Công văn 3211/TCT-KK năm 2016 về hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước của doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh
Số hiệu: 3211/TCT-KK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đại Trí
Ngày ban hành: 19/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3211/TCT-KK
V/v hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN của doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong quá trình thực hiện điểm 3 công văn số 18832/BTC-TCT ngày 17/12/2015 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhận được một số vướng mắc của Cục Thuế, doanh nghiệp về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN của doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Để giải quyết các vướng mắc liên quan đến công văn số 18832 nêu trên, Tổng cục Thuế đã có công văn số 92/TCT-KK ngày 08/01/2016 hướng dẫn về việc đăng ký user để tra cứu nợ trên toàn quốc phục vụ công tác hoàn thuế GTGT theo công văn số 10492/BTC-TCT và công văn số 18832/BTC-TCT ; công văn số 1328/TCT-CNTT ngày 31/3/2016 về việc nâng cp ứng dụng Quản lý thuế tập trung phiên bản 1.21 hỗ trợ tra cứu dữ liệu xét hoàn thuế.

2. Ngày 29/6/2016, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư s 99/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, tại Điều 14 của Thông tư về “Xác định s tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn” đã có hướng dẫn:

1. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định s tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn nợ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tiền thuế nợ) để thực hiện bù trừ với stiền thuế giá trị gia tăng được hoàn của người nộp thuế.

2. Tiền thuế nợ của người nộp thuế phải bù trừ (không bao gồm tiền thuế nợ đang thực hiện thủ tục để xóa nợ, tiền thuế nợ được nộp dần theo quy định tại Điều 32, 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật Quản lý thuế), bao gồm:

a) Tiền thuế nợ do ngành Thuế quản lý trên Hệ thng ứng dụng quản thuế;

b) Tiền thuế nợ (trừ tiền phí, tiền lệ phí hải quan) do cơ quan hải quan cung cấp theo Quy chế trao đổi thông tin và phi hợp công tác giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế;

c) Tiền thuế nợ Ngân sách nhà nước theo văn bản đề nghị của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi đã bù trừ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp trụ sở chính vẫn có s thuế còn được hoàn trả nhưng có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có số tiền thuế nợ quá hạn trên 90 ngày do cơ quan thuế quản lý trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế phải tiếp tục thực hiện bù trừ. Trường hợp nhiều Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có s tiền thuế nợ thì thứ tự bù trừ ưu tiên cho khoản nợ có hạn nộp xa nhất của Chi nhánh.

Trường hợp Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có s thuế còn được hoàn thì phải thực hiện bù trừ với s tiền thuế nợ quá hạn trên 90 ngày của doanh nghiệp trụ sở chính.

4. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về số tiền thuế nợ trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế; cơ quan, tổ chức có đề nghị s tiền thuế nợ Ngân sách nhà nước được bù trừ phải chịu trách nhiệm về s liệu đã cung cp cho cơ quan thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế trích số tiền thuế được hoàn nộp thay tiền thuế nợ ngân sách ngân sách nhà nước cho người nộp thuế khác, cơ quan thuế xác định số tiền thuế được hoàn bù trừ với s tiền thuế nợ của người nộp thuế khác (sau khi bù trừ số tiền thuế nợ của người nộp thuế quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này).

6. Sau khi nhận được Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều này, người nộp thuế có vướng mắc về số tiền thuế nợ đã bù trừ với s tiền thuế được hoàn thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, cơ quan hải quan, cơ quan, tổ chức đề nghị bù trừ nợ có trách nhiệm giải quyết vướng mắc cho người nộp thuế.

Trường hợp s tiền thuế nợ đã bù trừ cao hơn s tiền thuế nợ thực tế thì được xác định là khoản nộp thừa. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan xử lý theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 hoặc cơ quan, tổ chức đề nghị số tiền thuế nợ bù trừ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Trong khi chờ Thông tư có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 13/8/2016), Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế hướng dẫn doanh nghiệp không phải lập Bảng kê số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh theo quy định tại điểm 3 công văn số 18832/BTC-TCT nêu trên. Cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế sử dụng user tra cứu nợ trên toàn quốc đã hướng dẫn tại công văn số 92/TCT-KK và công văn s 1328/TCT-CNTT nêu trên để xác định số tiền thuế nợ phải bù trừ khi giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Vụ: CS, PC, DNL, TTr, QLN, CNTT (đ
phối hợp);
- Lưu VT, KK.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đại Trí

 

3. Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về việc kê khai, hoàn thuế GTGT đối với chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là chi nhánh) theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Điểm 9 công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/7/2015 như sau:

a) Doanh nghiệp trụ sở chính khi lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT (gọi là NNT đề nghị hoàn thuế) phải lập kèm theo Bảng kê số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh để thực hiện bù trừ đối với toàn bộ số tiền thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh (gọi là NNT còn nợ thuế) với số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn thuế (theo mẫu 01/NTĐNBTNT đính kèm công văn này).

