Công văn 2421/TĐC-HCHQ năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Thông tư 07/2017/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Số hiệu: 2421/TĐC-HCHQ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Người ký: Nguyễn Hoàng Linh
Ngày ban hành: 27/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2421/TĐC-HCHQ
V/v Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2017

 

Kính gửi: Các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố

Ngày 16/6/2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đ triển khai thực hiện có hiệu quả quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản nêu trên, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TC ĐL CL) có ý kiến như sau:

1. Đề nghị các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Chi cục TC ĐL CL) chủ động nghiên cứu các nội dung quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN để hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại Chi cục triển khai thực hiện.

Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2017, do đó, trong thời hạn Thông tư này chưa có hiệu lực thi hành thì việc kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

2. Để thống nhất thực hiện các quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN , trên cơ sở ý kiến đề nghị hướng dẫn của một số địa phương, Tổng cục TC ĐL CL hướng dẫn cách thức xử lý một số vướng mắc như sau:

a) Đối với tình huống, vướng mắc “Khi doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký kim tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khu (hàng hóa nhập khu không thuộc đối tượng áp dụng) thì Chi cục có được quyền từ chối ban đầu hay không, hay ra văn bản hoặc đóng dấu hàng hóa ngoài danh mục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”;

Theo quy định, chỉ những hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa mới phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về cht lượng hàng nhập khẩu tại Chi cục TC ĐL CL nơi doanh nghiệp mở tờ khai hải quan. Do đó, đối với trường hợp nêu trên, sau khi giải thích rõ cho doanh nghiệp hiểu về quy định quản lý, Chi cục có thể từ chối ban đầu hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động liên quan đến thông quan hàng hóa ti cơ quan hải quan.

b) Đối với tình huống, vướng mắckhoản 4 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN quy định đối với hàng hóa nhập khu là thép (trừ thép cốt bê tông), thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hóa nhập khu là thép (trừ thép làm cốt bê tông, thép phải tuân thủ quy định quản lý tại QCVN do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành) đang được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (đang còn hiệu lực thi hành)”:

Từ ngày 01/10/2017, việc quản lý chất lượng thép (trừ thép làm cốt bê tông) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017 của Bộ Công Thương về việc bãi bỏ một số điều của Thông tư số liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015.

c) Đối với tình huống, vướng mắc cho rằng “Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khu là mũ bảo him cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm ct bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện t), thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, như vậy có mâu thuẫn với khoản 3 Điều 4 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCNkhoản 2 Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN đã được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN. Do đó, việc quy định áp dụng khoản 2 Điều 5 (được quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) là không mâu thuẫn.

- Tại khoản 3 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015 đã quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vn đ thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.

Tại khoản 2 Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã nêu "Hàng hóa nhập khu thuộc nhóm 2 phải được công b hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sn phm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này’’.

Tại khoản 2 Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định "Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra cht lượng hàng hóa nhập khu thuộc phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 5 Điều 68, khoản 4 Điều 69 và khoản 2 Điều 70 của Luật này”.

Tại Điều 72 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định "Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này”.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, trong đó đề nghị các Bộ qun lý ngành, lĩnh vực sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, chuyn mạnh sang áp dụng biện pháp hậu kim.

Nguyên tắc công bố hợp quy, trình tự công bố hợp quy đã được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chun, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chun, quy chun kỹ thuật.

Căn cứ vào quy định trên, liên quan đến hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chun kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, việc quy định “hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận” là không trái với quy định.

Mặt khác, đối với hàng hóa có rủi ro cao (ví dụ như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng), việc quản lý chất lượng vẫn được thực hiện phù hợp với Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

d) Đối với tình huống, vướng mắc “Trường hợp quá 15 ngày mà người nhập khu không nộp kết quả thì Chi cục có phải ra Thông báo “Không đáp ng yêu cầu cht lượng hàng hóa nhập khu" hay không và người nhập khu nộp kết qu không đạt thì Chi cục xử lý như thế nào nếu hàng hóa đã được thông quan. Đồng thời, việc xác định 15 ngày k từ ngày thông quan thì Chi cục không th xác định được thời gian thông quan":

- Tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 (được quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) đã quy định cụ thể “Người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chun kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công báp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công b áp dụng, người nhập khẩu phi kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định ca pháp luật". Do đó, căn cứ vào quy định nêu trên, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hàng hóa do mình nhập khẩu và sẽ bị xử lý vi phạm (nếu có) đối với hàng hóa nhập khẩu theo các quy định của Luật Hải quan, Luật Chất lượng sn phm, hàng hóa, Luật Tiêu chun và Quy chun kỹ thuật và Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Về việc xác định 15 ngày k từ ngày thông quan hàng hóa”:

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP “kết ni chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với cơ quan hải quan" (điểm 1 Mục II) và Nghị quyết số 19- 2017/NQ-CP “thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử" (điểm e mục 1 Phần III), ngày 03/6/2016, liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo quy định của pháp luật về hải quan, khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục hải quan, hàng hóa mới được thông quan. Tình trạng nhận biết thời gian thông quan được thể hiện trên hồ sơ hi quan (đối với bản in) của doanh nghiệp hoặc thông báo phản hồi xử lý “thông quan” khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký kê khai hàng nhập khẩu với cơ quan hải quan qua giao dịch điện t.

