Công văn 4800/BTP-BTTP năm 2014 về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất
Số hiệu: 4800/BTP-BTTP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
Ngày ban hành: 21/11/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Bổ trợ tư pháp, Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4800 /BTP-BTTP
V/v công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua Bộ Tư pháp nhận được Công văn của một số Sở Tư pháp xin ý kiến chỉ đạo về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành. Về vấn đề này, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

1. Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có nội dung chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất từ Uỷ ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng (Luật công chứng năm 2006; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tại mục III về các giải pháp thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng đối với những địa bàn cấp huyện có tổ chức hành nghề công chứng đảm đương được nhiệm vụ chứng nhận hợp đồng, giao dịch trên địa bàn, tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang chứng thực liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản sang cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở các quy định nêu trên, được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đến nay 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đã ban hành Quyết định chuyển giao. Về cơ bản, việc chuyển giao đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo nguyên tắc chỉ chuyển giao tại các địa bàn cấp huyện mà đã có số lượng tổ chức hành nghề công chứng đảm đương được việc chứng nhận hợp đồng đồng thời vẫn bảo đảm quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực của người dân. Các địa bàn trong phạm vi cấp tỉnh sau khi chuyển giao đã ổn định và các địa phương đã thực hiện tốt, công tác bố trí, sắp xếp cán bộ thực hiện chứng thực sau khi chuyển giao đã được thực hiện.

2. Luật đất đai năm 2013, tại khoản 3 Điều 167 tiếp tục kế thừa Luật đất đai năm 2003 quy định một số hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất phải công chứng hoặc chứng thực. Ngày 27/8/2014, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 347/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; Ngày 22/10/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 4591/BTNMT-PC gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát các quy định có liên quan, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian nghiên cứu, rà soát, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và để bảo đảm sự ổn định liên quan đến hoạt động công chứng, chứng thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, kể cả đối với các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, chứng thực khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung (thẩm quyền đã được giao, hồ sơ, tài liệu, con người v.v...), trước mắt, Bộ Tư pháp đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm một số việc sau đây:

a. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất từ Uỷ ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng thì tiếp tục thực hiện để bảo đảm sự ổn định, không đặt vấn đề chuyển giao lại cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, tránh xáo trộn và khó khăn cho người dân trong yêu cầu công chứng, chứng thực tại địa phương.

b. Đối với địa bàn cấp huyện trong phạm vi cấp tỉnh mà chưa thực hiện việc chuyển giao thì Uỷ ban nhân dân chỉ đạo Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi địa phương tạm thời chưa đề xuất tiếp tục việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất từ Uỷ ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng để người dân có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực cho đến khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, kính gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cổng thông tin Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thúy Hiền

 

 

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn xã hội về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng

Tổ chức quán triệt nhận thức của các cấp, các ngành về bản chất, vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng đối với cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác công chứng; đồng thời tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò của công chứng trong toàn xã hội để công chứng trở thành nhu cầu tự nguyện của nhân dân.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về công chứng

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng và các văn bản có liên quan đến công chứng theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp, thực hiện cơ chế liên thông giữa cơ quan đăng ký nhà và quyền sử dụng đất, cơ quan thuế và tổ chức hành nghề công chứng để trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin về bất động sản nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho hoạt động công chứng và thuận tiện cho nhân dân.

Nghiên cứu xây dựng “bản đồ” quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020.

Nghiên cứu xây dựng Đề án cổ phần hóa các Phòng công chứng theo lộ trình phù hợp.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng

a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế đổi mới hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng theo hướng bảo đảm quản lý nhà nước đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về công chứng hiện nay; tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động công chứng theo định kỳ, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời đối với những vi phạm trong hoạt động công chứng; đẩy mạnh công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực công chứng; thực hiện trao đổi, chia sẻ những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm về kỹ năng hành nghề trong hoạt động công chứng.

c) Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng đối với những địa bàn cấp huyện có tổ chức hành nghề công chứng đảm đương được nhiệm vụ chứng nhận hợp đồng, giao dịch trên địa bàn theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang chứng thực liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản sang cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

d) Xây dựng Đề án cơ sở chia sẻ dữ liệu thông tin chung về công chứng bất động sản, đẩy mạnh chủ trương tin học hóa công chứng.

đ) Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức, hành nghề công chứng với cơ quan đăng ký nhà, đất; cơ quan thuế, tạo tiền đề cho cơ chế liên thông trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch về bất động sản.

e) Tăng cường hợp tác quốc tế về công chứng, tranh thủ hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho hoạt động công chứng.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

4. Thu hút nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề công chứng; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ công chứng viên

a) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề công chứng, chú trọng những người được đào tạo cử nhân luật ở nước ngoài để tăng cường số lượng, chất lượng công chứng viên, tăng cường tổ chức hành nghề công chứng có quy mô lớn. có tính chuyên nghiệp cao; quy hoạch phát triển đội ngũ công chứng viên đến năm 2020 gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020.

b) Xây dựng chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo nghề công chứng theo hướng tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề công chứng theo hướng tập trung vào kỹ năng hành nghề, kinh nghiệm thực tiễn; kết hợp việc giảng dạy lý thuyết với việc thực hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Tăng cường công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật mới, kỹ năng hành nghề công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng cho công chứng viên; tổ chức sát hạch định kỳ đối với công chứng viên đã được bổ nhiệm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các công chứng viên. Tăng cường về số lượng, chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Xây dựng đội ngũ công chứng viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng, uy tín của hoạt động công chứng để yêu cầu công chứng trở thành một nhu cầu tự nguyện của nhân dân.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

5. Thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên

a) Năm 2011 - 2015: Thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các công chứng viên ở một số tỉnh, thành phố lớn và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có nghề công chứng phát triển.

Năm 2016 - 2020: Tiếp tục nhân rộng tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại; thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên toàn quốc, tiến tới gia nhập Liên minh công chứng quốc tế trước năm 2015, nhằm phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng viên.

b) Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm phát huy tối đa vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về hội trên cơ sở kết hợp với quản lý nhà nước.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

Xem nội dung VB
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

...

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Xem nội dung VB