Công văn 1537/BNN-TCLN năm 2019 hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số hiệu: 1537/BNN-TCLN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 04/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1537/BNN-TCLN
V/v hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vmôi trường rừng

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2019

 

Kính gửi: y ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 16/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP , về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Tại Nghị định đã quy định thêm 02 đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là Cơ sở sản xuất công nghiệp, Cơ sở nuôi trồng thủy sản và điều chỉnh hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng là Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch từ gián tiếp sang chi trả trực tiếp. Đ tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách đã quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

1. Rà soát, xác định và phê duyệt danh sách các Cơ sở sản xuất công nghiệp, Cơ sở nuôi trồng thủy sản và Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch phải chi trả tiền DVMTR,

2. Xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở chi trả DVMTR.

3. Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và đơn vị liên quan ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng chi trả DVMTR theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP .

5. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng, cá nhân, hộ gia đình cộng đồng, dân cư thôn thông qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử đã được hướng dẫn tại văn bản số 7491/BNN-TCLN , ngày 26/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ: KHĐT, TC, TTVH&DL;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Quỹ BV&PTR Việt Nam;
- Quỹ BV&PTR các tỉnh;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

Mục 3. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIÊN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG THEO HÌNH THỨC TRỰC TIẾP

Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả. Mức chi trả không thấp hơn mức chi trả được quy định tại Điều 59 của Nghị định này; hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng được lập thành bốn bản, bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giữ một bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ một bản.

2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Điều 65. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức, tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm cả tiền trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán là nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính áp dụng cho tổ chức đó.

Mục 4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ỦY THÁC QUA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 66. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên.

2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính của một tỉnh.

3. Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

Điều 67. Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

2. Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

3. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

4. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.

5. Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

Điều 68. Lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh và thông báo cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh số tiền dự kiến điều phối theo Mẫu số 05 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;

c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 06 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 07 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;

c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 08 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.

Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm và diện tích rừng trong lưu vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu năm trước và kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm trước để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

b) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thông báo cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

3. Chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng

Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ số tiền thực nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng xác định số tiền chi trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng.

4. Nội dung xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này.

Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 0,5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:

Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);

Chi không thường xuyên: hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).

b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;

c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền còn lại cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;

đ) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền đó cho các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:

Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);

Chi không thường xuyên: chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường rừng; chi hỗ trợ hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).

b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ, chi phụ cấp kiêm nhiệm, chi hỗ trợ chi phí quản lý đối với các đơn vị, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;

c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

đ) Số tiền còn lại sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, kinh phí dự phòng đã sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Nghị định này;

e) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến chính sách nâng cao năng lực thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

3. Chủ rừng

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống;

b) Chủ rừng là các doanh nghiệp: toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được là nguồn thu của doanh nghiệp, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp;

c) Chủ rừng là tổ chức không bao gồm điểm b khoản 3 Điều này không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, bao gồm: xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích chủ rừng tự bảo vệ là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng;

d) Chủ rừng là tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này có khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm: các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng.

Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định này.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Nội dung chi bao gồm:

a) Chi cho người bảo vệ rừng;

b) Xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;

c) Hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật;

d) Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;

đ) Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;

e) Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;

g) Các khoản chi khác.

Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng

Căn cứ kế hoạch thu, chi được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và chi cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng.

2. Thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng

a) Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trước ngày 01 tháng 6 năm sau;

b) Sau khi hoàn thành việc thanh toán, đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả lập báo cáo tổng hợp theo Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước ngày 15 tháng 6 năm sau;

c) Căn cứ số kinh phí quản lý được sử dụng, nội dung chi, mức chi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chứng từ chi hợp pháp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thanh toán tiền cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả.

3. Hình thức tạm ứng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng

a) Đối với bên cung ứng dịch vụ môi trường là tổ chức, việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện qua tài khoản ngân hàng;

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện tạm ứng, thanh toán qua tài khoản hoặc bằng tiền mặt. Nhà nước khuyến khích tạm ứng, thanh toán qua tài khoản ở những nơi đủ điều kiện thực hiện.

4. Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng:

a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, nộp cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 15 tháng 7 năm sau;

b) Chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm sau;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập và nộp báo cáo theo quy định về quản lý tài chính đối với từng loại hình tổ chức;

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;

e) Cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức trực thuộc;

g) Cơ quan tài chính cấp huyện xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng;

h) Thời gian xét duyệt quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.

Điều 72. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính

1. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra tại địa phương và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì tổ chức kiểm tra Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;

c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;

d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng các bên liên quan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;

đ) Chủ rừng là tổ chức kiểm tra bên nhận khoán;

e) Các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia giám sát đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

2. Công khai tài chính

a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính;

b) Công khai danh sách đối tượng được chi trả, số tiền được chi trả, kế hoạch chi trả hằng quý, hằng năm theo Quy chế dân chủ tại cơ sở bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại nơi họp cộng đồng dân cư, bản hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi; thông báo bằng văn bản hệ thống truyền thanh của xã, thôn, bản hoặc công bố trong hội nghị nhân dân của xã, thôn, bản.

Xem nội dung VB