Do đó, căn cứ vào các nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch số 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN, việc xác định thời gian 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa là có cơ sở đ thực hiện. Đồng thời, việc xác định sự tuân th quy định “15 ngày k từ ngày thông quan hàng hóa" sẽ được Chi cục TC ĐL CL kiểm tra, làm rõ khi doanh nghiệp nộp kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 (quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN).

Nếu doanh nghiệp vi phạm, căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TC ĐL CL và các quy định pháp luật khác có liên quan.

đ) Đối với tình huống, vướng mắc "Đối với các hàng hóa không thuộc Điều 9a thì cơ quan kiểm tra thực hiện theo khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN được không?”:

Tại khoản 4 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định "Hàng hóa nhập khu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mục 5 Chương này”.

Hiện nay, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo quy định của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các quy định tại Điều 9a - Áp dụng biện pháp miễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu (quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) chỉ áp dụng đthực hiện biện pháp quản lý đối với các hàng hóa đã được áp dụng biện pháp miễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, không áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu khác.

e) Đối với tình huống, vướng mắc liên quan đến quy định "về trình tự và kết quả thực hiện thủ tục hành chính khi doanh nghiệp nhập khu áp dụng hình thức tự đánh giá/đánh giá dựa trên kết qu của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận":

- Đối với trường hợp doanh nghiệp tự đánh giá, Chi cục TC ĐL CL sẽ thực hiện theo các bước như sau:

+ Tiếp nhận đăng ký của doanh nghiệp (Biu mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, trong đó thể hiện rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết về chất lượng hàng hóa nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chun công bố áp dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa);

+ Chi cục TC ĐL CL xác nhn doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu (xác nhận trên Biu mẫu 1. ĐKKT);

+ Chi cục TC ĐL CL tiếp nhận kết quả tự đánh giá sự phù hợp do doanh nghiệp nộp đphục vụ cho công tác hậu kim (thanh tra, kiểm tra).

- Đối với trưng hợp đánh giá dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận, Chi cục TC ĐL CL sẽ thực hiện theo các bước như sau:

+ Tiếp nhận đăng ký của doanh nghiệp (Biểu mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, trong đó th hiện rõ việc đánh giá dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận và cam kết về chất lượng hàng hóa nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa);

+ Chi cục TC ĐL CL xác nhận doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu (xác nhận trên Biu mẫu 1. ĐKKT);

+ Chi cục TC ĐL CL tiếp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do doanh nghiệp nộp để phục vụ cho công tác hậu kiểm (thanh tra, kiểm tra).

- Trường hợp kết quả đánh giá (hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu hoặc được đánh giá dựa trên kết qu đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận) cho thấy “hàng hóa không phù hợp quy chun kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng”, bên cạnh việc yêu cầu doanh nghiệp phải tự tổ chức việc x lý, thu hồi hàng hóa theo quy định của pháp luật, Chi cục TC ĐL CL cần ch động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khắc phục của doanh nghiệp, đồng thời thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đ phối hợp theo dõi, xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

g) Về thành phần hồ sơ liên quan đến việc kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với trường hợp doanh nghiệp tự đánh giá:

Tại điểm b khoản 1 Điều 5 (quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) đã quy định cụ thể thành phần hồ sơ doanh nghiệp tự đánh giá phải đáp ứng nộp cho Chi cục TC ĐL CL (cơ quan kiểm tra), bao gồm:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chun kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chun kỹ thuật quốc gia, tiêu chun công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lưng sn phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Chi cục TC ĐL CL tiếp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do doanh nghiệp nộp với đầy đủ các thành phần hồ sơ nêu trên đ phục vụ cho công tác hậu kim (thanh tra, kiểm tra).

h) Với tình huống, vướng mắc “việc quy định như Thông tư số 07/2017/TT- BKHCN là có bắt buộc doanh nghiệp phi lựa chọn các hình thức đánh giá sự phù hợp tương ứng với hàng hóa nhập khu theo đúng quy định tại Điều 5a (khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) hay doanh nghiệp được lựa chọn hình thức đánh giá sự phù hợp tốt hơn (như thông qua các tổ chức được ch định)?”;

Như đã nêu tại điểm c khoản 2 công văn này, để hoạt động kiểm tra chuyên ngành tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng kiểm tra ít nht có thể, chuyn mạnh sang áp dụng biện pháp hậu kim, trong lĩnh vực phân công quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quy định biện pháp đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập khẩu tương ứng (Điều 5a - quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN). Do đó, biện pháp đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập khu quy định tại Điều 5a là bắt buộc doanh nghiệp phi tuân thủ. Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện lựa chọn áp dụng biện pháp đánh giá sự phù hợp ở mức độ cao hơn so với quy định (ví dụ lựa chọn biện pháp đánh giá sự phù hợp dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, giám định được ch định) thì vẫn chấp nhận được với điều kiện các tổ chức đánh giá sự phù hợp này được cấp đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn để các Chi cục TC ĐL CL biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ KHCN (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục TĐC;
- Lưu: VT, HCH
Q.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Hoàng Linh

