Công văn số 5534/TCHQ-KTTT về việc các biện pháp đôn đốc xử lý nợ thuế
Số hiệu: 5534/TCHQ-KTTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành: 14/11/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 5534/TCHQ-KTTT
V/v: các biện pháp đôn đốc xử lý nợ thuế

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2006

 

Kính gửi: Các đồng chí Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 15/2005/CT-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về "Xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước"; Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý nợ đọng thuế nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Nhìn chung, tổng số nợ thuế toàn Ngành tuy có giảm so với trước khi thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới, nhưng số nợ "xấu", giảm không đáng kể, chưa đạt được kết quả như yêu cầu Chỉ thị đặt ra.

Tại một số địa phương nợ thuế lại có xu hướng gia tăng; qua thực tế kiểm tra công tác quản lý thu nộp thuế, đôn đốc xử lý nợ thuế tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố cho thấy việc để tăng nợ đọng thuế trách nhiệm thuộc về Chi cục trưởng do chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thuế: giải quyết các ân hạn thuế chưa đúng đối tượng; bố trí cán bộ theo dõi chưa đúng chuyên môn, luân chuyển cán bộ bàn giao hướng dẫn không rõ, sắp xếp cán bộ làm công tác quản lý, theo dõi và đôn đốc nợ thuế chưa theo đúng hướng dẫn của Tổng cục.

Để việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng có hiệu quả, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp sau đây:

1/ Các chi cục tổ chức rà soát, phân loại nguyên nhân làm phát sinh tăng nợ thuế.

- Nếu nợ phát sinh tăng do Tổng cục Hải quan cho giải toả cưỡng chế thì thống kê báo cáo Tổng cục để Tổng cục tổ chức đòi nợ;

- Nếu nợ phát sinh tăng do Chi cục và Cục chưa thực hiện đúng quy định về quản lý thu nộp thuế thì Chi cục trưởng và Cục trưởng có trách nhiệm thu đòi nợ.

2/ Chấn chỉnh lại các tổ đôn đốc thu nợ thuế, nếu chi cục nào chưa có tổ đôn đốc thu nợ thuế thì tổ chức ngay tổ đôn đốc thu nợ thuế.

3/ Định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra tình hình đôn đốc xử lý nợ tại các Chi cục theo các tiêu chí sau:

- Tổng số nợ thuế quá hạn, nợ phạt chậm nộp; nợ của từng Khoản nợ (theo tiêu chí phân loại quy định tại công văn 1363/TCHQ-KTTT ngày 03/4/2006 cửa Tổng cục Hải quan) của tháng so với tháng trước;

- Trong tháng Chi cục đã thực hiện những biện pháp đôn đốc xử lý nợ như thế nào đối với từng loại nợ; kết quả thực hiện đối với từng loại nợ;

- Đối với các chi cục không thực hiện tốt các biện pháp đôn đốc đòi nợ thuế để phát sinh tăng nợ đọng thuế, Cục trưởng phải quy định rõ tiêu thức khen thưởng và kỷ luật đối với các Chi cục trưởng, Cục trưởng, động viên kịp thời các chi cục thực hiện tốt các biên pháp đôn đốc đòi nợ thuế.

4/ Định kỳ 3 tháng Cục phải kiểm tra sổ sách kế toán của Chi cục xem việc cập nhật chứng từ ghi số thuế phải thu, số thuế đã nộp có được thực hiện đầy đủ đúng quy định hay không để kịp thời chấn chỉnh công tác kế toán thuế.

5/ Đối với các Khoản nợ thuế, nợ phạt chậm nộp không quá 50.000 đồng của mỗi tờ khai, cho phép lập chứng từ ghi sổ để làm thủ tục bù trừ giữa các tờ khai còn nợ với các tờ khai nộp thừa với nhau để xoá các Khoản nợ này.

