Công văn 7110/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 7110/BGDĐT-CSVCTBTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 24/10/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7110/BGDĐT-CSVCTBTH
V/v hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012

 

Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố

Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, để việc mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cho các trường phổ thông, cụ thể như sau:

1. Danh mục thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ bao gồm:

1.1. Thiết bị dạy học thông dụng: Cassette; Tăng âm + Loa + Micrro; Ti vi; Đầu đĩa; Máy vi tính; Máy chiếu đa năng; Thiết bị âm thanh đa năng; Tranh tương tác; Thẻ luyện tập; Bộ thẻ các nhân vật; Bộ thẻ chữ; Băng, đĩa.

1.2. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng: Thiết bị điều khiển của giáo viên; Thiết bị thực hành của học sinh; Hệ thống phụ kiện kết nối.

(Có Danh mục kèm theo)

2. Điều kiện để xây dựng kế hoạch mua sắm

Các sở giáo dục và đào tạo triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”: căn cứ vào khả năng sử dụng thiết bị của giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất hiện có của từng trường học; số lớp học, số học sinh; các chức năng cơ bản của từng thiết bị phù hợp với yêu cầu, khả năng giảng dạy của từng cơ sở giáo dục; tổ chức rà soát các thiết bị dạy học đã có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông (Ban hành kèm theo công văn này) để lập kế hoạch mua sắm về chủng loại, số lượng thiết bị phục vụ giảng dạy môn Ngoại ngữ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

3. Tổ chức mua sắm:

3.1. Đối với các trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ còn hạn chế về chuyên môn chỉ lựa chọn trong nhóm thiết bị thông dụng để mua sắm những thiết bị cần thiết tối thiểu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy và học. Đối với các thiết bị thông dụng đã được đầu tư những năm trước như máy vi tính, máy chiếu, ti vi, cassette... phải bảo dưỡng, lắp đặt kết hợp mà không phải mua sắm bổ sung.

3.2. Đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn có thể cân nhắc lựa chọn một phương án trong Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng để mua sắm và chỉ được mua sắm khi có đủ điều kiện: Giáo viên đã được tập huấn sử dụng thành thạo thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng; đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường (phòng học, bàn, ghế...) và cam kết của nhà cung cấp về xuất xứ hàng hóa, điều kiện lắp đặt, bảo hành, bảo trì và hướng dẫn sử dụng cho các phòng học bộ môn và không mua sắm quá 01 phòng/trường. Đối với các thiết bị đã được đầu tư từ những năm trước như: Máy vi tính cho giáo viên và học sinh; máy chiếu; màn chiếu... yêu cầu phải bảo dưỡng, lắp đặt kết hợp mà không phải mua sắm bổ sung.

3.3. Đối với các thiết bị dạy học khác (ngoài Danh mục kèm theo công văn này) để hỗ trợ thêm cho giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập có hiệu quả, tùy theo điều kiện của từng cơ sở giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đủ năng lực sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất cho lắp đặt, nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường để cân nhắc kỹ và có thể mua sắm bổ sung phù hợp với yêu cầu của chương trình, nội dung sách giáo khoa, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

3.4. Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

3.5. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch đầu tư, tổ chức mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học của các trường đảm bảo số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí và tiêu cực trong đầu tư.

4. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên

Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy ngoại ngữ sử dụng thành thạo thiết bị dạy học theo yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa. Trong quá trình tập huấn cần bố trí đủ thiết bị dạy học đã được đầu tư; yêu cầu nhà cung cấp phải cam kết phối hợp hướng dẫn sử dụng thiết bị được đầu tư đạt hiệu quả cao nhất; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ.

5. Công tác kiểm tra, thanh tra

5.1. Sở giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng kiểm tra chất lượng, xuất xứ của thiết bị, tổ chức triển khai sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục;

5.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, tự làm, sử dụng, bảo quản... thiết bị dạy học của các địa phương trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện.

