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh

1. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

2. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan biết về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định của Điều 5 Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Xem nội dung VB
Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn

Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn.

Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.

Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.

Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.

2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.

3. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.

Xem nội dung VB
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Xem nội dung VB
Điều 10. Xác định nội dung đăng ký lại khai sinh

1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Trong bản sao Giấy khai sinh của Nguyễn Văn A cấp năm 1975 ghi họ tên cha là Nguyễn Văn B, sinh năm 1950, quốc tịch Việt Nam. Nhưng hiện nay người cha đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Đức, thay đổi họ tên là Nguyen Henry, thì khi đăng ký lại khai sinh cho Nguyễn Văn A, người đi đăng ký phải xuất trình Quyết định của Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam và giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch Đức, việc thay đổi họ tên của người cha; phần khai về người cha trong Giấy khai sinh được ghi như sau:

“Họ tên cha: Nguyen Henry, sinh năm 1950, quốc tịch Đức”.

“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ: Người cha thay đổi họ tên và quốc tịch từ Nguyễn Văn B, quốc tịch Việt Nam, thành Nguyen Henry, quốc tịch Đức.

2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì xác định và ghi theo địa danh hành chính hiện tại; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Nơi sinh, quê quán trong bản sao Giấy khai sinh trước đây của Nguyễn Văn A là “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú”; hiện tại đã thay đổi địa danh huyện và tỉnh là Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc thì ghi nơi sinh, quê quán theo địa danh hành chính hiện tại là: “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.

“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ: Nơi sinh, quê quán thay đổi từ “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú” thành “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.

Xem nội dung VB
Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

4. Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai sinh đã được cấp không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB