Công văn 4203/TCT-KK năm 2015 hướng dẫn triển khai Thông tư 127/2015/TT-BTC
Số hiệu: 4203/TCT-KK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đại Trí
Ngày ban hành: 09/10/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4203/TCT-KK
V/v Hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 127/2015/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2015

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015 hướng dẫn việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2015. Nội dung cơ bản của Thông tư quy định việc cấp mã số doanh nghiệp tự động trên Hệ thống thông tin Đăng ký kinh doanh - Đăng ký thuế, đồng thời phân công cơ quan thuế quản lý đối với các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, là một trong những điểm trọng tâm của công tác cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Để triển khai thực hiện quy định của Thông tư, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Phổ biến và quán triệt nội dung Thông tư số 127/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đến các phòng, Chi cục Thuế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn; phối hợp với Cơ quan Đăng ký kinh doanh trên địa bàn để tổ chức thực hiện theo các quy định của Thông tư.

2. Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 127/2015/TT-BTC, bãi bỏ công văn số 4930/TCT-TCCB ngày 26/11/2007 của Tổng cục Thuế về việc phân công quản lý thuế đối với doanh nghiệp cho Chi cục Thuế.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ về thuế cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại địa bàn khác địa bàn đặt trụ sở chính nơi đăng ký thành lập thì theo quy định của pháp luật về thuế, cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế phải phối hợp với cơ quan thuế nơi phát sinh khoản thu nộp ngân sách của người nộp thuế để quản lý người nộp thuế.

3. Về việc xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp

Căn cứ quy định về phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 127/2015/TT-BTC, Tổng cục Thuế đã xây dựng Hệ thống ứng dụng Đăng ký thuế để hỗ trợ Cục Thuế cập nhật Bộ tiêu thức phân công để đảm bảo việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện tự động (Mu Bộ tiêu thức phân công khung ban hành kèm theo công văn này). Bộ tiêu thức phân công khung bao gồm một số các tiêu thức cơ bản theo nguyên tắc quy định tại Thông tư số 127/2015/TT-BTC và tiêu thức bổ sung theo thực tế quản lý trên từng địa bàn (ví dụ: phân công quản lý chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phân công quản lý các doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong các Khu chế xuất, khu công nghiệp,...; phân công quản lý các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán tập trung; phân công quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều địa bàn; phân công quản lý các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề...), Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xác định giá trị cho từng tiêu thức phù hợp.

Trường hợp Cục Thuế có bổ sung thêm tiêu thức phân công ngoài các tiêu thức khung, cần lưu ý tiêu thức bổ sung phải căn cứ trên thông tin hồ sơ đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang và phải được xác định cụ thể để có thể cài đặt và thực hiện tự động trên ứng dụng.

4. Về việc tham mưu phê duyệt, ban hành Bộ tiêu thức phân công

Do thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư số 127/2015/TT-BTC không trùng với kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, để đảm bảo triển khai theo đúng ngày hiệu lực của Thông tư, Cục Thuế dự thảo Bộ tiêu thức phân công, trình y ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp sau đó, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quy định khác dẫn đến thay đổi Bộ tiêu thức phân công đang thực hiện thì Cục Thuế thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh kể từ thời điểm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực, đồng thời gửi Bộ tiêu thức phân công về Tổng cục Thuế để hỗ trợ, cập nhật trên Hệ thống ứng dụng Đăng ký thuế.

5. Triển khai thực hiện cấp mã số thuế tự động và phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp trên Hệ thống ứng dụng Đăng ký thuế

Tổng cục Thuế triển khai nâng cấp Hệ thống ứng dụng Đăng ký thuế để đảm bảo các quy định tại Thông tư số 127/2015/TT-BTC từ 0h giờ ngày 10/10/2015, trong đó đã bao gồm Bộ tiêu thức phân công khung.

Cục Thuế có các tiêu thức bổ sung ngoài các tiêu thức cơ bản tại Bộ tiêu thức phân công khung thì gửi về Tổng cục Thuế (Vụ Kê khai & Kế toán thuế và Cục Công nghệ thông tin) để được hỗ trợ, cập nhật trên ứng dụng (việc cài đặt tham số cho các tiêu thức phân công trên ứng dụng sẽ được hướng dẫn tại Tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng kèm theo Thông báo nâng cấp ứng dụng).

Trường hợp Bộ tiêu thức phân công của Cục Thuế có tiêu thức bổ sung không thể cài đặt trên ứng dụng, Cục Thuế phải tự thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp đảm bảo việc cấp mã số doanh nghiệp và phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp được thực hiện đồng thời và trong ngày làm việc.

Tổng cục Thuế đề nghị đồng chí Cục trưởng Cục Thuế chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 127/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên và hướng dẫn tại công văn này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế kịp thời phản ánh về Vụ Kê khai và Kế toán thuế và Cục Công nghệ thông tin để phối hợp hỗ trợ thực hiện (Ông: Phạm Xuân Sơn (pxson@gdt.gov.vn); Nhóm Hỗ trợ ứng dụng địa phương (nhomhtuddp@gdt.gov.vn)).

Tổng cục Thuế thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Các Vụ/ đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, KK(02b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đại Trí

 

BỘ TIÊU THỨC PHÂN CÔNG KHUNG

(Đính kèm công văn s4203/TCT-KK ngày 09/10/2015 của Tổng cục Thuế)

1. Các tiêu thức phân công Cục Thuế quản lý doanh nghiệp:

Doanh nghiệp thỏa mãn một trong các tiêu thức sau sẽ được phân công cho Cục Thuế quản lý.

a) Tiêu thức phân công theo loại hình doanh nghiệp và quy mô vốn điều lệ:

STT

TIÊU THỨC

THAM SỐ

GHI CHÚ

Chọn

Tỷ lệ vốn/Mức vn

1

Doanh nghiệp có vốn nhà nước

 

 

Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước và có tỷ lệ % vốn nhà nước/ tổng vốn >= <Tỷ lệ vốn> sẽ phân công về Cục thuế quản lý. Hệ thống hỗ trợ tính tỷ lệ = (vốn nhà nước/ Tổng vốn) x 100%

2

Doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có tlệ % vốn đầu tư >= <Tỷ lệ vn> sẽ phân công về Cục thuế quản lý. Hệ thống hỗ trợ tính tỷ lệ = (vốn đầu tư/ Tổng vốn) x 100%

3

Doanh nghiệp dự án BOT, BBT, BT,..

 

 

Các doanh nghiệp BOT, BBT, BT sẽ phân công cho Cục Thuế quản lý.

4

Quy mô vốn điều lệ

 

 

Doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ >= mức vốn sẽ được phân công về cục thuế quản lý.

- Ví dụ 1: Với tiêu thức Doanh nghiệp có vốn nhà nước: Cục Thuế đánh dấu chọn (x) và nhập 30% vào phần tham số, Hệ thống sẽ căn cứ thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế, phân công Cục Thuế quản lý tất cả doanh nghiệp là doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nước >=30%.

- Ví dụ 2: Cục Thuế đánh dấu chọn (x) vào tiêu thức Doanh nghiệp dự án BOT, BBT, BT và nhập tỷ lệ 0%. Hệ thống sẽ lấy tất cả doanh nghiệp có có đánh dấu BOT, BBT, BT từ hệ thống đăng ký kinh doanh chuyển sang để phân công Cục Thuế quản lý với mọi mức vốn.

