Công văn 3581/BNN-QLCL năm 2019 về vướng mắc thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Số hiệu: 3581/BNN-QLCL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 23/05/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Y tế - dược, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3581/BNN-QLCL
V/v vướng mắc thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Trả lời văn bản số 2621/TCHQ-GSQL ngày 4/5/2019 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15);

Sau khi nghiên cứu nội dung vướng mắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:

1. Về áp dụng phương thức kiểm tra giảm:

- Về danh sách các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu (quy định tại điểm, a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 15); danh sách sản phẩm thực phẩm của các tổ chức/cá nhân nhập khẩu đủ điều kiện áp dụng kiểm tra giảm: đề nghị Tổng cục Hải quan chủ động liên hệ trực tiếp với Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Kinh tế hợp tác để được cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Về hướng dẫn cách thức, tiêu chí xác định cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực thực phẩm (quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 15): đề nghị Bộ Y tế (cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định) hướng dẫn thống nhất vấn đề này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng phối hợp với các Bộ: Y tế, Công Thương khi có yêu cầu.

2. Về miễn tự công bố sản phẩm và kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 8367/BNN- QLCL ngày 25/10/2018 gửi Bộ Tài chính trả lời về vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ Y tế, Bộ Công Thương thống nhất các trường hợp lô hàng thực phẩm nhân khẩu nêu tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 15 được miễn kiểm tra, miễn tự công bố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Hải quan tham khảo ý kiến của Bộ Y tế (cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định) để tổ chức thực hiện.

3. Về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản:

- Ngày 25/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông, tư số 25/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản (gọi tắt là Thông tư số 35 và Thông tư số 36). Theo quy định tại các Thông tư nêu trên, khi lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu kiểm dịch cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu/mẫu 15b) và Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu (mẫu 10TS) trong đó ghi rõ mục đích sử dụng của lô hàng hàng nhập khẩu.

- Về kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu: Điều 16 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định 03 phương thức kiểm tra gồm: kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt. Như vậy, để thông quan hàng hóa nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản đông lạnh làm thực phẩm, tổ chức/cá nhân nhập khẩu cần cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhật) khẩu cho lô hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu, tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp cung cấp thông tin để Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa cho các lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (mẫu 15b, mẫu 10TS) quy định tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT .

4. Về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát để sửa đổi, bổ sung mã HS vào danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ được ban hành kèm theo Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT .

5. Một số nội dung vướng mắc khác: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với đề xuất của Tổng cục Hải quan về xử lý vướng mắc nêu tại Mục 5 của văn bản số 2621/TCHQ-GSQL .

Trên đây là ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia trả lời đối với vướng mắc trong thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: Y tế, Công Thương (để p/h);
- Vụ Pháp chế (để t/h);
- Các Cục: Thú y, BVTV, KTHT (để t/h);
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

 

Điều 17. Áp dụng phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

Xem nội dung VB
Điều 17. Áp dụng phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...

c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.

Xem nội dung VB
Điều 4. Tự công bố sản phẩm
...

2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
...

Điều 13. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
...

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Xem nội dung VB
Điều 16. Phương thức kiểm tra

Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

1. Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.

2. Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.

3. Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Xem nội dung VB