Công văn 5680/BTC-TCHQ năm 2016 về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam
Số hiệu: 5680/BTC-TCHQ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 27/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Thuế, phí, lệ phí, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5680/BTC-TCHQ
V/v thực hiện thuế tự vệ

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

B Tài chính nhận được Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khu vào Việt Nam; Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 10/3/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:

I. Phạm vi và đối tượng

1. Mặt hàng phôi thép và thép dài

a) Mặt hàng áp dụng biện pháp tự vệ tm thời: Mặt hàng phôi thép hợp kim và không hợp kim; các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim bao gm: Thép cuộn và thép thanh được làm từ phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 (Chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tm thời với các sản phẩm có mã HS 9811.00.00 được dẫn chiếu đến 3 mã HS gc : 7224.90.00; 7227.90.00; 7228.30.10 mà không áp dụng biện pháp tự vệ tạm thi với các sn phẩm có mã HS 9811.00.00 được dẫn chiếu đến các mã HS gốc còn lại) theo Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư s 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính.

Các sn phẩm phôi thép và thép dài có đặc Điểm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời:

- Các phôi bằng thép hợp kim không phải là thép không gỉ, không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng ln hơn 2 lần chiều dày, có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc >180mm;

- Các phôi thép hợp kim không phải là thép không gỉ chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;

- Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm;

- Thép chứa một trong các nguyên tố chứa hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Cu > 0,60%;

b) Các quốc gia hoặc vùng lãnh th được miễn tr áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: Danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được nêu tại Phụ lc 1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016.

Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài, để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, khi nhập khẩu hàng hóa cần phải cung cấp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin), trên đó ghi rõ hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có trong danh sách tại Phụ lục 1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016;

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill test certificate) được cp bởi nhà sản xuất sản phẩm đặt tại các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có trong danh sách tại Phụ lc 1 ca Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ny 07/3/2016.

2. Mặt hàng bột ngọt

- Mặt hàng áp dụng biện pháp tự vệ chính thức: Mặt hàng bột ngọt (còn được gọi là mchính), có mã HS: 2922.4220 (theo Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính).

- Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp t vệ chính thức: Danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được liệt kê tại Phụ lục 1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 10/3/2016.

II. Thời gian có hiệu lực và mức thuế

1. Mặt hàng phôi thép và thép dài

Ngoài mức thuế nhập khẩu hiện hành theo các Biu thuế nhập khẩu như Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) hoặc các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), ASEAN - n Độ (AIFTA), ASEAN - Úc - Niu Di lân (AANZFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) hoặc thuế sut thuế nhập khẩu thông thưng, các mặt hàng áp dụng thuế tự vệ tạm thời bị áp dụng thêm mức thuế suất thuế tự vệ như sau:

a) Mặt hàng phôi thép

Mức thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép 23,3% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã số HS cụ thể như sau:

STT

Mã số

Mô tả hàng hóa

7207

St hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

1

7207.11.00

- - Mặt ct ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày

2

7207.19.00

- - Loi khác

7207.20

- Có hàm lượng carbon từ 0.25% trở lên tính theo trọng lượng

3

7207.20.29

- - - - Loại khác

4

7207.20.99

- - - - Loi khác

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác

5

7224.90.00

- Loại khác

b) Mặt hàng thép dài

Mức thuế tự vệ tạm thời đối với thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS cụ thể như sau:

STT

Mã số

Mô tả hàng hóa

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng

1

7213.10.00

- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán

2

7213.91.20

- - - Thép cốt bê tông

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán

7214.20

- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán hoặc xoắn sau khi cán;

- - Có hàm lượng carbon dưới 0.6% tính theo trọng lượng:

- Có mặt cắt ngang hình tròn:

3

7214.20.31

- - - - Thép cốt bê tông

4

7214.20.41

 - - - - Thép cốt bê tông

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều

5

7227.90.00

- Loi khác

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim

7228.30

- Dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn:

6

7228.30.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

9811

 

7

9811.00.00

(Chỉ bao gồm 03 mã HS gốc là: 7224.90.00; 7227.90.00; 7228.30.10.)

Thép hợp kim (không bao gồm chủng loại thép cán phẳng được cán nóng) đảm bảo tiêu chí quy định tại Điểm f Khoản 1 Chú giải đầu Chương 72 ghi tại Mục I phụ lục II và là loại thép trong thành phần có chứa nguyên tố Bo hàm lượng từ 0,0008% trở lên và/hoặc có chứa nguyên tố Crôm hàm lượng từ 0.3% trở lên (Bo hoặc Crôm là nguyên tố quyết định yếu tố thép hợp kim).

c) Hiệu lực và thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

Biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, tức là ngày 22/3/2016 cho đến ngày có Quyết định áp dụng chính thức nhưng không quá 200 ngày, tức là đến hết ngày 07/10/2016. Thời gian hiệu lực áp dụng theo ngày đăng ký tờ khai.

Biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức. Trong trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc thi hành biện pháp tự vệ tạm thời là chưa cần thiết hoặc mức thuế tự vệ cuối cùng thấp hơn mức thuế tự vệ tạm thời đã áp dụng thì Khoản chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả cho người nộp theo quy định của pháp luật.