Chi nhánh thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp luật về quản lý thuế phải đảm bảo hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tương ứng với hàng hóa dịch vụ bán ra của chi nhánh, khi thực hiện hoàn thuế GTGT phải được doanh nghiệp trụ sở chính ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật về việc ủy quyền cho chi nhánh được thực hiện thủ tục hoàn thuế (NNT đề nghị hoàn thuế) với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chi nhánh; đồng thời, chi nhánh phải gửi kèm theo Bảng kê số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính; các chi nhánh và đề nghị bù trừ giữa các đơn vị với số thuế GTGT đề nghị hoàn (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp trụ sở chính) (theo mẫu 01/NTĐNBTNT đính kèm công văn này) để thực hiện bù trừ đối với toàn bộ số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh khác (gọi là NNT còn nợ thuế) với số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn thuế.

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế phải gửi văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế để đề nghị xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT đó (theo mẫu số 19/QTr-KK ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế). Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế phải có văn bản xác nhận gửi cơ quan Thuế quản lý NNT đề nghị hoàn thuế (theo mẫu số 20/QTr-KK ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế); quá thời hạn trên, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế được căn cứ tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT còn nợ thuế trên Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS để giải quyết hoàn thuế; cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu này.

c) Căn cứ văn bản xác nhận của các cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế và thông tin trên Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế và bù trừ đối với toàn bộ số thuế còn phải nộp, còn nợ của NNT còn nợ thuế. Căn cứ Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan Thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN nếu số thuế được hoàn và số thuế còn phải nộp, còn nợ được bù trừ cùng mã số thuế; trường hợp khác mã số thuế, cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN đối với số thuế được hoàn của NNT đề nghị hoàn thuế, đồng thời lập Lệnh thu Ngân sách Nhà nước mẫu số C1-01/NS (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chính) đối với khoản bù trừ cho số tiền thuế còn phải nộp, còn nợ của NNT còn nợ thuế.

Xem nội dung VB
Điều 14. Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn

1. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các Khoản thu khác còn nợ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tiền thuế nợ) để thực hiện bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn của người nộp thuế.

2. Tiền thuế nợ của người nộp thuế phải bù trừ (không bao gồm tiền thuế nợ đang thực hiện thủ tục để xoá nợ, tiền thuế nợ được nộp dần theo quy định tại Điều 32, 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế), bao gồm:

a) Tiền thuế nợ do ngành Thuế quản lý trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế;

b) Tiền thuế nợ (trừ tiền phí, tiền lệ phí hải quan) do cơ quan hải quan cung cấp theo Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế;

c) Tiền thuế nợ Ngân sách nhà nước theo văn bản đề nghị của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi đã bù trừ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp trụ sở chính vẫn có số thuế còn được hoàn trả nhưng có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có số tiền thuế nợ quá hạn trên 90 ngày do cơ quan thuế quản lý trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế phải tiếp tục thực hiện bù trừ. Trường hợp nhiều Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có số tiền thuế nợ thì thứ tự bù trừ ưu tiên cho Khoản nợ có hạn nộp xa nhất của Chi nhánh.

Trường hợp Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có số thuế còn được hoàn thì phải thực hiện bù trừ với số tiền thuế nợ quá hạn trên 90 ngày của doanh nghiệp trụ sở chính.

4. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về số tiền thuế nợ trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế; cơ quan, tổ chức có đề nghị số tiền thuế nợ Ngân sách nhà nước được bù trừ phải chịu trách nhiệm về số liệu đã cung cấp cho cơ quan thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế trích số tiền thuế được hoàn nộp thay tiền thuế nợ ngân sách ngân sách nhà nước cho người nộp thuế khác, cơ quan thuế xác định số tiền thuế được hoàn bù trừ với số tiền thuế nợ của người nộp thuế khác (sau khi bù trừ số tiền thuế nợ của người nộp thuế quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này).

6. Sau khi nhận được Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều này, người nộp thuế có vướng mắc về số tiền thuế nợ đã bù trừ với số tiền thuế được hoàn thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, cơ quan hải quan, cơ quan, tổ chức đề nghị bù trừ nợ có trách nhiệm giải quyết vướng mắc cho người nộp thuế.