6. Kinh phí thực hiện

Kinh phí mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ được cân đối từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục của địa phương; kinh phí hợp pháp khác và huy động từ xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phổ biến đến các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo; Hiệu trưởng các trường phổ thông và các đơn vị liên quan để thực hiện nghiêm túc nội dung văn bản này. Văn bản này thay thế văn bản số 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06/9/2011 về việc hướng dẫn mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cấp tiểu học năm học 2011-2012.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh/thành phố (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng;
- Đề án NNQG 2020, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ KHCNMT, Vụ KHTC, Vụ TCCB, Cục NGCBQLGD, Cục KTKĐCLGD, T.tra và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan;
- Website của Bộ GD&ĐT;
- Hiệp hội TBGD Việt Nam;
- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 


DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Kèm theo Công văn số 7110/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Chức năng cơ bản

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

I

Thiết bị dạy học thông dụng

 

 

 

1

Cassette

Chiếc

Dùng được băng, đĩa.

- Loại thông dụng.

- Nguồn tự động 90V – 240V/50Hz và sử dụng được pin, ắc qui.

- Công suất phù hợp cho một lớp học.

2

Tăng âm + Loa + Micro

Bộ

- Khuếch đại và trộn âm thanh.

- Thu phát âm thanh.

- Loại thông dụng, công suất phù hợp cho lớp học.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp.

3

Ti vi

Chiếc

Nghe/nhìn âm thanh và hình ảnh.

- Loại thông dụng.

- Đa hệ màu. Màn hình có kích thước phù hợp với mục đích sử dụng và diện tích phòng học.

- Hệ thống FVS; có hai đường tiếng (Stereo); công suất tối thiểu đường ra 2 x 10W; Có chức năng tự điều chỉnh âm lượng; dò kênh tự động và bằng tay.

- Ngôn ngữ hiển thị có Tiếng Việt.

- Có đường tín hiệu vào dưới dạng (AV, S – Video, DVD, HDMI).

- Nguồn tự động 90V – 240V/50Hz.

4

Đầu đĩa

Chiếc

Phát hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói.

- Loại thông dụng.

- Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW, MP3, JPEG và các chuẩn thông dụng khác; kết nối được các thiết bị nhớ ngoài như thẻ nhớ, USB…

- Hệ màu: Đa hệ.

- Tín hiệu ra dưới dạng AV, Video Component, S–video, HDMI.

- Phát lặp từng bài, từng đoạn tùy chọn hoặc cả đĩa.

- Nguồn tự động từ 90 V – 240 V/ 50 Hz.

5

Máy vi tính

Chiếc

Kết nối được các thiết bị ngoại vi; cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học.

- Loại thông dụng.

- CPU : tối thiểu 2 Ghz.

- Bộ nhớ trong: tối thiểu 2GB.

- Ổ đĩa cứng: tối thiểu 320GB.

6

Máy chiếu đa năng

Bộ

Được kết nối với máy tính để trình chiếu các hình ảnh, vật thể, bài giảng.

- Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp.

- Cường độ sáng tối thiểu 3.000 Ansilumens.

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

7

Thiết bị âm thanh đa năng

Bộ

- Tăng âm lượng giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Có chức năng tích hợp được nhiều thiết bị như âm ly, loa, và các thiết bị khác.

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đài FM, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị (có thể sử dụng nguồn pin, ắc quy).

- Kèm theo micro cho giáo viên và học sinh.

8

Tranh tương tác

Bộ

Luyện nghe, nói và giao tiếp trong lớp học

Gồm các tranh có nội dung theo chủ đề trong sách giáo khoa. Kích th­ước tối thiểu (790x540)mm, in 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2 cán láng OPP hoặc vật liệu khác phù hợp.

9

Thẻ luyện tập

Bộ

Luyện giao tiếp trong lớp học và hỗ trợ học sinh học từ vựng.