6/ Xử lý nợ đọng thuế:

6.1. Xử lý nợ thuế chuyên thu:

Các Chi cục kiểm tra, rà soát các đối tượng nợ thuế quá hạn để phân loại nợ của các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác.

6.1.1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước: nếu thời gian nợ thuế quá 90 ngày, có văn bản thông báo cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp yêu cầu tác động để doanh nghiệp nộp thuế trả NSNN. Trong thông báo nêu rõ nếu quá 30 ngày kể từ ngày thông báo doanh nghiệp không nộp thuế hoặc không có cam kết kế hoạch trả nợ với cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan sẽ lập danh sách (ghi rõ: tên doanh nghiệp; mã số thuế; cơ quan chủ quản doanh nghiệp; số, ngày đăng ký tờ khai; tổng số tiền doanh nghiệp còn nợ NSNN) đăng Báo Hải quan và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

6.1.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không phải nhà nước  yêu cầu xác định đúng thời gian doanh nghiệp nợ quá hạn. Nếu nợ quá 01 năm thì lập danh sách (ghi rõ: tên doanh nghiệp; mã số thuế, số, ngày đăng ký tờ khai; tổng số tiền doanh nghiệp còn nợ NSNN) đăng Báo Hải quan. Đồng thời thông báo rõ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng Báo Hải quan, nếu doanh nghiệp không nộp thuế hoặc không có cam kết trả nợ thì cơ quan Hải quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

6.2. Xử lý nợ thuế tạm thu:

6.2.1. Đối với các doanh nghiệp quá 02 năm kể từ khi mở tờ khai nhập khẩu chưa đến thanh Khoản nhưng đã nộp thuế thì làm thủ tục chuyển tiền vào NSNN.

6.2.2. Đối với các doanh nghiệp còn nợ quá hạn, cơ quan Hải quan đã nhiều lần thông báo nhưng doanh nghiệp không đến thanh Khoản:

- Tổng cục Hải quan sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Hà Nội mới, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Sài gòn Giải phóng; và 02 đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình TP.HCM. Yêu cầu các doanh nghiệp còn nợ thuế quá hạn đến cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để giải quyết việc thanh Khoản nợ thuế. Nếu sau ngày 3/12/2006, doanh nghiệp không đến làm thủ tục giải quyết nợ thuế, cơ quan Hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để Điều tra, xử lý về tội trốn thuế.

- Các chi cục phải đi kiểm tra, xác minh doanh nghiệp:

Nếu doanh nghiệp không còn địa chỉ, không còn cơ sở sản xuất thì lấy xác nhận của phường, xã nơi doanh nghiệp đăng ký địa chỉ kinh doanh và lập hồ sơ chuyển cơ quan công an (tên, mã số doanh nghiệp, tên giám đốc doanh nghiệp, số chứng minh nhân dân, tổng số tiền thuế doanh nghiệp nợ)

- Nếu doanh nghiệp còn địa chỉ, còn hoạt động thì xác định số nợ và yêu cầu doanh nghiệp cam kết kế hoạch trả nợ. Nếu không trả đúng cam kết sẽ làm thủ tục chuyển cơ quan công an.

6.2.3. Đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn nhưng do vướng mắc về chứng từ chưa thanh Khoản được: yêu cầu thực hiện theo Điểm 1 Mục II công văn số 1363/TCHQ-KTTT ngày 03/4/2006 của Tổng cục Hải quan.

7/ Định kỳ hàng tháng báo cáo phân tích, đánh giá tình hình nợ thuế, các biện pháp xử lý nợ thuế về Tổng cục vào ngày 20 của tháng, báo cáo phải đảm bảo các nội dung sau (theo mẫu kèm theo công văn này). Báo cáo này thay thế cho báo cáo quy định tại công văn 1363/TCHQ-KTTT ngày 03/4/2006.

8/ Thực hiện đúng quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thông tin kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 780/TCHQ/QĐ/CNTT ngày 29/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn khác về truyền, nhận số liệu thuế.