Trường hợp số tiền thuế nợ đã bù trừ cao hơn số tiền thuế nợ thực tế thì được xác định là Khoản nộp thừa. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan xử lý theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 hoặc cơ quan, tổ chức đề nghị số tiền thuế nợ bù trừ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Xem nội dung VB
Điều 32. Xóa nợ tiền thuế, tỉền chậm nộp, tiền phạt

1. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:

a) Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các Khoản thanh toán theo quy định của pháp Luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;

b) Cá nhân được pháp Luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;

c) Các Khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không thuộc trường hợp nêu tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này, đáp ứng đủ các Điều kiện sau:

- Khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;

- Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

2. Các trường hợp xóa nợ nêu tại Khoản 1 Điều này khi xem xét xóa nợ gốc thì cũng đồng thời được xóa Khoản tiền chậm nộp của Khoản nợ gốc đó.

3. Phạm vi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa nợ

Các Khoản tiền thuế được xóa bao gồm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các Khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp Luật.

Riêng việc xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

4. Báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa hàng năm

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hàng năm theo thẩm quyền quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật quản lý thuế gửi Bộ Tài chính khi báo cáo Bộ Tài chính quyết toán ngân sách nhà nước của tỉnh, thành phố;

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa hàng năm theo thẩm quyền quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật quản lý thuế;

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hàng năm theo quy định tại các Điểm a, b Khoản này để Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
...

Điều 39. Nộp dần tiền thuế nợ

1. Người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nhưng không có khả năng nộp đủ số thuế nợ trong một lần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp Luật về số tiền thuế nợ đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Người nộp thuế phải thực hiện cam kết chia đều số tiền nợ để nộp dần tiền thuế theo tháng.

Riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài các Điều kiện trên, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế của lô hàng đang làm thủ tục hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

2. Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ.

a) Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp;

Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 100/2016/NĐ-CP
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quản lý thuế như sau:
...
3. Điểm a khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.”*

c) Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời Điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ
a) Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.
b) Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp.”*

3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế:

a) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;

b) Thủ trưởng cơ quan hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ và trình tự giải quyết nộp dần tiền thuế nợ quy định tại Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 1.
...

13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.”

Xem nội dung VB
3. Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về việc kê khai, hoàn thuế GTGT đối với chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là chi nhánh) theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Điểm 9 công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/7/2015 như sau:

a) Doanh nghiệp trụ sở chính khi lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT (gọi là NNT đề nghị hoàn thuế) phải lập kèm theo Bảng kê số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh để thực hiện bù trừ đối với toàn bộ số tiền thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh (gọi là NNT còn nợ thuế) với số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn thuế (theo mẫu 01/NTĐNBTNT đính kèm công văn này).

Chi nhánh thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp luật về quản lý thuế phải đảm bảo hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tương ứng với hàng hóa dịch vụ bán ra của chi nhánh, khi thực hiện hoàn thuế GTGT phải được doanh nghiệp trụ sở chính ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật về việc ủy quyền cho chi nhánh được thực hiện thủ tục hoàn thuế (NNT đề nghị hoàn thuế) với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chi nhánh; đồng thời, chi nhánh phải gửi kèm theo Bảng kê số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính; các chi nhánh và đề nghị bù trừ giữa các đơn vị với số thuế GTGT đề nghị hoàn (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp trụ sở chính) (theo mẫu 01/NTĐNBTNT đính kèm công văn này) để thực hiện bù trừ đối với toàn bộ số thuế còn phải nộp, còn nợ của doanh nghiệp trụ sở chính và các chi nhánh khác (gọi là NNT còn nợ thuế) với số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn thuế.

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế phải gửi văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế để đề nghị xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT đó (theo mẫu số 19/QTr-KK ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế). Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế phải có văn bản xác nhận gửi cơ quan Thuế quản lý NNT đề nghị hoàn thuế (theo mẫu số 20/QTr-KK ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế); quá thời hạn trên, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế được căn cứ tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT còn nợ thuế trên Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS để giải quyết hoàn thuế; cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu này.

c) Căn cứ văn bản xác nhận của các cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT có số thuế còn phải nộp, còn nợ thuế và thông tin trên Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý NNT đề nghị hoàn thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế và bù trừ đối với toàn bộ số thuế còn phải nộp, còn nợ của NNT còn nợ thuế. Căn cứ Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan Thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN nếu số thuế được hoàn và số thuế còn phải nộp, còn nợ được bù trừ cùng mã số thuế; trường hợp khác mã số thuế, cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN đối với số thuế được hoàn của NNT đề nghị hoàn thuế, đồng thời lập Lệnh thu Ngân sách Nhà nước mẫu số C1-01/NS (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chính) đối với khoản bù trừ cho số tiền thuế còn phải nộp, còn nợ của NNT còn nợ thuế.

Xem nội dung VB