2. Mặt hàng bột ngọt

Ngoài mức thuế nhập khẩu hiện hành theo các Biểu thuế nhập khẩu như Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) hoặc các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Nhật Bn (AJCEP), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN - Úc - Niu Di lân (AANZFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) hoặc thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, mặt hàng bột ngọt phải chịu thêm mức thuế tự vệ chính thức dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung. Thời gian có hiệu lực để áp dụng mức thuế tự vệ theo thời Điểm đăng ký tờ khai, cụ thể như sau:

Thời gian có hiệu lực

Mức thuế

25/3/2016 - 24/3/2017

4.390.999 đồng/tấn

25/3/2017 - 24/3/2018

3.951.899 đồng/tấn

25/3/2018 - 24/3/2019

3.556.710 đồng/tấn

25/3/2019 - 24/3/2020

3.201.039 đồng/tấn

Từ ngày 25/3/2020 trở đi

0 đng/tn

(nếu không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ)

Thời gian hiệu lực áp dụng theo ngày đăng ký tờ khai.

III. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đối với mặt hàng bị áp dụng biện pháp tự vệ từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đang ở trong thời Điểm áp dụng biện pháp tự vệ; các mặt hàng bị áp dụng biện pháp tự vệ nhưng được nhập khẩu từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ (theo Phụ lục 1 Quyết định 862/QĐ-BCT hoặc phụ lục 1 Quyết định 920/QĐ-BCT) người khai hải quan phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ cho cơ quan Hải quan tại thời Điểm làm thủ tục hải quan.

IV. Khai báo trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu điện tử

Thực hiện theo quy định tại tiêu chí 1.94 Phụ lục II đính kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thủ công

Trên cơ sở sử dụng mẫu Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan khai thuế tự vệ vào tiêu chí 27 - Thuế TTĐB của Tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai nhập khẩu in. Đồng thời tên tiêu chí 27 sẽ được thay thế bằng “Thuế TTĐB/Thuế Tự vệ”. Ghi trị giá tính thuế, thuế suất và số tiền thuế tự vệ phải nộp trên các ô tương ứng của tờ khai theo quy định.

V. Thời Điểm tính thuế tự vệ, thời hạn nộp thuế tự vệ

Thời Điểm tính thuế tự vệ, thời hạn nộp thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tc hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

VI. Căn cứ tính thuế tự vệ, phương pháp tính thuế tự vệ

1. Căn cứ tính thuế

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Phương pháp tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ

a) Mặt hàng phôi thép và thép dài

Số tiền thuế tự vệ phải nộp

=

Số lượng hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế tự vệ tạm thời

x

Giá tính thuế nhập khẩu

x

Thuế suất thuế tự vệ (%)

b) Mặt hàng bột ngọt

Thuế tự vệ

=

Số lượng hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế tự vệ chính thức (tấn)

x

Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa (tấn)

3. Phương pháp tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu bị áp dụng thuế tự vệ

Thuế GTGT

=

Trị giá tính thuế nhập khẩu

+

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp

+

Số tiền thuế tự vệ nhập khu phải nộp

+

Số tiền thuế TTĐB (nếu có) phải nộp

+

Số tiền thuế BVMT (nếu có) phải nộp

x

Thuế suất thuế GTGT

VII. Biên lai

Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm thời sử dụng mẫu 02/HNK (ban hành kèm theo Quyết định số 723/QĐ-BTC ngày 21/3/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu biên lai thu thuế bằng tiền mặt) để thu thuế tự vệ trong trường hợp cơ quan hải quan trực tiếp thu tiền mặt cho đến khi có mẫu biên lai mới, lãnh đạo Chi cục phụ trách trực tiếp ký, đóng dấu treo của đơn vị và thực hiện như sau:

- Trường hợp tờ khai có nhiều mặt hàng, không có thuế TTĐB nhưng có thuế tự vệ thì sửa ô “Tiền thuế TTĐB” thành “Tiền thuế tự vệ tạm thời/Tiền thuế tự vệ chính thức”.

- Trường hợp tờ khai có cả thuế TTĐB và thuế tự vệ thì viết thành 2 biên lai thu thuế. Một biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT một biên lai thu thuế tự vệ tạm thời/thu thuế tự vệ chính thức.

VIII. Ấn định thuế tự vệ

1. Mặt hàng phôi thép và thép dài bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: Kể từ ngày 22/3/2016 (ngày có hiệu lực của Quyết định số 862/QĐ-BCT). Những tờ khai chưa khai báo và chưa thu thuế tự vệ đối vi các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ tạm thời theo quyết định nêu trên thì thực hiện ấn định và thu bổ sung thuế tự vệ tạm thời theo quy định.

2. Mặt hàng bột ngọt bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức: Kể từ ngày 25/3/2016 (ngày có hiệu lực của Quyết định số 920/QĐ-BCT). Những tờ khai chưa khai báo và chưa thu thuế tự vệ đối với các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ chính thức theo quyết định nêu trên thì thực hiện ấn định và thu bổ sung thuế tự vệ chính thức theo quy định.

IX. Thu nộp, hoàn trả, hạch toán thuế tự vệ (nếu có):

1. Thu nộp thuế tự vệ:

a) Tiền thuế tự vệ tạm thời; tiền thuế tự vệ của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất được nộp vào tiểu Mục 1903 - Thuế nhập khẩu bổ sung (Thuế tự vệ), tài Khoản tiền gửi của cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai mở tại Kho bạc Nhà nước.

b, Trường hợp Bộ Công Thương có quyết định áp dụng thuế tự vệ chính thức, cơ quan hải quan trích tiền từ tài Khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách theo quy định, và được nộp vào tài Khoản thu ngân sách thì: tiền thuế tự vệ chính thức được nộp vào tiểu Mục 1903 - Thuế nhập khẩu bổ sung (Thuế tự vệ), tài Khoản thu Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước của cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai.

