Công văn 6464/TCHQ-GSQL năm 2020 về thực hiện Hiệp định EVFTA
Số hiệu: 6464/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Mai Xuân Thành
Ngày ban hành: 05/10/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6464/TCHQ-GSQL
V/v thực hiện Hiệp định EVFTA

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh.

Trả lời công văn số 2579/HQHCM-GSQL đề ngày 07/9/2020 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh vướng mắc trong việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Liên Minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp người bán hàng có trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA:

Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương quy định về hình thức khai báo, thông tin khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu.

Điều 3 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định về nhà xuất khẩu, cụ thể: “nhà xuất khẩu là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa...”

Việc kiểm tra xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xuất xứ hàng hóa nhập khẩu căn cứ quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC (sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC) và các văn bản có liên quan.

Yêu cầu Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh căn cứ hướng dẫn tại các Thông tư nêu trên để kiểm tra và xử lý theo quy định.

2. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ cho lô hàng bao gồm nhiều chủng loại hàng hóa có xuất xứ từ nhiều nước thành viên hoặc khai báo xuất xứ trên chứng từ thương mại cho cả hàng hóa không có xuất xứ EU:

- Theo thông báo từ Hải quan EU, đối với khai báo về xuất xứ hàng hóa quy định tại Mẫu lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa ban hành tại Phụ lục VII, Thông tư số 11/2020/TT-BCT , người xuất khẩu EU khai báo xuất xứ “EU” hoặc “European Union” (Liên minh châu Âu). Người xuất khẩu không khai báo xuất xứ theo tên của một nước Châu Âu. Trường hợp cơ quan hải quan tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo xuất xứ theo tên một nước Châu Âu, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi báo cáo về Tổng cục để được hướng dẫn.

- Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương quy định nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa. Theo đó, chứng từ thương mại khai báo cả hàng hóa không có xuất xứ EU và hàng hóa có xuất xứ EU sẽ không làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ trong khai báo tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa với điều kiện tự khai báo xuất xứ cho các hàng hóa xuất xứ EU đáp ứng quy định Thông tư số 11/2020/TT-BCT và các văn bản có liên quan.

3. Chứng từ chứng minh hàng hóa không thay đổi xuất xứ:

Yêu cầu Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 17, Thông tư số 11/2020/TT-BCT về chứng từ chứng minh hàng hóa không thay đổi xuất xứ khi quá cảnh qua nước không thành viên, cụ thể:

“4. Trong trường hợp nghi ngờ, Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:

a) Chứng từ vận tải như vận tải đơn.

b) Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng.

c) Chứng từ liên quan đến hàng hóa.

d) Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng.

5. Thuật ngữ “trong trường hợp nghi ngờ” quy định tại khoản 4 Điều này được hiểu là Nước thành viên nhập khẩu được quyền xác định trường hợp cần thiết phải yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không thể thường xuyên yêu cầu việc nộp các chứng từ chứng minh đó.”

Trường hợp gặp vướng mắc vượt thẩm quyền, yêu cầu Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh gửi báo cáo vướng mắc và hồ sơ lô hàng liên quan về Tổng cục để được hướng dẫn.

4. Kiểm tra mã số REX:

- Để kiểm tra tính hợp lệ của mã số REX của công ty xuất khẩu Châu Âu, yêu cầu truy cập trang thông tin điện tử sau đây: https://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/eos/rex_validation.jsp? .

Theo thông báo của Hải quan Châu Âu, cơ quan hải quan có thể tra cứu được thông tin về nhà xuất khẩu (như tên công ty, địa chỉ, công ty sản xuất hay công ty thương mại), danh sách hàng hóa,.. trong trường hợp nhà xuất khẩu đồng ý phổ biến thông tin này trên trang điện tử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như một số nhà xuất khẩu của Đức, chỉ có thông tin về mã số REX và thời hạn hiệu lực của mã số REX được công bố.

- Việc kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020; Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/9/2019) của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn liên quan.

5. Xử lý thuế đối với các lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 1/8/2020 đến trước ngày 18/9/2020 (thời điểm Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 có hiệu lực):

Yêu cầu Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3.1 công văn số 6283/TCHQ-TXNK ngày 24/9/2020 về xử lý tiền thuế nộp thừa.

Tổng cục Hải quan thông báo để đơn vị biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu

1. Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.

2. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

3. Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều này có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

4. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

5. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

6. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu .

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Chương”, “Nhóm” và “Phân nhóm” là các Chương (2 số), Nhóm (4 số) và Phân nhóm (6 số) sử dụng trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (sau đây gọi là “Hệ thống Hài hòa” hay “HS”).

2. “Được phân loại” là sự phân loại hàng hóa hoặc nguyên liệu theo Chương, Nhóm hay Phân nhóm cụ thể của Hệ thống Hài hòa.

3. “Lô hàng” là các sản phẩm được gửi cùng nhau từ nhà xuất khẩu đến người nhận hàng hoặc được thể hiện trên cùng một chứng từ vận tải thể hiện việc vận chuyển từ nhà xuất khẩu đến người nhận hàng hay trên cùng một hóa đơn trong trường hợp không có chứng từ vận tải.

4. “Trị giá hải quan” là trị giá được xác định theo Hiệp định Trị giá hải quan.

5. “Nhà xuất khẩu” là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.

6. “Giá xuất xưởng” là:

a) Giá hàng hóa được trả cho nhà sản xuất đã tham gia vào quá trình sản xuất hoặc gia công cuối cùng, với điều kiện giá đó bao gồm trị giá của các nguyên liệu được sử dụng và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, trừ các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

b) Trường hợp giá xuất xưởng không phản ánh đầy đủ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất thực tế tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu, giá xuất xưởng là tổng chi phí trừ đi các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

c) Trường hợp công đoạn gia công hoặc sản xuất cuối cùng được thương nhân ký hợp đồng phụ thuê một nhà sản xuất khác gia công, sản xuất, thuật ngữ “nhà sản xuất” tại khoản này được hiểu là thương nhân đi thuê gia công, sản xuất.

7. “Nguyên liệu” bao gồm bất kỳ thành phần, nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tùng hoặc các loại khác được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

8. “Sản phẩm” là thành phẩm được sản xuất, bao gồm cả thành phẩm được sản xuất với mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất khác sau này.

9. “Hàng hóa” bao gồm nguyên liệu và sản phẩm.

10. “Sản xuất” là hoạt động để tạo ra sản phẩm, bao gồm gia công, sản xuất, chế tạo, chế biến hoặc lắp ráp.

11. “Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau” là nguyên liệu cùng loại, có chất lượng thương mại như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật và khi được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể phân biệt nguyên liệu này với nguyên liệu khác.

12. “Hàng hóa không có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu không có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.

13. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.

14. “Lãnh thổ” bao gồm lãnh hải.

15. “Trị giá nguyên liệu” là trị giá hải quan tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng hoặc là giá mua của nguyên liệu tại Việt Nam hoặc tại Liên minh châu Âu trong trường hợp không thể xác định được tại thời điểm nhập khẩu.

Xem nội dung VB
Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu

1. Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.

2. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

3. Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều này có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

4. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

5. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

6. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu .

Xem nội dung VB
Điều 17. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
...

4. Trong trường hợp nghi ngờ, Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:

a) Chứng từ vận tải như vận tải đơn.

b) Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng.

c) Chứng từ liên quan đến hàng hóa.

d) Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng.

5. Thuật ngữ “trong trường hợp nghi ngờ” quy định tại khoản 4 Điều này được hiểu là Nước thành viên nhập khẩu được quyền xác định trường hợp cần thiết phải yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không thể thường xuyên yêu cầu việc nộp các chứng từ chứng minh đó.

Xem nội dung VB
Ngày 18/9/2020, Nghị định số 111/2020/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định EVFTA) giai đoạn 2020-2022 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Để thực hiện Nghị định, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
...

3. Về xử lý tiền thuế nộp thừa

3.1. Đối với các lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu

- Đối với hàng hóa xuất khẩu tại các tờ khai đăng ký từ ngày 01/8/2020, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, trường hợp người khai hải quan nộp đầy đủ chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2020/NĐ-CP, đã thực hiện khai bổ sung để áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thấp hơn thì cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 111/2020/NĐ-CP và khoản 64, khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, Công quốc An-đô-ra, Cộng hòa San Ma-ri-nô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đăng ký các tờ khai hải quan từ ngày 01/8/2020 đến trước thời điểm Nghị định có hiệu lực, trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại điểm a, điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung để được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt EVFTA và được xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 111/2020/NĐ-CP và khoản 64, khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

Người khai hải quan nộp công văn đề nghị xử lý số tiền thuế nhập khẩu nộp thừa theo mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Xem nội dung VB