Gồm các thẻ hỗ trợ cho học sinh học từ vựng thông qua các hoạt động theo nội dung của sách giáo khoa. Kích thước tối thiểu (140x85)mm, in 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2 cán láng OPP hoặc vật liệu khác phù hợp.

10

Bộ thẻ các nhân vật

Bộ

Dạy các hoạt động giao tiếp, đóng vai.

Làm bằng giấy couché hoặc vật liệu khác. Có kích thước, hình dáng, màu sắc phù hợp để nhận biết được các nhân vật trong nội dung sách giáo khoa.

11

Bộ thẻ chữ

Bộ

- Hỗ trợ ghép từ, ghép chữ.

- Luyện cho học sinh nhớ câu, các từ.

- Gồm các chữ cái, quân số, các con chữ.

- Làm bằng vật liệu giấy duyplec, trọng lượng khoảng 350g/m2, in 4 màu cán OPP, kích thước tối thiểu (25 x 55)mm hoặc vật liệu khác phù hợp.

12

Băng, đĩa

 

- Để dạy luyện, nghe, nói cho học sinh.

- Có thể thay thế bằng phần mềm, USB…

Loại thông dụng, có nội dung phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa.

II

Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng.

 

Lắp đặt trong phòng học để dạy môn Ngoại ngữ và các môn học khác.

Có thể lắp đặt ở phòng học thông thường và các phòng học bộ môn.

1

Phương án 1: Chỉ có máy tính cho giáo viên, không có máy tính cho học sinh

1.1

Máy vi tính cho giáo viên

Chiếc

 Kết nối được các thiết bị ngoại vi; cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học

 

- Loại thông dụng.

- CPU : tối thiểu 2 Ghz.

- Bộ nhớ trong: tối thiểu 2GB.

- Ổ đĩa cứng: tối thiểu 320GB

1.2

Thiết bị dạy ngoại ngữ

 

 

 

 

Hệ thống bao gồm các khối thiết bị phân theo chức năng sử dụng:

- Khối thiết bị điều khiển của giáo viên bao gồm tai nghe có Micro (khuếch đại và xử lý tín hiệu ).

- Khối thiết bị điều khiển của học sinh bao gồm tai nghe có micro

- Hệ thống phụ kiện kết nối.

Hệ thống

Phục vụ dạy học ngoại ngữ với các chức năng cơ bản bao gồm:

Chức năng nghe - nói

+ Giáo viên có thể truyền âm thanh tới 1 HS, một nhóm HS bất kỳ hoặc cả lớp.

+ Giáo viên có thể truyền âm thanh từ một máy của học sinh bất kỳ trong lớp học tới 1 hoặc một nhóm học sinh khác.

+ Giáo viên có thể hội thoại với 1 HS, một nhóm HS bất kỳ hoặc cả lớp.

+ Lớp học có thể được chia làm nhiều nhóm để thực hành giao tiếp. Giáo viên có thể quan sát và tham gia vào bất cứ nhóm nào để sửa lỗi hoặc giảng bài.

Chức năng giám sát - kiểm tra

+ Giáo viên có thể giám sát các hoạt động của học sinh.

+ Giáo viên có thể thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm,...

 - Khối thiết bị bị điều khiển của giáo viên:

 + Dùng để khuyếch đại, xử lý tín hiệu và điều khiển các nguồn âm thanh hình ảnh vào như đầu DVD, cassette, máy tính, máy chiếu và âm thanh hình ảnh ra như máy chiếu, tivi...

 + Có phần mềm điều khiển cài trên máy tính giáo viên.

- Thiết bị điều khiển của học sinh:

 Thiết bị dùng để tiếp nhận các tín hiệu điều khiển, tín hiệu âm thanh từ thiết bị điều khiển của giáo viên. Có các nút chức năng dùng để thao tác. Có màn hình hiển thị. Có cổng kết nối vào ra

 - Hệ thống phụ kiện kết nối: Hệ thống cáp điện và tín hiệu đủ cho cả hệ thống.

