Công văn số 1902/LĐTBXH-TBLS ngày 17/06/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ
Số hiệu: 1902/LĐTBXH-TBLS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Đình Liêu
Ngày ban hành: 17/06/2003 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1902/LĐTBXH-TBLS
V/v: công nhận xã, phường làm tốt công tác TBLS

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003

 

Kính gửi:  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong hơn nửa thế kỷ qua, công tác thương binh liệt sĩ và người có công đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với việc ban hành các chủ trương, các chế độ, chính sách ưu đãi và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quyết định cải thiện và nâng cao đời sống đối với gia đình chính sách. Trong thành công ấy có vai trò vị trí quan trọng của xã, phường, có sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố, qua hơn 6 năm phát động, đến cuối năm 2002, có 6.807 xã, phường thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công (theo 6 tiêu chuẩn), bằng 64% xã, phường trong cả nước, trong đó:

- 7 tỉnh, thành phố có 100% xã, phường được công nhận là: Hà Tây, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, Trà Vinh, Tiền Giang.

- 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xã, phường được công nhận đạt tỷ lệ cao là: Nam Định đạt: 99.6%, Khánh Hoà 96%, Tuyên Quang 95%, Kiên Giang 95%, Bắc Ninh 92%, Phú Yên 90%, Hà Nội 88%, Hà Nam 87%, Bắc Giang 84%, Bình Phước 83.9%, Vĩnh Phúc 83%, TP. Hồ Chí Minh 82%, Bến Tre 81%, Yên Bái 81%, Cần Thơ 80,7%, Ninh Bình 80.6%.

- 5 tỉnh có tỷ lệ 70% - 75% xã, phường được công nhận là: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Cao Bằng, Nghệ An và Bình Định.

Kết quả trên đây thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp ủng hộ của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, động viên được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, huy động mọi tiềm năng của địa phương, đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức xúc trong đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách.

Kết quả đó cũng biểu hiện vai trò trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã làm tốt chức năng tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền, xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, các giải pháp thực hiện, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của các cơ quan liên quan, để xuất ý kiến phù hợp, sát, đúng với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.

Tuy nhiên, mặc dù lĩnh vực người có công ở các tỉnh, thành phố đều được đánh giá tốt, nhưng việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công vẫn chưa được chú ý một cách đầy đủ, việc chăm lo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của xã, phường đối với người có công chưa thường xuyên, có địa phương có phong trào nhưng chưa làm tốt việc xem xét công nhận, có địa phương những năm gần đây không công nhận thêm được xã nào, thậm chí đến nay còn 3 tỉnh chưa tổ chức việc công nhận.

Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 01 tháng 03 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác thương binh liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thi hành Quyết định số 140/QĐ-LĐTBXH ngày 11 tháng 2 năm 2003 và Chỉ thị số 01/2003/CT-BLĐTBXH về việc phấn đấu đạt 75% xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ vào cuối năm 2003.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số vấn đề sau đây:

1- Phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện kế hoạch công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

2- Tổ chức rà soát các xã, phường đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công, chỉ đạo việc củng cố, giữ vững danh hiệu, đặc biệt có những biện pháp ngăn chặn, xử lý sai sót, tiêu cực và nâng cao mức sống cho các gia đình chính sách (tiêu chuẩn 5 - 6).

3- Năm 2003 tất cả các tỉnh, thành phố (trừ các địa phương đã hoàn thành 100% xã, phường được công nhận) thẩm định, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, quyết định công nhận xã, phường làm tốt công tác này; tổ chức công bố vào dịp 27/7; 2/9 và 22/12.

Đối với những xã, phường chưa đủ điều kiện để công nhận cũng phải đánh giá từng mặt, có giải pháp khắc phục tiêu chuẩn còn yếu, nhất thiết phải xác định phân loại được mức sống của gia đình người có công (tiêu chuẩn 6).

4- Việc xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công cần được gắn với các cuộc vận động tại cơ sở, đặc biệt là cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cơ sở và cho đất nước” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi kèm theo văn bản này tiêu chuẩn công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công và bản tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương để tham khảo./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Liêu

 

TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG LÀM TỐT CÔNG  TÁC THƯƠNG BINH LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thương binh liệt sĩ, người có công trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung những công việc phải làm và phân công trách nhiệm thực hiện.

2. Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công thực hiện đầy đủ, thuận tiện (như trợ cấp hàng tháng, các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn và miễn giảm học phí...)

3. Các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động, có những giải pháp, quy định cụ thể, phù hợp.

4. Có cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội đủ phẩm chất và năng lực tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về công tác này.

5. Phát hiện kịp thời những sai sót và không xảy ra các vụ tiêu cực trong việc thực hiện chính sách.

6. Thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của nhân dân trong xã, phường.

 

TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG LÀM TỐT CÔNG TÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

(Theo báo cáo của các địa phương tính đến ngày 21/12/2002)

STT

Tên địa phương

Tổng số xã, phường

Đã công nhận

Chưa công nhận

Tỷ lệ

Ghi chú

1

An Giang

121

77

44

63,6%

 

2

Bắc Cạn

122

65

57

52,3%

 

3

Bình Thuận

115

64

51

55,7%

 

4

Bình Định

157

117

40

74,5%

 

5

Bạc Liêu

56

39

17

69,6%

 

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

69

23

46

33,5%

 

7

Bình Dương

79

79

 

100%

 

8

Bình Phước

87

73

14

83,9%

 

9

Bến Tre

160

130

30

81,3%

 

10

Bắc Giang

227

192

35

84,6%

 

11

Bắc Ninh

125

116

9

92,8%

 

12

Cao Bằng

189

142

47

75,1%

 

13

Cần Thơ

114

92

22

80,7%

 

14

Cà Mau

82

47

35

57,3%

 

15

Đắc Lắc

207

150

57

72,5%

 

16

TP. Đà Nẵng

47

47

 

100,0%

 

17

Đồng Nai

163

90

73

55,2%

 

18

Đồng Tháp

139

55

84

39,6%

 

19

Gia Lai

175

52

123

29,7%

 

20

Hà Giang

195

109

86

55,9%

 

21

Hoà Bình

214

150

64

70,1%

 

22

Hà Tây

324

324

 

100,0%

 

23

Hưng Yên

160

50

110

31,3%

 

24

Hải Dương

263

192

71

73,0%

 

25

Hà Nội

228

201

27

88,2%

 

26

Hải Phòng

216

216

 

100,0%

 

27

Hà Nam

116

102

14

87,9%

 

28

Hà Tĩnh

259

259

 

100,0%

 

29

TP. Hồ Chí Minh

303

251

52

82,8%

 

30

Kon Tum

82

37

45

45,1

 

31

Khánh Hoà

137

118

19

86,1%

 

32

Kiên Giang

120

115

5

95,8%

 

33

Lai Châu

156

62

94

39,7%

 

34

Lạng Sơn

225

 

 

0,0%

 

35

Lào Cai

180

 

 

0,0%

 

36

Lâm Đồng

135

74

61

54,8%

 

37

Long An

183

84

99

45,9%

 

38

Nam Định

225

224

1

99,6%

 

39

Ninh Bình

144

116

28

80.6%

 

40

Nghệ An

469

351

118

74,8%

 

41

Ninh Thuận

58

28

30

48,3%

 

42

Phú Yên

101

91

10

90,1%

 

43

Phú Thọ

271

185

86

68,3%

 

44

Quảng Ninh

183

119

64

65,0%

 

45

Quảng Bình

95

73

22

76,8%

 

46

Quảng Trị

136

83

53

61,0%

 

47

Quảng Nam

222

109

113

49,1%

 

48

Quảng Ngãi

179

79

100

44,1%

 

49

Sơn La

201

53

148

26,4%

 

50

Sóc Trăng

195

31

71

30,4%

 

51

Thái Nguyên

145

138

57

70,4%

 

52

Tuyên Quang

285

138

7

95,2%

 

53

Thái Bình

633

110

175

38,6%

 

54

Thanh Hoá

633

182

451

28,8%

 

55

Thừa Thiên - Huế

150

117

33

78,0%

 

56

Tây Ninh

86

 

-

0,0%

 

57

Trà Vinh

94

94

-

100,0%

 

58

Tiền Giang

165

165

-

100,0%

 

59

Vĩnh Phúc

150

125

25

83,3%

 

60

Vĩnh Long

107

56

51

52,3%

 

61

Yên Bái

180

146

34

81,1%

 

 

Tổng cộng

10.506

6.807

3.208

64,8%