9/ Khẩn trương rà soát, đối chiếu số nợ thuế của các doanh nghiệp trên hệ thống sổ sách kế toán với thông tin nợ thuế trên mạng KT559, hệ thống QLRR để phát hiện và lập danh sách gửi về Tổng cục (Vụ KTTT-XNK) các tờ khai cần giải toả theo quy định tại công văn số 2396/TCHQ-KTTT ngày 02/6/2006 và công văn số 3102/TCHQ-CNTT ngày 07/7/2006. Nếu sau ngày 30/11/2006, Cục Hải quan nào còn để xảy ra hiện tượng doanh nghiệp đã nộp thuế đúng hạn hoặc chưa quá hạn 90 ngày nhưng trên hệ thống QLRR xác định doanh nghiệp đã từng nợ thuế hoặc nợ phạt quá hạn 90 ngày thì Cục trưởng Cục Hải quan phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về những sai sót đó.

Đến hết ngày 31/12/2006, Cục Hải quan nào để phát sinh nợ quá hạn tăng so với thời Điểm trước ngày 01/01/2006 (thời Điểm thực hiện Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới) thì Cục trưởng Cục Hải quan của đơn vị đó không được coi là hoàn thành nhiệm vụ; Chi cục nào để phát sinh nợ thuế quá hạn tăng so vời thời Điểm trước 01/01/2006 mà không có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng của Chi cục đó không được coi là hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được hưởng lương hệ số 01 (yêu cầu Cục trưởng báo cáo Tổng cục trưởng). Sau 03 tháng, nếu khắc phục được hậu quả thì được truy lĩnh, trường hợp không khắc phục được thì giữ nguyên hệ số 01.

Tổng cục thông báo để các đơn vị biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo về Tổng cục để kịp thời hướng dẫn.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Thị Bình An

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH,
THÀNH PHỐ …………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

BÁO CÁO NỢ THUẾ THÁNG……………

(Kèm theo công văn số 5534/TCHQ-KTTT ngày 14/11/2006)

1. Tình hình nợ thuế chuyên thu:

ĐVT: đồng

Tiêu chí

Tháng trước

Tháng báo cáo

Tăng, giảm so với tháng trước

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Tổng số nợ

- Nợ doanh nghiệp, giải thể, phá sản

- Nợ doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1, 2, 3 TT 32/2002/TT-BTC

- Nợ chờ ghi thu, ghi chi, xét miễn.

- Nợ được khoanh, được giãn

- Nợ doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ

- Nợ do vướng mắc về chính sách:

+ Truy thu NĐH xe máy

+ Do vi phạm chính sách thuế

- Nợ chây ỳ

- Nợ quá hạn bình thường

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1. Các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế đối với từng lại nợ thực hiện trong tháng:

1.2. Nguyên nhân nợ thuế tăng (chi Tiết đến từng loại nợ):

- Biện pháp giải quyết:

1.3. Nguyên nhân nợ thuế giảm (chi Tiết đến từng loại nợ):

- Biện pháp đã thực hiện:

1.4. Kiến nghị, đề xuất:

2. Tình hình nợ thuế tạm thu:

 ĐVT: đồng

Tiêu chí

Tháng trước

Tháng báo cáo

Tăng, giảm so với tháng trước

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

Số doanh nghiệp

Tổng số nợ

- Nợ doanh nghiệp giải thể, phá sản

- Nợ không tìm thấy địa chỉ

- Nợ do thiếu chứng từ thanh Khoản

- Nợ của doanh nghiệp không đến thanh Khoản

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1. Các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế đối với từng loại nợ thực hiện trong tháng:

2.2. Nguyên nhân nợ thuế tăng (chi Tiết đến từng loại nợ);

- Biện pháp giải quyết

2.3. Nguyên nhân nợ thuế giảm (chi Tiết đến từng loại nợ):

- Biện pháp đã thực hiện.

2.4. Kiến nghị, đề xuất