Công văn 7028/BYT-AIDS triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Số hiệu: | 7028/BYT-AIDS | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 17/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7028/BYT-AIDS |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện:
1. Tổ chức quán triệt đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể xã hội từ tỉnh đến cơ sở.
2. Xây dựng Kế hoạch hành động của tỉnh, thành phố thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Kế hoạch hành động cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố. Bộ Y tế xin gửi kèm hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động cho các địa phương để thực hiện.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố gửi bản Kế hoạch hành động của tỉnh, thành phố thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 về Bộ Y tế trước ngày 31/12/2012 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố liên hệ Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), địa chỉ 135/3 Núi Trúc, Hà Nội, điện thoại 04.38465731, fax 04.38465732.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo công văn số 7028/BYT-AlDS ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế)
I. MỤC ĐÍCH
Xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên về công tác phòng, chống HIV/AIDS tới năm 2020, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được xây dựng trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (sau đây viết tắt là Chiến lược) bằng những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của địa phương phù hợp với tình hình dịch HIV/AIDS và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố giai đoạn 2012-2020.
II. YÊU CẦU
1. Kế hoạch hành động của tỉnh, thành phố cần thực hiện đầy đủ và cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế điều phối, tổ chức thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên của tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2020.
2. Lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự những vấn đề ưu tiên dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn tình hình dịch HIV/AIDS của từng địa phương để đảm bảo giải quyết các lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương.
3. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của tỉnh phải huy động được cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư và mỗi người dân tích cực hưởng ứng và thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN PHÂN TÍCH KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Dựa vào kết quả giám sát phát hiện HIV/AIDS, giám sát trọng điểm HIV kết hợp giám sát hành vi, các nghiên cứu khác đánh giá diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương trong giai đoạn qua. Đánh giá kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS trong người dân và mức độ hành vi nguy cơ trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV (nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam).
2. Phân tích các kết quả triển khai các hoạt động chính trong thời gian, những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.
3. Các chính sách đã được triển khai tại địa phương về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
4. Nhân lực thực hiện phòng, chống HIV/AIDS, số lượng và chất lượng mạng lưới chuyên trách, công tác viên phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng.
5. Nguồn lực tài chính thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
IV. CẤU TRÚC CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
4.1. Tên kế hoạch: Kế hoạch hành động của tỉnh/thành phố ... thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4.2. Cấu trúc Kế hoạch:
4.2.1. Bối cảnh xây dựng kế hoạch hành động:
Xác định vị trí, vai trò của Kế hoạch hành động của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như mối quan hệ với Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
a) Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của địa phương.
Đánh giá thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, giải pháp, cơ chế và tổ chức thực hiện so với kế hoạch đề ra và kết quả chung của cả nước để thấy mức độ đạt được của địa phương. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, những hạn chế, từ đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động trong thời gian tới.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu
- Kết quả thực hiện các chương trình hành động.
- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện: tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các cấp từ tỉnh đến thôn/bản, đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; nghiên cứu thông tin, số liệu, cơ sở dữ liệu...
- Lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước (Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng chiến lược; chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch; xây dựng định mức, tiêu chuẩn, kiểm tra, thanh tra, giám sát)
b) Khó khăn, thách thức:
Xuất phát từ thực tế triển khai, những mục tiêu đã đạt và chưa đạt mà trọng tâm là công tác phòng, chống HIV/AIDS để làm rõ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân chủ quan, khách quan và những thách thức trong thời gian tới.
4.2.2. Phần thứ hai: Cơ sở pháp lý và những vấn đề cần giải quyết
a) Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 của địa phương.
- Các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
b) Những vấn đề cần giải quyết:
- Lựa chọn những vấn đề cần ưu tiên về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh/thành phố cần giải quyết trên cơ sở những vấn đề đã được xác định trong Chiến lược (các tỉnh/ khu vực miền núi/khu vực đồng bằng...) và thực tế tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương. Nếu không giải quyết vấn đề hậu quả sẽ ra sao? Tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống xã hội ở mức độ nào? Dự báo tác động của Kế hoạch hành động đối với các vấn đề của các địa phương.
4.2.3. Phần thứ ba: Mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và kế hoạch
4.2.2.1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu cụ thể:
Bám sát mục tiêu của Chiến lược Quốc gia, tình hình dịch HIV/AIDS địa phương để đặt ra mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế. Tham khảo thêm số liệu ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS đến năm 2015, các mô hình ước tính đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tập huấn để xây dựng mục tiêu chung đảm bảo thực hiện được nhưng không xa rời thực tế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu cụ thể mô tả chi tiết định hướng cho một kết quả cụ thể. Các mục tiêu cụ thể cần: rõ ràng, chi tiết, đo lường được và có tính khả thi, dựa trên các nhu cầu đã xác định, bao gồm kế hoạch thời gian.