2

Phương án 2: Có máy tính cho giáo viên và máy tính cho từng học sinh

2.1

Máy vi tính cho giáo viên và học sinh

Bộ

 Kết nối được các thiết bị ngoại vi; cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học

- Loại thông dụng.

- CPU : tối thiểu 2 Ghz.

- Bộ nhớ trong: tối thiểu 2GB.

- Ổ đĩa cứng: tối thiểu 320GB

2.2

Thiết bị dạy ngoại ngữ

 

 

 

 

Hệ thống bao gồm các khối thiết bị phân theo chức năng sử dụng:

- Khối thiêt bị điều khiển của giáo viên bao gồm tai nghe có Micro cùng bàn phím điều khiển và phần mềm điều khiển cài trên máy tính.

- Khối thiết bị điều khiển của học sinh bao gồm tai nghe có micro cùng phần mềm điều khiển cài trên máy tính

- Hệ thống phụ kiện kết nối.

Hệ thống

Phục vụ dạy học ngoại ngữ với các chức năng cơ bản bao gồm:

Chức năng nghe - nói

+ Giáo viên có thể truyền âm thanh, hình ảnh từ máy giáo viên, đầu DVD, cassette ... tới 1 HS, một nhóm HS bất kỳ hoặc cả lớp.

+ Giáo viên có thể truyền âm thanh, hình ảnh từ một máy học sinh bất kỳ trong lớp học tới 1 hoặc một nhóm học sinh khác.

+ Giáo viên có thể hội thoại với 1 HS, một nhóm HS bất kỳ hoặc cả lớp.

+ Lớp học có thể được chia làm nhiều nhóm để thực hành giao tiếp. Giáo viên có thể quan sát và tham gia vào bất cứ nhóm nào để sửa lỗi hoặc giảng bài.

+ Giáo viên có thể truyền tín hiệu hình ảnh tới học sinh.

+ Giáo viên có thể thiết lập cho học sinh nghe, nói đồng thời trên chính tai nghe của mình để học sinh tập nghe, nói và tự chỉnh sửa phát âm.

+ Giáo viên có thể thiết lập nhóm hội thoại

Chức năng đọc - viết

+ Giáo viên có thể ghi âm để phục vụ cho học sinh tự học hoặc chấm điểm.

+ Giáo viên có thể chuyển nội dung luyện đọc tới học sinh.

+ Giáo viên có thể trao đổi với học sinh theo dạng text (chat).

+ Học sinh có thể ghi âm giọng của mình, chuyển cho giáo viên để giáo viên nghe lại và chấm điểm.

Chắc năng giám sát - kiểm tra

+ Giáo viên có thể giám sát các hoạt động trên máy của học sinh.

+ Giáo viên có thể thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận

+ Giáo viên có thể kiểm soát toàn bộ các phần mềm ứng dụng chạy trên máy học sinh và ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích.

 - Khối thiết bị bị điều khiển của giáo viên:

 Thiết bị có các cổng dữ liệu vào ra cần thiết dùng để khuếch đại, xử lý và truyền dữ liệu từ máy tính giáo viên đến các máy tính của học sinh

 Có bàn điều khiển giúp giáo viên thuận tiện cho việc thực hiện các chức năng cần thiết của phòng học ngoại ngữ.

 Có phần mềm điều khiển cài trên máy tính giáo viên

- Khối thiết bị điều khiển của học sinh:

 Thiết bị dùng để tiếp nhận các tín hiệu điều khiển, tín hiệu âm thanh hình ảnh từ máy tính giáo viên truyền tới máy tính học sinh đảm bảo âm thanh trung thực..

 Có phần mềm điều khiển cài trên máy tính học sinh

- Hệ thống phụ kiện kết nối: bao gồm hệ thống dây mạng và tải điện điện đảm bảo ổn định.