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

“Điều 2. Đối tượng kiểm tra

1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có khả năng gây mất an toàn (sau đây viết tắt là hàng hóa nhóm 2) được quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các hàng hóa khác có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sau:

a) Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;

b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;

c) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại;

đ) Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;

e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;

g) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất;

h) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

i) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

k) Nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;

l) Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);

m) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế, tiêu hủy theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

n) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

o) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

p) Hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định được miễn, giảm kiểm tra chất lượng từng trường hợp cụ thể;

q) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.

3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phóng xạ, sản phẩm có phóng xạ, thực hiện theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thực hiện”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
4. Bổ sung Điều 5a như sau:

“Điều 5a. Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật, thép nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư này”.

Xem nội dung VB
Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Chứng chỉ chất lượng bao gồm:

a) Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận;

b) Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;

c) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản lý.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2017/TT-BKHCN

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
2. ... sửa đổi khoản 3 Điều 4 như sau:
...
3. Chứng chỉ chất lượng lô hàng bao gồm một trong những tài liệu sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của người nhập khẩu;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định”.*

Xem nội dung VB
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
...
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Chứng chỉ chất lượng bao gồm:

a) Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận;

b) Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;

c) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản lý.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2017/TT-BKHCN

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
2. ... sửa đổi khoản 3 Điều 4 như sau:
...
3. Chứng chỉ chất lượng lô hàng bao gồm một trong những tài liệu sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của người nhập khẩu;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định”.*

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
2. Bổ sung khoản 2a, sửa đổi khoản 3 Điều 4 như sau:

“2a. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa (chủ hàng) hoặc tổ chức, cá nhân, đại lý được ủy quyền nhập khẩu của chủ hàng (người được ủy quyền).

3. Chứng chỉ chất lượng lô hàng bao gồm một trong những tài liệu sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của người nhập khẩu;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức chứng nhận được chỉ định và các tài liệu khác quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

b) Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

c) Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa”.

Xem nội dung VB
Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
...
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Xem nội dung VB
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
...
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
...
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 5 Điều 68, khoản 4 Điều 69 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 72. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2008.

Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý để công bố hợp quy quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Hoạt động công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

4. Việc công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá);

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định

Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

5. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định, tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Trình tự công bố hợp quy

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước;

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;

- Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Đối với sản phẩm, háng hóa sản xuất trong nước:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

- Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

- Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

- Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

4. Cơ quan chuyên ngành quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này xử lý hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 15 Thông tư này”.

Xem nội dung VB
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu

1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.

4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:
...
b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)
...
b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức chứng nhận được chỉ định và các tài liệu khác quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

b) Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

c) Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa”.

Xem nội dung VB
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Mục tiêu và nhiệm vụ chung phấn đấu cải thiện cả về Điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh.

1. Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

- Bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới, củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội, đồng thời phấn đấu nâng Điểm trên tất cả các chỉ tiêu.

- Bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về Điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định của pháp luật. Cải cách toàn diện các quy định về Điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm. Đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

- Đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế trên 03 nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế;

- Rút ngắn thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thủ tục thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau hoàn công,...); thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống không quá 14 ngày; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; chỉ số tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu3; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 24 tháng;

- Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với cơ quan hải quan.

- Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Xem nội dung VB
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cải thiện các chỉ số theo phân công tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
...
e) Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp...; đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực hiện thuê ngoài đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán, chi trả; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức chứng nhận được chỉ định và các tài liệu khác quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

b) Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

c) Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
7. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Áp dụng biện pháp miễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này nếu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp trong 06 tháng, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 01 năm với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.

Để được miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp trong 06 tháng.

b) Trong thời gian được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:

- Định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo một lần tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm.

- Cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu (nếu cần).

c) Trong thời gian được miễn kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật hoặc qua kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu có kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra.

Định kỳ hằng năm, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu. Trình tự, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”.

Xem nội dung VB
Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
...
4. Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mục 5 Chương này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
7. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Áp dụng biện pháp miễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này nếu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp trong 06 tháng, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 01 năm với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.

Để được miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp trong 06 tháng.

b) Trong thời gian được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:

- Định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo một lần tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm.

- Cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu (nếu cần).

c) Trong thời gian được miễn kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật hoặc qua kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu có kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra.

Định kỳ hằng năm, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu. Trình tự, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:
...
b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định về chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu:

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định)

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận tại Việt Nam đánh giá tại nước xuất khẩu hoặc được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan kiểm tra.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính kết quả chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức chứng nhận được chỉ định và các tài liệu khác quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

b) Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012;

c) Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
4. Bổ sung Điều 5a như sau:

“Điều 5a. Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật, thép nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư này”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
...
4. Bổ sung Điều 5a như sau:

“Điều 5a. Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật, thép nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư này”.

Xem nội dung VB