Công văn 2149/TCMT-BTĐDSH năm 2016 hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học
Số hiệu: 2149/TCMT-BTĐDSH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Môi trường Người ký: Nguyễn Thế Đồng
Ngày ban hành: 14/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2149/TCMT-BTĐDSH
V/v ban hành các hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện quy định của Luật Đa dạng sinh học tại các Điều 29, 71 và 72 về báo cáo đa dạng sinh học, điều tra cơ bản đa dạng sinh học và nhằm thu thập thông tin, dữ liệu đáp ứng nhu cầu thực tiễn triển khai các hoạt động quan trắc đa dạng sinh học, lập báo cáo đa dạng sinh học tại các địa phương, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với các tổ chức, chuyên gia xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật bao gồm “Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học 7 nhóm loài” và “Hướng dẫn xây dựng báo cáo đa dạng sinh học”.

Tổng cục Môi trường trân trọng gửi tới Quý Cơ quan các hướng dẫn nêu trên để nghiên cứu, áp dụng tại địa phương. Các hướng dẫn được đăng tại địa chỉ trang web của Tổng cục Môi trường (vea.gov.vn).

Trong quá trình triển khai thực tế, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị có văn bản phản hồi về đơn vị đầu mối là: Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội; Điện thoại: 04.379.56.854; số máy lẻ: 3113; e-mail: xuandungvea@gmail.com.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân (để báo cáo);
- Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tài (để báo cáo);
- Lưu: VT, BTĐDSH T.70

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thế Đồng

 

Điều 29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn

Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;

7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
...

Điều 71. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học

1. Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

2. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học phải được thu thập và quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

Điều 72. Báo cáo về đa dạng sinh học

1. Báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.

2. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;

b) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;

c) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;

d) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;

đ) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;

e) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.