2. Xử lý tiền thuế tự vệ nộp thừa, hoàn trả thuế tự vệ:

a) Các trường hợp xử lý tiền thuế tự vệ nộp thừa, hoàn trả thuế t vệ: Sau khi Bộ Công Thương có quyết định áp dụng thuế tự vệ chính thức, việc thực hiện hoàn trả tiền thuế tự vệ được áp dụng trong các trường hợp sau:

a1) Số tiền thuế tự vệ chính thức phải nộp thấp hơn số tiền thuế tự vệ tạm thời đã nộp;

a2) Bộ Công Thương quyết định không áp dụng thuế tự vệ chính thức đối với mặt hàng đã áp dụng thuế tự vệ tạm thời hoặc nước xuất khẩu không thuộc đối tượng phải áp dụng thuế tự vệ chính thức;

a3) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất đã nộp thuế tự vệ tạm thời, tự vệ chính thức nhưng sau đó xuất khẩu sản phẩm.

Trường hp người nộp thuế đã nộp thuế tự vệ tạm thời vào tài Khoản tiền gửi của cơ quan Hải quan nhưng chưa thanh Khoản, sau khi có Quyết định chính thức về việc áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả thuế tự vệ tạm thời (nếu có) từ tài Khoản tiền gửi cho người nộp thuế theo quy định.

b) Trình tự hoàn trả thuế tự vệ:

b1) Trình tự hoàn trả thuế tự vệ từ tài Khoản tiền gửi: Trường hợp xác định thuộc đối tượng được hoàn trả thuế tự vệ theo Điểm a Mục này, cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của B Tài chính.

b2) Trình tự hoàn trả thuế tự vệ từ tài Khoản nộp Ngân sách Nhà nước: Trường hợp xác định thuộc đối tượng được hoàn trả thuế tự vệ theo Điểm a Mục này, sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin, nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, căn cứ giấy đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan Hải quan ban hành quyết định hoàn thuế; lập lệnh hoàn trả gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế để thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác, nếu có đề nghị bù trừ các Khoản được hoàn trả với Khoản phải nộp, người nộp thuế lập giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước, trong đó ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ Khoản phải nộp gửi cơ quan Hải quan. Căn cứ giấy đề nghị nêu trên, cơ quan Hải quan xem xét, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS)), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho Khoản phải nộp. Sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và lệnh hoàn tr kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước đến Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu - nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại hạch toán theo quy định.

Trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các Khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn cho các Khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt khác còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ Khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ; đồng thời, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết.

3. Hch toán kế toán tiền thuế tự vệ

Trường hợp thuế tự vệ tạm thời được nộp vào tài Khoản tiền gửi của cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai tại Kho bạc Nhà nước thì phương pháp hạch toán kế toán được thực hiện theo phương pháp “kế toán thuế tạm thu”.

Trường hợp thuế tự vệ được nộp ngay vào tài Khoản thu ngân sách nhà nước thì phương pháp hạch toán kế toán được thực hiện theo phương pháp “kế toán thuế chuyên thu”

Cụ thể, phương pháp hạch toán kế toán thuế chuyên thu, thuế tạm thu được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 212/2014/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hưng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc áp dụng thuế tự vệ (về thời Điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, hoàn thuế...) trong các trường hp liên quan như: Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất... được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ Tài chính thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.

(Gửi kèm theo bản sao Quyết định số 862/QĐ-BCT ; Quyết định 920/QĐ-BCT kèm Thông báo của Bộ Công Thương; Công văn 2253/BCT-QLCT ngày 16/3/2016).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để b/c);
- Bộ Công Thương (Vụ XNK, Cục
QLCT);
- Phòng TMCNVN (để phối hợp);
- Vụ PC, Vụ CST, Vụ HTQT,  Vụ NSNN (BTC);
- Tổng cục Thuế;
- Kho bạc Nhà nước;
- Lưu: VT, TCHQ
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
...

4. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế:

a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư này;

b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
...

2. Căn cứ tính thuế:

a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Ðiều 37 Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 132. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi (trước đây là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên hệ thống kế toán tập trung và xử lý theo trình tự như sau:

a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định;

b) Trường hợp người nộp thuế phải nộp tờ khai hải quan giấy trong hồ sơ hoàn thuế, khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 18/MDHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu phải nộp vào tài khoản tiền gửi, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ;

d) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ;

đ) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế;

e) Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm c, d khoản này;

g) Khi hoàn thuế, bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan cập nhật quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi trên hệ thống kế toán tập trung.

