Công văn 5256/UBND-CN công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công, tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: 5256/UBND-CN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Chu Phạm Ngọc Hiển
Ngày ban hành: 07/12/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5256/UBND-CN
V/v Công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công, tỉnh Thanh Hoá.

Thanh Hoá, ngày 07 tháng  12 năm 2007

 

Kinh gửi:

- Các Sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các chủ đầu tư, Ban QLDA công trình xây dựng;
- Các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế.

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 2282/SXD-KTKH ngày 19/10/2007 về việc đề nghị công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công, tỉnh Thanh Hóa;

UBND tỉnh Thanh Hoá công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công tỉnh Thanh Hóa, kèm theo văn bản này, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình, tham khảo, áp dụng hoặc vận dụng làm cơ sở xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Tỉnh uỷ; HĐND tỉnh;
- Thường trực UBND tỉnh;
- Bộ XD;
- Công báo tỉnh Thanh Hoá;
- Lưu: VT, CN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chu Phạm Ngọc Hiển

 

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TỈNH THANH HÓA

I - QUY ĐỊNH CHUNG.

1. Máy và thiết bị thi công quy định tại công bố này là các loại máy và thiết bị được truyền chuyển động bằng động cơ chạy bằng xăng, dầu, điện, khí nén; được sử dụng cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các công trường xây dựng. Một số loại thiết bị không có động cơ như rơ moóc, sà lan,... nhưng tham gia vào các công tác nói trên thì cũng được coi là máy và thiết bị thi công.

2. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công (sau đây gọi là giá ca máy) làm cơ sở xác định chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình và vận dụng để lập giá dự thầu, đánh giá giá dự thầu và ký kết hợp đồng giao nhận thầu thi công xây dựng công trình.

3. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công được xây dựng trên cơ sở các mức chuẩn theo thông số kỹ thuật chủ yếu của máy như: công suất động cơ, dung tích gầu, sức nâng của cần trục, ...

II- NỘI DUNG CHI PHÍ TRONG GIÁ CA MÁY.

1. Nội dung chi phí trong giá ca máy.

Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.

Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy.

2. Các thành phần chi phí trong giá ca máy.

Công thức tổng quát tớnh giá ca máy (CCM):

CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca)

Trong đó:

- CKH : Chi phí khấu hao (đ/ca)

- CSC : Chi phí sửa chữa (đ/ca)

- CNL : Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca)

- CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca)

- CCPK : Chi phí khác (đ/ca)

2.1. Chi phí khấu hao (CKH)

Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bị thi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:

CKH =

(Giá tính khấu hao - Giá trị thu hồi) x Định mức khấu hao năm

Số ca năm

Trong đó:

- Giá tính khấu hao (giá trước thuế): Gồm giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, vận chuyển từ cảng về nơi đặt máy, chi phí lắp đặt, chạy thử lần đầu, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.

Giá tính khấu hao để tính giá ca máy trong các hồ sơ dự thầu và giao nhận thầu là giá tính khấu hao của loại máy, thiết bị đưa vào thi công xây dựng công trình phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu.

- Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh lý và được xác định như sau:

Máy và thiết bị có giá tính khấu hao từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi là 5% giá tính khấu hao. Không tính giá trị thu hồi với máy và thiết bị có giá tính khấu hao nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

- Số ca năm: là số ca làm việc của máy trong một năm tương ứng với điều kiện khai thác, sử dụng máy và thiết bị bình thường.

Giá tính khấu hao, định mức khấu hao năm, số ca làm việc trong năm của máy, thiết bị thi công tính trong đơn giá này xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số: 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

2.2. Chi phí sửa chữa (CSC)

Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.

Công thức tính CSC:

CSC =

Giá tính khấu hao x Định mức sửa chữa năm

Số ca năm

Trong đó:

- Giá tính khấu hao, số ca năm: Xác định như mục 2.1 nêu trên.

- Định mức sửa chữa năm theo hướng dẫn tại Thông tư số: 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

Nội dung công việc sửa chữa máy được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên quan.

Chi phí sửa chữa xác định trong đơn giá này là mức chi phí sửa chữa tương ứng với điều kiện khai thác, sử dụng máy bình thường; chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy và thiết bị có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác như cần khoan, mũi khoan.

2.3. Chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL)

Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động.

Công thức tính CNL

CNL

=

CNLC

+

CNLP

Trong đó:

- CNLC: Chi phí nhiên liệu, năng lượng chính (lít/ca, kWh/ca, m3/ca)

CNLC

=

Định mức nhiên liệu năng lượng

x

Giá nhiên liệu năng lượng

- Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, Kwh/ca, m3/ca): Định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca.

- Giá nhiên liệu, năng lượng: Giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén (đ/lít, đ/Kwh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm III/2006 tại tỉnh Thanh Hóa cụ thể như sau:

* Xăng Mogas 92: 10.245,45 đ/lít.

* Dầu mazút: 7.318,18 đ/lít.

* Dầu Diezel 0,5%S: 7.345,45 đ/lít.

* Điện: 895,00 đ/Kwh (giờ bình thường).