- Ví dụ 3: Với tiêu thức Quy mô vốn điều lệ: Nếu chọn phân công theo tiêu thức này (đánh dấu x) và nhập mức vốn 30.000.000.000, các doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ >=30.000.000.000 sẽ được phân công về Cục Thuế quản lý.

b) Tiêu thức phân công theo ngành nghề kinh doanh

Cục Thuế lựa chọn các ngành nghề kinh doanh sẽ phân công cho Cục Thuế quản lý. Hệ thống căn cứ vào ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nếu ngành nghề kinh doanh chính thuộc danh sách chọn thì doanh nghiệp được phân công Cục Thuế quản lý.

STT

Mã ngành

Tên ngành

Chọn

1

 

Khai thác than cứng và than non

 

2

B0510

Khai thác và thu gom than cứng

 

3

B0610

Khai thác dầu thô

 

4

B0620

Khai thác khí đốt tự nhiên

 

5

B0710

Khai thác quặng sắt

 

6

B0721

Khai thác quặng uranium và quặng thorium

 

7

B0722

Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt

 

8

B0730

Khai thác quặng kim loại quí hiếm

 

9

D3510

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

 

10

D3520

Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống

 

11

H5011

Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

 

12

H5012

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

 

13

K6411

Hoạt động ngân hàng trung ương

 

14

K6419

Hoạt động trung gian tiền tệ khác

 

15

K6420

Hoạt động công ty nắm giữ tài sản

 

16

K6430

Hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác

 

17

K6491

Hoạt động cho thuê tài chính

 

18

K6492

Hoạt động công tín dụng khác

 

19

K6499

Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

 

20

K6511

Bảo hiểm nhân thọ

 

21

K6512

Bảo hiểm phi nhân thọ

 

22

K6520

Tái bảo hiểm

 

23

K6530

Bảo hiểm xã hội

 

24

K6611

Quản lý thị trường tài chính

 

25

K6612

Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán

 

26

K6619

Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu

 

27

K6621

Đánh giá rủi ro và thiệt hại

 

28

K6622

Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm

 

29

K6629

Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội

 

30

K6630

Hoạt động quản lý quỹ

 

31

L6810

Kinh doanh bất động sn, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

 

32

M6920

Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế

 

33

R9200

Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc

 

34

U9900

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

c) Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng.

2. Các doanh nghiệp không thỏa mãn các tiêu thức nêu trên sẽ phân công cho Chi cục Thuế quản lý theo địa bàn.

3. Phân công Chi cục Thuế quản lý toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn đối với địa bàn đặc thù.

Cục Thuế xác định các địa bàn cấp huyện đặc thù trong danh mục địa bàn cấp huyện, ứng dụng sẽ căn cứ vào thông tin địa chỉ trụ sở trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thuộc địa bàn cấp huyện đặc thù được chọn sẽ phân công Chi cục Thuế quản lý.

STT

TỈNH

HUYỆN

CHỌN

1

Kiên Giang

Phú Quốc

x

2

Quảng Ninh

Cô Tô

x

Ví d: Tnh Kiên Giang phân công toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc cho Chi cục Thuế huyện Phú Quc quản lý; hoặc tỉnh Quảng Ninh phân công toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cô Tô cho Chi cục Thuế huyện Cô Tô quản lý thì tích [X] ô chọn.

Điều 3. Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp

1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp

a) Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.

Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.

b) Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;

c) Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.

2. Căn cứ các nguyên tắc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:

Để đảm bảo việc phân công được Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế thực hiện tự động, tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới về cơ bản phải căn cứ các thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang. Khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới, cần lưu ý một số nội dung sau:

a) Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:

a.1) Doanh nghiệp nhà nước.

Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

a.2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

a.3) Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản...); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;

a.4) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

b) Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.

Xem nội dung VB
Điều 3. Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp

1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp

a) Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.

Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.

b) Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;

c) Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.

2. Căn cứ các nguyên tắc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:

Để đảm bảo việc phân công được Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế thực hiện tự động, tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới về cơ bản phải căn cứ các thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang. Khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới, cần lưu ý một số nội dung sau:

a) Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:

a.1) Doanh nghiệp nhà nước.

Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

a.2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

a.3) Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản...); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;

a.4) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

b) Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.

Xem nội dung VB