Công văn 4679/TCT-KTNB năm 2016 về ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Số hiệu: 4679/TCT-KTNB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Bùi Văn Nam
Ngày ban hành: 10/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Kế toán, kiểm toán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TNG CỤC THU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4679/TCT-KTNB
V/v ngăn chặn và đy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp; cơ chế tự khai, tự nộp thuế; cơ chế doanh nghiệp tự in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để thành lập doanh nghiệp hoặc mua bán doanh nghiệp với mục đích in, phát hành và mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kiếm lời bất chính, gây thất thu Ngân sách Nhà nước. Tng cục Thuế đã có nhiều văn bản và gần đây nhất là công văn số 2933/TCT-TTr ngày 30/6/2016 chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về mua bán, in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, qua nắm tình hình triển khai ở một số địa phương cho thấy việc triển khai còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Trước tình hình trên, để ngăn chặn tình trạng các tổ chức mua bán hóa đơn bất hợp pháp; tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện các sai phạm; đồng thời thống nhất chương trình triển khai các nội dung phối hợp đấu tranh chống gian lận, tội phạm về thuế, đặc biệt là lĩnh vực mua bán hóa đơn trái phép, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện ngay các giải pháp sau:

1. Tổ chức nhận dạng các doanh nghiệp có khả năng in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

1.1. Tiêu chí nhận dạng các doanh nghiệp có khả năng in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và thực tiễn điều tra khởi tố các vụ án liên quan đến in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp, các Cục Thuế và Chi cục Thuế cần lưu ý các tiêu chí nhận dạng sau:

1) Các cơ sở mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) có một trong các dấu hiệu sau: không đóng góp vốn điều lệ theo quy định; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề; chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

2) Các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng hóa), hoặc không có xưởng sản xuất, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động).

3) Các doanh nghiệp xin ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh, tạm ngừng, có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại, thay đổi người đại diện trước pháp luật, thay đổi trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế.

4) Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.

5) Các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa có doanh thu đột biến tăng (từ 50% trở lên) nhưng số thuế GTGT phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp 1% doanh số phát sinh trong kỳ).

6) Các doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước (tăng 2 đến 3 lần).

7) Các doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn, hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).

8) Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2.000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn đã sử dụng.

9) Các doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp báo cáo tài chính nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh thấp (dưới 100 triệu đồng).

Tùy tình hình thực tế phát sinh tại địa phương, các Cục Thuế, Chi cục Thuế có thể lựa chọn các tiêu chí nêu trên, đồng thời có thể bổ sung thêm các tiêu chí phù hợp với thực tế địa bàn quản lý thuế.

1.2. Tiến hành nhận dạng các doanh nghiệp có khả năng in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp:

Căn cứ tiêu chí nhận dạng nêu tại khoản 1.1 và các tiêu chí bổ sung phù hợp thực tiễn quản lý tại địa bàn, các Cục Thuế, Chi cục Thuế thành lập một tổ công tác chuyên tiến hành rà soát và đưa ra danh sách cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp theo phương thức sau:

- Cục Thuế tổ chức rà soát tập trung để đưa ra danh sách cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp cho toàn Cục Thuế; Sau đó chuyển danh sách doanh nghiệp cảnh báo cho các phòng kiểm tra thuế, Chi cục Thuế yêu cầu tổ chức rà soát và đưa ra danh sách doanh nghiệp có rủi ro về in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp tại địa bàn Chi cục Thuế quản lý; danh sách này được báo cáo về Cục Thuế để giám sát, chỉ đạo thực hiện;

- Phòng kiểm tra thuế, Chi cục Thuế tổ chức rà soát và đưa ra danh sách doanh nghiệp có rủi ro về in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp tại địa bàn Chi cục Thuế quản lý; sau đó báo cáo danh sách doanh nghiệp về Cục Thuế để giám sát, chỉ đạo thực hiện.

2. Kiểm tra, kiểm soát danh sách doanh nghiệp có khả năng in, phát hành, mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

2.1. Căn cứ Điều 11 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, các Cục Thuế, Chi cục Thuế báo cáo UBND cùng cấp chủ trương của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, bán hóa đơn bất hợp pháp trên địa bàn; trên cơ sở đó tham mưu, báo cáo UBND các cấp ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện và thông báo đến cơ quan thuế các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về mua bán hóa đơn bất hợp pháp trên địa bàn.

2.2. Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND quận, huyện, các Chi cục Thuế (giao nhiệm vụ cho đội trưởng đội kiểm tra thuế, đội trưởng đội thuế liên phường, xã) báo cáo tình hình và diễn biến doanh nghiệp có rủi ro về in, phát hành, bán hóa đơn bt hợp pháp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Công an phường, xã và đề nghị phối hợp giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.

2.3. Phân công cho công chức phòng kiểm tra, công chức đội kiểm tra thuế và đội thuế liên phường, xã theo dõi địa bàn danh sách doanh nghiệp cụ thể, yêu cầu xác lập hồ sơ quản lý, tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh (theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 26/6/2016), giám sát quá trình hoạt động kinh doanh và kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp này.

