Công văn 1761/BGDĐT-GDĐH năm 2015 hướng dẫn thực hiện Khoản 2, Điều 23 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 1761/BGDĐT-GDĐH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 15/04/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1761/BGDĐT-GDĐH
V/v hướng dẫn thực hiện Khoản 2, Điều 23 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2015

 

Kính gửi: Các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ

Khoản 2, Điều 23 của Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định: “Trong trường hợp cần thiết, đi với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc quyết định việc t chức đào tạo một phần chương trình ở ngoài cơ sở đào tạo, k cả tại phân hiệu của cơ sở đào tạo (nếu có)" Đ áp dụng thống nhất quy định này trong toàn quốc, Bộ GDĐT hướng dẫn các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện như sau:

1. Chỉ được tổ chức đào tạo một phần chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng ở ngoài cơ sở đào tạo khi được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; các vùng, các khu vực kinh tế trọng điểm; các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.

2. Các học phần được phép tổ chức đào tạo ở ngoài cơ sở đào tạo bao gồm:

a) Các học phần lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng cần số liệu, mô hình thực tế đ minh họa, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.

b) Các học phần liên quan đến hoạt động nghề nghiệp yêu cầu sử dụng trang thiết bị hiện đại ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, luận văn tốt nghiệp cn nghiên cứu, ứng dụng thực tế bên ngoài cơ sở đào tạo.

3. Nơi tổ chức đào tạo

a) Đối với các học phần quy định tại điểm a, mục 2 có thể tổ chức đào tạo tại phân hiệu của cơ sở đào tạo (nếu có) hoặc tại một trường đại học thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; vùng, khu vực kinh tế trọng điểm. Trong trường hợp địa bàn thuộc vùng, khu vực này không có trường đại học thì có thể tổ chức đào tạo tại trường cao đẳng. Các khu vực khác, phải tổ chức đào tạo tại một cơ sở đào tạo hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ. Trưng hợp địa phương không có cơ sở đào tạo thạc sĩ thì có thể tổ chức đào tạo tại trường đại học.

Cơ sở giáo dục đại học nơi tổ chức đào tạo các học phần quy định tại mục 2 trên đây phải đảm bảo: có thư viện và thư viện điện tử cho giảng viên và học viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập các học phần này; phối hợp trong công tác quản lý đào tạo; có sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức đào tạo.

b) Đi với các học phn quy định tại điểm b, mục 2, địa điểm tổ chức đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của học phần này và đảm bảo: có môi trường sư phạm để thực hiện hoạt động đào tạo; an toàn cho người học, người dạy; có cam kết của doanh nghiệp, cơ s sản xuất đồng ý cho phép sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo.

4. Đối với các khóa tuyển sinh từ 2015 trở đi, trước khi tổ chức đào tạo, cơ sở đào tạo (kể cả cơ sở đã được phép đào tạo tại phân hiệu hoặc đào tạo ngoài cơ sở đào tạo) gửi đề nghị bằng văn bản tới Bộ GDĐT, trong đó nêu rõ: sự cần thiết phải tổ chức đào tạo một phần chương trình ở ngoài cơ sở đào tạo theo mục 1; xác định những học phần cụ thể và nơi tổ chức đào tạo theo mục 2 của Công văn này và kế hoạch tổ chức đào tạo. Bộ GDĐT sẽ xác nhận, cho phép đào tạo một phần chương trình ở ngoài cơ sở đào tạo theo quy định. Khi tổ chức đào tạo phải đảm bảo tiêu chuẩn giảng viên, thời lượng, nội dung học phần, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá như đào tạo tại cơ sở chính và theo đúng quy định.

5. Đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước, cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy định tại Điều 24 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT. Yêu cầu cơ sở đào tạo chấm dứt việc đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài cơ sở đào tạo khi chưa được Bộ GDĐT cho phép; chuyn học viên về trụ sở chính của cơ sở đào tạo (nếu có).

Bộ GDĐT thông báo để các cơ sở đào tạo biết và tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BT Phạm Vũ Luận (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

 

Điều 23. Cấu trúc ch­ương trình đào tạo

Ch­ương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được cấu trúc gồm hai phần:
...

2. Luận văn thạc sĩ, chiếm khoảng 20% thời l­ượng ch­ương trình đào tạo. Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý.

Xem nội dung VB
Điều 24. Tổ chức đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ ở ngoài cơ sở đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo.

2. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ.

3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ quy định của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ để xây dựng quy định cụ thể việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ của đơn vị mình.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.