- Do sự khác biệt rõ nét về tình hình dịch HIV/AIDS giữa các vùng, các tỉnh nên thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn đề cần bám sát thực trạng của địa phương.
- Các mục tiêu bám sát mục tiêu Chiến lược Quốc gia và mục tiêu của các đề án thực hiện Chiến lược quốc gia do Bộ Y tế ban hành, trên cơ sở các mục tiêu này và số liệu cơ bản của tỉnh để đặt mục tiêu của tỉnh phù hợp tình trạng hiện tại ở địa phương.
- Lưu ý khi xác định các chỉ bảo kiểm định mục tiêu:
Cần sử dụng số liệu đầu vào từ nguồn thông tin số liệu thống kê chính thức gồm: Xác định chỉ báo cho 2 thời kỳ 2012-2015 và 2016-2020 trên cơ sở các mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và các đề án của Chiến lược.
4.2.2.2. Nhiệm vụ:
Dựa vào các nhiệm vụ Chiến lược để cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện của Chiến lược và mục tiêu đã đặt hợp với đặc điểm tình hình dịch HIV/AIDS và các đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh.
4.2.2.3. Các giải pháp:
Đây là phần quan trọng nhất bao gồm nhiều cách trình bày khác nhau như: Giải pháp chung, giải pháp cụ thể; hoặc các giải pháp theo thứ tự ưu tiên, từ đó xác định các hoạt động chi tiết; hoặc các hoạt động thực hiện kế hoạch. Trong Kế hoạch hành động của tỉnh, cần cụ thể hóa những nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Đặc biệt bám sát các giải pháp của Chiến lược, chú trọng đặc thù về hình thái dịch HIV/AIDS, đặc điểm kinh tế, văn hóa của địa phương.
4.2.2.4. Kế hoạch hoạt động:
- Các nội dung của Chiến lược được kết cấu theo các đề án Chiến lược, trên cơ sở nội dung của Đề án Chiến lược, sắp xếp các nội dung theo thứ tự ưu tiên của tỉnh và bám sát mục tiêu đã đề ra.
- Các nội dung của bản kế hoạch hành động cần được đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể để căn cứ làm xây dựng kế hoạch kinh phí hằng năm.
4.2.4. Phần thứ tư: Nhu cầu kinh phí
4.2.3.1. Ước tính kinh phí
- Trên cơ sở định mức chi tiêu quốc gia, các nội dung hoạt động cần tính toán chi phí sơ bộ cho các hoạt động.
- Các tính toán nên có tính toán mức độ trượt giá hằng năm, tăng lương...
4.2.3.2. Nguồn kinh phí:
- Nguồn từ Chương trình Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS;
- Nguồn từ các chương trình/dự án quốc tế (Quỹ Viện trợ khẩn cấp cho phòng, chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ; Dự án Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam; Dự án Phòng, chống HIV/AIDS do Quỹ toàn cầu tài trợ và các nhà tài trợ khác);
- Nguồn từ địa phương;
- Nguồn kinh phí xã hội hóa;
- Các nguồn hợp pháp khác.
4.2.5. Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ phân công thực hiện của Chiến lược quốc gia và các đề án của Chiến lược và các văn bản hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ban ngành.
- Việc phân công nhiệm vụ tránh hiện tượng chồng chéo giữa các sở ban, ngành hoặc chung chung không ai thực hiện.
- Phân công trách nhiệm, phân quyền cho tuyến huyện về triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch hành động.
Xây dựng Phụ lục: Khung kế hoạch hành động
TT |
Nội dung hoạt động |
Thời gian |
Địa điểm |
Đơn vị thực hiện |
Đơn vị phối hợp |
Kinh phí (ĐVT: 1.000.000 VNĐ) |
Dự kiến kết quả |
|
Bắt đầu |
Kết thúc |
|||||||
I |
Mục tiêu 1: |
|||||||
1 |
Nội dung 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Nội dung 1.1. |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Nội dung 1.2 |
|
|
|
|
|
||
2 |
Nội dung 2 |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Mục tiêu 2: |
|||||||
1 |
Nội dung 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nội dung 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2015 về việc ký Hiệp định giữa Việt Nam và A-déc-bai-gian về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong các vấn đề về hải quan Ban hành: 08/05/2015 | Cập nhật: 19/05/2015
Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Ban hành: 25/05/2012 | Cập nhật: 29/05/2012
Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 23/05/2008 | Cập nhật: 30/05/2008