Công văn 3283/BVHTTDL-TV năm 2020 về triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: 3283/BVHTTDL-TV Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Trịnh Thị Thủy
Ngày ban hành: 08/09/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3283/BVHTTDL-TV
V/v triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Thư viện số 46/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2020. Ngày 18 tháng 8 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 93/2020/NĐ-CP).

Để tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Thư viện và Nghị định số 93/2020/NĐ-CP , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị trc thuộc nội dung Luật Thư viện, Nghị định số 93/2020/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưng Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện; đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí vai trò của thư viện về phát triển văn hóa đọc, các chính sách của Nhà nước về đầu tư, hỗ trợ và đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.

2. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động quản lý Nhà nước về thư viện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong đó chú trọng việc tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển thư viện, văn hóa đọc tại ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

3. Xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện thuộc quyền quản lý; chỉ đạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức để phát triển thư viện và văn hóa đọc, trong đó tập trung:

a) Rà soát, xây dựng lộ trình kiện toàn lại các thư viện đã được thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 để đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện theo quy định tại Nghị định số 93/NĐ-CP trước ngày 05 tháng 10 năm 2022.

Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo việc triển khai xác định và đầu tư xây dựng thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực, ngành được giao quản lý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh trở thành thư viện trung tâm trên địa bàn.

b) Đổi mới và chuẩn hóa các hoạt động thư viện, triển khai các dịch vụ thư viện theo quy định của Luật Thư viện và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thư viện;

c) Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện (hiện đại hóa thư viện, xây dựng thư viện số, số hóa tài liệu), xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện liên thông theo quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của bộ, ngành, địa phương.

4. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Thư viện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.

5. Đối với các Bộ: Quốc phòng, Công An, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện quy định tại Điều 49 của Luật Thư viện.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện quy định tại Điều 50 của Luật Thư viện.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, Sở Văn hóa, Thể thao về Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy;
- Sở VHTTDL, VHTT, VHTTTTTDL (để thực hiện);
- Thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TV, ĐT.140

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Thị Thủy

 

Điều 49. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức và hoạt động thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chuẩn đối với thư viện cơ sở giáo dục; phát triển văn hóa đọc học đường; quản lý công tác đào tạo nhân lực thư viện; quản lý thư viện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan nhà nước có liên quan quản lý hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng trong hoạt động thư viện; chủ trì thực hiện quy định về lưu chiếu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động thư viện; chỉ đạo việc phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nước và nước ngoài.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.

Xem nội dung VB
Điều 50. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thư viện tại địa phương; tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện, văn hóa đọc tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tại địa phương đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của Nhân dân địa phương;

b) Đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh; xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; quy định việc thư viện cấp tỉnh được tiếp nhận xuất bản phẩm xuất bản tại địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức để phát triển thư viện và văn hóa đọc trên địa bàn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thư viện công cộng và mạng lưới thư viện trên địa bàn.

Xem nội dung VB




Nghị định 93/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thư viện Ban hành: 18/08/2020 | Cập nhật: 19/08/2020