- CNLP : Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ

CNLP

=

CNLC

x

KP

Kp là hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc, được quy định như sau:

- Động cơ xăng: 0,03

- Động cơ Diezel: 0,05

- Động cơ điện: 0,07

Định mức nhiên liệu, năng lượng quy định trong đơn giá là định mức cho máy làm việc trong điều kiện bình thường. Khi tính giá ca máy trong điều kiện cụ thể mức tiêu hao này được điều chỉnh phù hợp với điều kiện sử dụng máy và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan.

Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được điều chỉnh (bù, trừ) theo nguyên tắc phù hợp với các thay đổi về giá nhiên liệu, năng lượng do cấp có thẩm quyền quy định tại từng thời điểm.

2.4. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (CTL)

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.

Công thức tính CTL:

CTL =

Tiền lương cấp bậc + Các khoản lương phụ và phụ cấp lương

Số công một tháng

Trong đó:

- Tiền lương cấp bậc là tiền lương tháng của thợ điều khiển máy theo quy định.

- Các khoản lương phụ và phụ cấp lương là tổng số các khoản lương phụ, phụ cấp lương tháng tính theo lương cấp bậclương tối thiểu, một số khoản chi phí có thể khoán trực tiếp cho thợ điều khiển máy theo quy định.

- Số công một tháng là số công định mức thợ điều khiển máy phải làm việc trong một tháng theo quy định.

Chi phí lương thợ điều khiển tính trong bảng giá ca máy bao gồm  tiền lương cơ bản được tính với mức lương tối thiểu 450 000 đồng/tháng, cấp bậc tiền lương theo bảng lương A.1.8 nhóm II ban hành theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, phụ cấp lưu động ở mức 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân 10%, một số khoản lương phụ (nghỉ phép, lễ, tết,…) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy được điều chỉnh khi các chế độ, chính sách của Nhà nước về tiền lương thay đổi theo nguyên tắc phù hợp với thời điểm, trị số thay đổi do cấp có thẩm quyền quy định và các nội dung có liên quan trong hợp đồng giao nhận thầu.

2.5. Chi phí khác (CCPK)

Chi phí khác của máy tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình.

Công thức tính CCPK:

CCPK =

Giá tính khấu hao x Định mức chi phí khác năm

Số ca năm

Trong đó:

- Giá tính khấu hao, số ca năm: Xác định như mục 2.1 nêu trên.

- Định mức chi phí khác trong năm theo hướng dẫn tại Thông tư số: 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

Nội dung chi phí khác bao gồm:

- Chi phí bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;

- Chi phí bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;

- Chi phí đăng kiểm các loại;

- Chi phí khác có liên quan.

III - CÁC CƠ SỞ ĐỂ TÍNH GIÁ CA MÁY.

Luật Xây dựng số 16/2003 QH11 ngày 26/11/2003;

Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; của Bộ Xây dựng.

Nghị định số: 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ v/v điều chỉnh mức lương tối thiểu chung (450000 đồng/tháng);

Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện.

Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Quyết định số 458/2006/XDTH-QĐ ngày 27/4/2006 của Giám đốc Công ty Xăng dầu Thanh Hóa về giá bán lẻ niêm yết các mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giá ca máy này dùng để xác định chi phí sử dụng máy trong chi phí đầu tư xây dựng công trình của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương); dùng để tham khảo vận dụng trong quá trình xác định giá ca máy cho các công trình sử dụng các nguồn vốn khác, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn căn cứ bảng đơn giá ca máy và thiết bị thi công này và yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức xác định giá ca máy để lập đơn giá, dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để xác định hoặc thẩm tra giá ca máy trước khi quyết định áp dụng. Các nhà thầu căn cứ bảng giá ca máy này, giá ca máy trên thị trường và điều kiện cụ thể về máy và thiết bị thi công của mình để xác định giá ca máy làm cơ sở xác định giá dự thầu.

Đối với các công trình xây dựng dạng tuyến đi qua nhiều địa phương như đường giao thông, đường dây tải điện, thuỷ lợi, cấp thoát nước và các công trình xây dựng dạng tuyến khác, thì chủ đầu tư xác định giá ca máy của công trình để lập đơn giá, dự toán và quản lý chi phí xây dựng cho công trình.

2. Đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư phải tổ chức xác định giá ca máy trình người quyết định đầu tư quyết định; trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư thì trình Bộ quản lý ngành hoặc UBND tỉnh quyết định.

3. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công này vận dụng, áp dụng đối với các loại máy và thiết bị được sử dụng để thi công các công trình có điều kiện làm việc bình thường. Trong trường hợp máy và thiết bị thi công làm việc trong điều kiện ë vïng nước mặn, nước lợ, vùng núi thì giá ca máy trong bảng giá này được điều chỉnh với hệ số 1,055.

Trong quá trình thực hiện Bảng giá ca máy và thiết bị thi công này, nếu có vướng mắc đề nghị các Ngành, các huyện, Thị xã, Thành phố và các đơn vị có liên quan phản ánh (bằng văn bản) về sở Xây dựng Thanh Hóa tập hợp trình cấp có thẩm quyền giải quyết./.