2.4. Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin của các cấp, các ngành, tổ dân phố phân công lãnh đạo phòng kiểm tra hoặc Đội kiểm tra, Đội thuế liên phường, xã được giao trách nhiệm giám sát doanh nghiệp rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp tại từng địa bàn hàng kỳ (tháng, quý) trực tiếp làm việc với Công an phường, xã, t trưởng dân phố để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động và diễn biến của các doanh nghiệp này tại địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, báo cáo Hội đng nhân dân, UBND, UB mặt trận tổ quốc phường, xã để phối hợp giám sát, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

2.5. Các Cục Thuế, Chi cục Thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, tài khoản giao dịch và các giao dịch đáng ngờ tập trung phân tích dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp có tên trong danh sách rủi ro về mua bán hóa đơn bt hợp pháp để có giải pháp kịp thời t chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế khi có dấu hiệu bất thường qua kiểm tra, rà soát tại cơ quan thuế. Trường hợp có du hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

3. Tổ chức triển khai thực hiện.

3.1. Cục Thuế, Chi cục Thuế thành lp Ban chỉ đạo (giao cho mt Phòng kiểm tra, Đội kiểm tra thuế làm đầu mối) để chỉ đạo các Phòng, Chi cục Thuế tổ chức trin khai thực hiện các nội dung đã nêu tại Điểm 1 và Điểm 2 của công văn. Đng thời, ngay trong tháng 10/2016 mỗi Cục Thuế thành lập một Tổ chuyên trách thực hiện việc phân tích, lựa chọn tối thiểu 20 doanh nghiệp có rủi ro cao về in, phát hành, mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để tổ chức kiểm tra. Trong quá trình triển khai thực hiện phát hiện các hành vi vi phạm, phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan truyền thông để xử lý và đưa tin nhằm răn đe, chặn đứng hành vi vi phạm về hóa đơn trên địa bàn.

3.2. Định kỳ hàng tháng (vào ngày 25) các Cục Thuế tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả trin khai, hành vi thủ đoạn mới, khó khăn vướng mắc và giải pháp triển khai thực hiện về Tổng cục Thuế (Vụ Thanh tra) để kịp thời nghiên cứu chđạo và đánh giá, giám sát quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương.

Tổng cục Thuế thông báo đến các đồng chí Cục trưởng, Chi cục trưởng biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo TCT (để chỉ đạo);
- Các Vụ/Đơn vị thuộc, trực thuộc (để
t/h);
- Chi cục Thuế các tỉnh/thành phố (để t/h);
- Lưu: VT, KTNB (03b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

 

Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý thuế

1. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;

b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;

c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 19. Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

1. Cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế để xác định người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo một trong các trường hợp sau:

a) Quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp về quản lý thuế nhưng người nộp thuế vẫn không nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế. Cụ thể:

- Hết hạn nộp theo qui định, người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế lập và gửi Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử, thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ thời Điểm cơ quan thuế gửi thông báo, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế tiếp tục gửi thông báo lần 2. Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử, thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời, gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính theo địa chỉ đã đăng ký hoạt động.

- Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ thời Điểm gửi thông báo lần 2, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

b) Các văn bản của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính nhưng bưu điện trả lại do không có người nhận hoặc do địa chỉ không tồn tại (Quyết định, Văn bản, Thông báo...), cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

c) Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản gửi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

2. Cơ quan thuế hoàn thành xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải thực hiện xác minh nêu tại Khoản 1 Điều này.

a) Trường hợp kết quả xác minh là người nộp thuế còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp kết quả xác minh là người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an trên địa bàn) lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mẫu số 16/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên biên bản, đồng thời cập nhật trạng thái “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Thông báo được gửi cho người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của: người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng - nếu có) và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (cơ quan Hải quan; cơ quan đăng ký kinh doanh; Viện Kiểm sát; cơ quan công an; cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn; cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động) ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký thông báo. Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã có quy chế trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, Thông báo được gửi theo quy định tại Quy chế. Trường hợp người nộp thuế là đơn vị trực thuộc thì thông báo đồng thời gửi cho đơn vị chủ quản.

Cơ quan thuế phối hợp cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Trường hợp người nộp thuế là đơn vị chủ quản thuộc một trong các trường hợp được nhận diện là không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này có đơn vị trực thuộc thì:

a) Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo cho đơn vị trực thuộc về việc đơn vị chủ quản được nhận diện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mẫu số 26/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất trong 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế là đơn vị chủ quản tại địa chỉ đã đăng ký nêu tại Khoản 1 Điều này để cảnh báo cho đơn vị trực thuộc được biết. Trường hợp đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc khác cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thì thông báo đồng thời phải gửi cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.

b) Cơ quan thuế khi ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nêu tại Khoản 2 Điều này đồng thời gửi cho đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc. Đơn vị trực thuộc sẽ bị cơ quan thuế cập nhật tình trạng không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo.

4. Người nộp thuế bị xử lý vi phạm về sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật có liên quan. Sau thời hạn một năm kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này hoặc phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo qui định tại Điểm 1c Điều 211 Luật doanh nghiệp.

Xem nội dung VB