Xem nội dung VB
Điều 21. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Kế toán thuế chuyên thu
a) Kế toán thu thuế
(1) Khi cơ quan hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước trong các trường hợp Kho bạc Nhà nước trực tiếp thu tiền thuế tại cơ quan hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp người nộp thuế nộp bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc Nhà nước trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp người nộp thuế nộp phi mậu dịch bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(6) Trường hợp người nộp thuế tiểu ngạch, phi mậu dịch bằng séc hoặc Kho bạc Nhà nước trực tiếp thu tiền nhưng chưa báo Có, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(7) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc Nhà nước và nhận được báo Có ngay của Kho bạc Nhà nước:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(8) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(9) Khi Kho bạc Nhà nước gửi giấy báo cáo Có cho cơ quan hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách nhà nước:
(9a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(9b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(10) Khi cơ quan hải quan hoặc Kho bạc Nhà nước thu thuế tiểu ngạch và phi mậu dịch bằng tiền mặt không nhập quỹ tiền mặt của cơ quan hải quan mà chuyển nộp ngay vào ngân sách nhà nước:
(10a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(10b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
b) Kế toán ghi thu tiền nộp ngân sách nước
(1) Đối với các khoản nợ thuế của người nộp thuế thanh toán bằng ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước, khi nhận được chứng từ của Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế phải nộp, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 334 - Ghi thu ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển số tiền đã được ghi thu ngân sách nhà nước vào số thu thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 334 - Ghi thu ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
c) Kế toán ra quyết định hoàn thuế do miễn giảm
(1) Khi cơ quan hải quan có quyết định miễn giảm thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Trường hợp đã nộp thuế, khi cơ quan hải quan có quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
d) Kế toán thoái thu tiền thuế từ ngân sách nhà nước
(1) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm trước:
(1a) Khi nhận được chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Đồng thời, kết chuyển số thuế người nộp thuế được hoàn từ ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm nay:
(2a) Khi nhận được chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn, ghi:
Nợ TK 336- Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(2c) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
e) Kế toán hoàn thuế phi mậu dịch bằng tiền mặt
(1) Khi cơ quan hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của người nộp thuế đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi cơ quan hải quan hoàn thuế phi mậu dịch cho người nộp thuế:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
Có TK 111, 112
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã hoàn bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
g) Kế toán thoái thu thuế phi mậu dịch từ ngân sách nhà nước
(1) Khi cơ quan hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của người nộp thuế đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm trước, khi cơ quan hải quan nhận được chứng thoái thu thuế phi mậu dịch từ ngân sách nhà nước:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
(2b) Đồng thời kết chuyển thuế phi mậu dịch đã được thoái thu từ ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm nay, khi cơ quan hải quan nhận được chứng thoái thu thuế phi mậu dịch từ ngân sách nhà nước :
(3a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
(3b) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(3c) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
2. Kế toán thuế tạm thu
a) Kế toán thuế tạm thu
(1) Khi cơ quan hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(2) Trường hợp cơ quan hải quan thu thuế tạm thu bằng tiền mặt:
(2a) Căn cứ vào phiếu thu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Khi cơ quan hải quan nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Khi người nộp thuế tạm thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(4) Khi người nộp thuế tự nộp thuế tạm thu hoặc thuế phi mậu dịch tạm thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp cơ quan hải quan có quyết định không thu thuế tạm thu cho người nộp thuế:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số số tiền không thu thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
(6) Khi cơ quan hải quan nộp tiền từ tài khoản tạm giữ vào ngân sách nhà nước theo quyết định phải nộp vào ngân sách nhà nước thuế tạm thu:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
(6b) Đồng thời kết chuyển số thuế tạm thu thu được đã nộp vào ngân sách nhà nước, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
b) Kế toán hoàn thuế tạm thu
(1) Khi cơ quan hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước về số thuế tạm thu người nộp thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp cơ quan hải quan hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tiền gửi của hải quan cho người nộp thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
c) Kế toán chuyển thuế tạm thu được hoàn sang bù trừ cho thuế chuyên thu (Trường hợp hoàn từ tài khoản tiền gửi của Hải quan)
(1) Khi cơ quan hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước về số thuế tạm thu người nộp thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, để điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(5) Căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, phản ánh số thuế tạm thu đã hoàn, ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu(TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
(6) Khi cơ quan hải quan tổng hợp tờ khai thuế chuyên thu phản ánh số thuế chuyên thu phải nộp của người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(7) Phản ánh số thuế chuyên thu đã thu bằng hình thức bù trừ từ số thuế tạm thu được hoàn, ghi:
(7a) Căn cứ Báo có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế chuyên thu đã thu, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước vào số thu thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
d) Kế toán chuyển loại hình nợ thuế
Trường hợp doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập khẩu phải kê khai trên tờ khai mới, kế toán hạch toán tiền thuế của số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng như sau:
(1) Căn cứ tờ khai mới, hạch toán số thuế chuyên thu phải thu đã tính lại theo tờ khai mới, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Căn cứ quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế tạm thu phải thu của tờ khai ban đầu (tờ khai cũ), ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315- Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp tiền thuế của tờ khai cũ đã được nộp thì căn cứ quyết định hoàn thuế; báo Có, lệnh hoàn trả kiêm bù trừ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước và chứng từ liên quan, kế toán hạch toán theo quy trình hoàn thuế kiêm bù trừ (tờ khai được hoàn theo quy trình hoàn, thoái thu tiền thuế nộp thừa; tờ khai được bù trừ hạch toán quy trình thu thuế theo quy định).
e) Kế toán thuế tạm thu nộp thừa chuyển nộp ngân sách nhà nước
(1) Khi cơ quan hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi người nộp thuế tạm thu theo thông báo vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp người nộp thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan số tiền lớn hơn thông báo thu thuế tạm thu:
(3a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
(3b) Khi có quyết định nộp ngân sách nhà nước số tiền doanh nghiệp nộp thừa so với thông báo thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(4) Khi cơ quan hải quan chuyển tiền thuế tạm thu nộp thừa vào ngân sách nhà nước:
(4a) Căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK 1124)
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
3. Kế toán tiền truy thu thuế
a) Kế toán truy thu thuế
(1) Khi cơ quan hải quan quyết định truy thu thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc Nhà nước về số tiền truy thu thuế đã nộp ngân sách nhà nước trong các trường hợp Kho bạc Nhà nước trực tiếp thu tiền thuế tại cơ quan hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền truy thu thuế bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc Nhà nước trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc Nhà nước và nhận được báo Có ngay của Kho bạc Nhà nước:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(6) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc Nhà nước gửi giấy báo cáo Có cho cơ quan hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách nhà nước:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
b) Kế toán ra quyết định hoàn tiền truy thu thuế
(1) Khi cơ quan hải quan có quyết định miễn giảm tiền truy thu thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi cơ quan hải quan có quyết định hoàn tiền truy thu thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu truy thu thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
4. Kế toán tiền chậm nộp thuế
a) Kế toán thu tiền chậm nộp thuế
(1) Căn cứ Giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác định tiền chậm nộp thuế của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước về số tiền chậm nộp thuế người nộp thuế đã trực tiếp nộp vào ngân sách nhà nước:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền phạt nộp chậm thuế đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (33371)
(3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền chậm nộp thuế bằng séc, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt đã thu vào Kho bạc Nhà nước và nhận được báo Có ngay của Kho bạc Nhà nước:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(6) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền chậm nộp thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc Nhà nước, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc Nhà nước gửi giấy báo cáo Có cho cơ quan hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách nhà nước:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (33371)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách nhà nước theo số tiền Kho bạc Nhà nước báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
b) Kế toán ra quyết định hoàn tiền chậm nộp thuế
(1) Khi cơ quan hải quan điều chỉnh giảm số thu tiền chậm nộp thuế cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi cơ quan hải quan có quyết định hoàn số tiền chậm nộp thuế đã nộp ngân sách nhà nước cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số tiền chậm nộp thuế đã thu phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu chậm nộp thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
5. Kế toán thu phí, lệ phí và thu khác
a) Kế toán thu phí, lệ phí hải quan
(1) Trường hợp kê khai hải quan điện tử, sau khi xác định số phí, lệ phí hải quan người nộp thuế phải nộp, ghi:
Nợ TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi người nộp thuế nộp tiền phí, lệ phí hải quan bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng)
(3) Khi người nộp thuế trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng)
(4) Trường hợp nhận được chứng từ về số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(4a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được để lại đơn vị dự toán - nếu có)
Có TK 111, 112
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích đã chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
b) Kế toán thu tiền phạt vi phạm hành chính
(1) Khi cơ quan hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi cơ quan hải quan thu tiền phạt vi phạm hành chính bằng tiền mặt (trường hợp được phép), căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính đã thu bằng tiền mặt vào ngân sách nhà nước và nhận được thông tin dữ liệu (báo Có) ngay:
(3a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
(3b) Đồng thời kết chuyển tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(4) Khi cơ quan hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính đã thu bằng tiền mặt vào ngân sách nhà nước nhưng chưa nhận được thông tin dữ liệu (báo Có) của Kho bạc Nhà nước.
(4a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
(4b) Khi nhận được thông tin dữ liệu (báo Có) của Kho bạc Nhà nước về số tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
(4c) Kết chuyển tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ số tiền thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(5) Khi nhận được thông tin dữ liệu (báo Có) từ Kho bạc Nhà nước về số tiền phạt vi phạm hành chính người nộp phạt trực tiếp nộp vào ngân sách nhà nước
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số thu phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
c) Kế toán hoàn phí, lệ phí hải quan
(1) Khi có quyết định hoàn phí, lệ phí cho người nộp, phản ánh số lệ phí phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(2) Khi cơ quan hải quan trả tiền phí, lệ phí hải quan cho người nộp được hoàn, căn cứ vào thực tế phản ánh số tiền phí, lệ phí hải quan đã hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
d) Kế toán hàng, tang vật tạm giữ chờ xử lý
(1) Căn cứ giá trị hàng hóa trong biên bản tạm giữ do vi phạm hành chính về hải quan để chờ xử lý, kế toán theo dõi trên Tài khoản 002 “Hàng tạm giữ”:
(1a) Phản ánh (ghi đơn) vào bên Nợ TK 002 “Hàng tạm giữ”;
(1b) Sau khi có kết quả xử lý phải trả lại đối tượng vi phạm hành chính hoặc quyết định tịch thu sung công quỹ, kế toán( ghi đơn) Có TK 002 “Hàng tạm giữ”.
(2) Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nếu phải bán (trường hợp được phép) thì tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ biên bản bán hàng, căn cứ số tiền thực tế trên phiếu thu, hạch toán như sau:
(2a) Nếu chưa kịp nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, phản ánh số tiền bán hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Khi nộp tiền bán tang vật tạm giữ chờ xử lý vào tài khoản tạm giữ của Hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
(2c) Trường hợp cơ quan hải quan trả lại tiền bán tang vật tạm giữ cho người nộp thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng) - trường hợp chưa nộp tiền vào TK tạm giữ.
e) Kế toán thu bán hàng tịch thu
(1) Trường hợp tang vật tạm giữ đã có quyết định tịch thu sung công quỹ, kế toán phản ánh số tiền bán hàng tịch thu đã thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu
(2) Khi nộp tiền thu bán hàng tịch thu vào Ngân sách Nhà nước, chuyển đơn vị dự toán chi phí bán hàng tịch thu (nếu có), Kho bạc Nhà nước báo Có ngay:
(2a) Nộp Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời kết chuyển số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương
(2b) Chuyển đơn vị dự toán chi phí bán hàng tịch thu (nếu có)
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK chi tiết TƯ)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời kết chuyển số chi phí bán hàng tịch thu cho đơn vị dự toán (nếu có), ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán (TK chi tiết tương ứng)
(3) Trường hợp cơ quan hải quan nộp tiền vào ngân sách nhưng Kho bạc Nhà nước chưa báo Có, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
(4) Khi nhận được thông tin dữ liệu (báo Có) của Kho bạc Nhà nước về số tiền bán hàng tịch thu đã nộp vào ngân sách nhà nước;
(4a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền bán hàng tịch thu đã nộp ngân sách nhà nước, căn cứ số tiền thực tế ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(5) Trường hợp có quyết định tịch thu sung công quỹ đối với tiền bán tang vật dễ bị hư hỏng tạm giữ chờ xử lý, khi hải quan chuyển tiền bán tang vật từ tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước và nhận được báo Có ngay:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi giảm số phải trả:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
(5b) Đồng thời ghi tăng số nộp ngân sách, căn cứ chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước và số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu
(5c) Đồng thời kết chuyển số tiền nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (Số nộp ngân sách) (TK chi tiết tương ứng)
g) Kế toán phí (Cà phê, tiêu, điều) thu hộ các hiệp hội, kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp
(1) Trường hợp người nộp thuế được phép nộp phí thu hộ (cà phê, tiêu, điều) theo tháng (nộp sau khi hoàn thành thủ tục hải quan):
(1a) Căn cứ Tờ khai hải quan phản ánh số phí thu hộ các Hiệp hội phải thu của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 318- Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Khi người nộp thuế nộp phí thu hộ (Cà phê, tiêu, điều) bằng tiền mặt hoặc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ chứng từ thu, hoặc Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp người nộp thuế nộp ngay phí (Cà phê, tiêu, điều) tại thời điểm làm thủ tục (theo từng lần làm thủ tục hải quan), căn cứ chứng từ thu tiền mặt hoặc báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng), trường hợp bằng tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng), trường hợp nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan
Có TK 338 - Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
(3) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ tiền mặt nộp phí thu hộ vào Tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước:
(3a) Nếu nhận ngay được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
(3b) Nếu chưa nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
(3c) Sau khi đã hạch toán bút toán (3b), khi nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(4) Khi cơ quan hải quan thanh toán số phí thu hộ cho các hiệp hội từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan, căn cứ vào Giấy báo Nợ của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
(5) Thu tiền ký quỹ của người nộp thuế: khi người nộp thuế nộp khoản ký quỹ bằng tiền mặt, hoặc vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ phiếu thu hoặc báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(6) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ nộp các khoản thu ký quỹ vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước:
(6a) Nếu nhận được ngay chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
(6b) Nếu chưa nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
(6c) Sau khi đã hạch toán bút toán (6b), khi nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(7) Khi có kết quả xử lý, căn cứ kết quả xử lý tất toán khoản ký quỹ của người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời hạch toán hoàn trả hoặc thu thuế chuyên thu hoặc thu thuế tạm thu cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
h) Kế toán khi thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác
(1) Trường hợp cơ quan hải quan thu hộ tiền do doanh nghiệp nộp thuế hoặc các khoản thu khác cho cơ quan hải quan khác, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Trường hợp DN nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan)
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Trường hợp DN nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3389).
(2) Khi cơ quan hải quan chuyển trả khoản tiền thu hộ cho cơ quan hải quan khác, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
Có TK 111- Tiền mặt (Trường hợp nộp tiền mặt vào tài khoản của cơ quan hải quan)
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng (Trường hợp chuyển trả khoản thu hộ từ tài khoản tiền gửi của đơn vị cho cơ quan khác).
6. Kế toán nhận thông tin dữ liệu điện tử do Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng phối hợp thu truyền qua cổng thanh toán điện tử của cơ quan hải quan
a) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế qua Ngân hàng phối hợp thu, hoặc nộp vào Kho bạc Nhà nước căn cứ thông tin dữ liệu điện tử do Kho bạc Nhà nước truyền (15phút/1lần) hoặc thông tin dữ liệu thu do Ngân hàng phối hợp thu truyền qua cổng thanh toán điện tử của cơ quan hải quan về số tiền thuế và các khoản khác người nộp thuế đã nộp, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
b) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước (Bảng kê giấy nộp tiền/ báo Có) do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin thu và hạch toán thanh toán với ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
7. Kế toán thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
a) Trường hợp người nộp phạt nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:
(1) Khi cơ quan hải quan nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước về số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính của người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp cơ quan hải quan nhận được thông tin dữ liệu thu ngân sách nhà nước do Ngân hàng phối hợp thu hoặc Kho bạc Nhà nước truyền qua cổng thanh toán điện tử của cơ quan hải quan về số tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính của người nộp thuế đã nộp, ghi
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
(3) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước (Bảng kê giấy nộp tiền/ báo Có) do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin thu và hạch toán thanh toán với ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
b) Trường hợp người nộp phạt nộp tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan (trường hợp được phép):
(1) Căn cứ chứng từ phản ánh số thu tiền chậm nộp của người nộp phạt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
(2) Khi cơ quan hải quan xuất quỹ nộp cho Kho bạc Nhà nước:
(2a) Nếu nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước ngay, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Nếu chưa nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
(2c) Sau khi đã hạch toán bút toán (2b), khi nhận được chứng từ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
8. Kế toán hoàn thuế và thoái thu thuế do nộp thừa
a) Hoàn và thoái thu thuế chuyên thu nộp thừa
(1) Kế toán ra quyết định hoàn thuế nộp thừa
(1a) Căn cứ quyết định hoàn thuế, phản ánh số thuế nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(1b) Ðồng thời, phản ánh giảm số tiền người nộp đã nộp thừa ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
(2) Kế toán thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước:
Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
(2a) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm trước:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm nay
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
b) Hoàn và thoái thu thuế tạm thu nộp thừa
(1) Kế toán hoàn thuế, thoái thu thuế tạm thu nộp thừa từ tài khoản tiền gửi:
(1a) Ra quyết định hoàn thuế: Căn cứ quyết định hoàn thuế, phản ánh số thuế nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng).
Ðồng thời ghi giảm số tiền đã nộp thừa bút toán đỏ:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Thoái thu từ tài khoản tiền gửi, căn cứ Ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước phản ánh số đã hoàn tiền nộp thừa cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 335- Phải hoàn thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
(2) Kế toán ra quyết định hoàn thuế tạm thu nộp thừa từ ngân sách nhà nước:
(2a) Căn cứ quyết định hoàn thuế, phản ánh số thuế nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Ðồng thời ghi giảm số tiền đã nộp thừa bút toán đỏ:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng).
(3) Kế toán thoái thu thuế tạm thu từ ngân sách nhà nước (thuộc ngân sách nhà nước năm trước):
(3a) Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(3b) Đồng thời, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng).
(4) Kế toán thoái thu thuế tạm thu từ ngân sách nhà nước (thuộc ngân sách nhà nước năm nay):
(4a) Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(4b) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
(4c) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715- Số thu thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
c) Hoàn và thoái thu thuế đối với trường hợp nghĩa vụ nộp thuế bằng ngoại tệ người nộp thuế đã nộp bằng ngoại tệ
(1) Kế toán ra quyết định hoàn thuế:
(1a) Căn cứ Quyết định hoàn thuế, phản ánh số thuế nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế theo tỷ giá tại thời điểm hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
(1b) Đồng thời, ghi giảm phần nộp thừa phải hoàn theo tỷ giá tại thời điểm nộp bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
(2) Kế toán thoái thu thuế: Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn theo tỷ giá tại thời điểm hoàn, ghi:
(2a) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm trước
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm nay
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời điều chỉnh phần nộp thừa theo tỷ giá tại thời điểm hoàn, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời kết chuyển, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
9. Kế toán hoàn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
a) Kế toán ra quyết định hoàn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính:
(1) Trường hợp hoàn tiền nộp thừa: Căn cứ Quyết định hoàn tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính, phản ánh số tiền nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi giảm số tiền đã nộp bút toán đỏ:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp hoàn do được miễn, giảm số tiền phạt hoặc tiền chậm nộp phạt đã nộp:
(2a) Căn cứ quyết định miễn, giảm, ghi giảm số tiền phải nộp, bút toán đỏ:
Nợ TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Căn cứ Quyết định hoàn tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính, phản ánh số tiền phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi giảm số tiền đã nộp bút toán đỏ:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 319- Thanh toán phạt vi phạm hành chính (TK chi tiết tương ứng).
b) Kế toán thoái thu tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính từ ngân sách nhà nước:
(1) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm trước: Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp thoái thu ngân sách nhà nước năm nay: Căn cứ chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách nhà nước đối với số thuế người nộp thuế được hoàn đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 354- Điều chỉnh giảm số thu (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 719- Số thu phạt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
c) Trường hợp cơ quan hải quan thoái thu bằng tiền mặt, căn cứ phiếu chi tiền mặt, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng).
10. Kế toán các khoản thu chờ xác nhận thông tin
a) Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã hạch toán vào ngân sách nhà nước nhưng cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để thanh khoản nợ cho người nộp thuế
(1) Trường hợp nhận thông tin dữ liệu do Ngân hàng phối hợp thu hoặc Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng cơ quan hải quan không đủ thông tin để hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
(1a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (3389).
(1b) Cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (3389).
(3) Sau khi xác nhận đủ thông tin căn cứ Giấy điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan, ghi:
(3a) Điều chỉnh sai lệch, bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Có TK 338- Các khoản phải trả (3389).
(3b) Đồng thời hạch toán theo các quy trình thu thuế và thu khác.
b) Trường hợp nộp nhầm thuế chuyên thu vào tài khoản tiền gửi (thuế tạm thu) của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước
(1) Trường hợp thông tin dữ liệu do Ngân hàng phối hợp thu hoặc Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng cơ quan hải quan không đủ thông tin để hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
(1a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (3389).
(3) Sau khi xác nhận đủ thông tin, căn cứ Giấy điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan, ghi:
(3a) Bút toán đỏ:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(3b) Đồng thời hạch toán thu thuế chuyên thu, thanh khoản trừ nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
c) Trường hợp nộp nhầm thuế tạm thu vào ngân sách nhà nước:
(1) Trường hợp thông tin dữ liệu do Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng phối hợp thu truyền sang nhưng cơ quan hải quan không đủ thông tin để hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
(1a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
(1b) Cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(3) Sau khi xác nhận đủ thông tin, căn cứ Giấy điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan:
(3a) Bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(3b) Đồng thời thanh khoản trừ nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 315- Phải thu về thuế tạm thu (TK chi tiết tương ứng).
d) Trường hợp nộp nhầm cơ quan thu:
(1) Trường hợp thông tin dữ liệu do Ngân hàng phối hợp thu truyền sang nhưng cơ quan hải quan không đủ thông tin để hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế
(1a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng).
(2) Trường hợp cuối ngày khi nhận được Bảng kê Giấy nộp tiền (báo Có) do Kho bạc Nhà nước truyền sang nhưng chưa đủ thông tin để cơ quan hải quan hạch toán thanh khoản nợ cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
(3) Sau khi xác nhận đủ thông tin, căn cứ Giấy điều chỉnh thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ liên quan, phản ánh số chuyển trả số thu cho đơn vị khác, bút toán đỏ:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng) hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng).
11. Kế toán ra quyết định hoàn thuế chuyên thu do tái xuất hàng hóa nhập khẩu hoặc tái nhập hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ quyết định hoàn thuế, phản ánh số thuế phải hoàn cho người nộp thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK chi tiết tương ứng)
Ðồng thời, phản ánh giảm số tiền người nộp đã nộp ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
Ðồng thời, phản ánh giảm số tiền người nộp phải nộp ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).
12. Kế toán thu, nộp tiền bán hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát như sau
(1) Trường hợp tiền bán hàng hóa tồn đọng phải tạm nộp vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính (tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ủy quyền quản lý):
(1a) Khi người mua nộp tiền mua hàng hóa tồn đọng vào tài khoản tiền gửi (TK tạm giữ của Bộ Tài chính) của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
(1b) Khi chuyển tiền chi phi bán hàng cho đơn vị dự toán, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số thu, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(1c) Khi chuyển tiền thu bán hàng tồn đọng nộp ngân sách nhà nước, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số thu, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
(2) Trường hợp tiền bán hàng hóa tồn đọng phải tạm nộp vào tài khoản tạm giữ của của cơ quan hải quan:
(2a) Khi người mua nộp tiền mua hàng hóa tồn đọng vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
(2b) Khi chuyển tiền chi phí bán hàng cho đơn vị dự toán, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số thu, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 343- Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Đồng thời thanh khoản số phải trả, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
(2c) Khi chuyển tiền thu bán hàng tồn đọng nộp ngân sách nhà nước, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời kết chuyển số thu, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu tiền, bán hàng tịch thu (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Đồng thời thanh khoản số phải trả, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
(2d) Trường hợp phải trả lại số tiền bán hàng cho chủ hàng, căn cứ ủy nhiệm chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, quyết định hoàn trả (nếu có) và chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
(3) Trường hợp người mua đặt cọc tiền mua hàng cho cơ quan hải quan, ghi:
(3a) Phản ánh số tiền cơ quan hải quan nhận đặt cọc, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
(3b) Khi cơ quan hải quan trả lại số tiền đặt cọc, ghi:
Nợ TK 338- Các khoản phải trả (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (TK chi tiết tương ứng).
13. Kế toán bù trừ các khoản hoàn trả với các khoản phải thu
Trường hợp người được hoàn trả đồng thời có nghĩa vụ phải nộp các khoản thu khác, khi phát sinh nghiệp vụ hoàn trả kiêm bù trừ thì căn cứ Quyết định hoàn, chứng từ hoàn trả và bù trừ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, thực hiện như sau:
a) Hạch toán nghiệp vụ hoàn, thoái thu (từ ngân sách nhà nước hoặc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan) đối với số tiền được hoàn.
b) Hạch toán nghiệp vụ thu đối với khoản nộp ngân sách nhà nước từ số tiền được hoàn.
14. Kế toán chênh lệch tỷ giá các trường hợp nghĩa vụ nộp thuế bằng ngoại tệ
a) Trường hợp phát sinh chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai thấp hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:
(1a) Căn cứ Tờ khai hải quan, phản ánh số thuế phải thu của người nộp thuế theo tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).
(1b) Căn cứ vào báo Có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời kết chuyển số đã nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi nhận phần chênh lệch tăng thêm, do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai thấp hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng), Ghi
b) Trường hợp phát sinh chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai cao hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:
(2a) Căn cứ Tờ khai hải quan, phản ánh số thuế phải thu của người nộp thuế theo tỷ giá quy định tại thời điểm mở tờ khai, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).
(2b) Căn cứ vào báo Có của Kho bạc Nhà nước về số tiền thuế người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, ghi:
Nợ TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời kết chuyển số đã nộp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 333- Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK chi tiết tương ứng).
Đồng thời, ghi giảm phần chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm mở tờ khai cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, bút toán đỏ:
Nợ TK 314- Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)
Có TK 716- Số thu thuế (TK chi tiết tương ứng).

Xem nội dung VB