Công văn 14889/BTC-TCT năm 2014 về thuế giá trị gia tăng đối với dự án lâm sinh
Số hiệu: 14889/BTC-TCT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 20/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14889/BTC-TCT
V/v thuế GTGT đối với dự án lâm sinh.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính nhận được công văn số 1761/BNN-TCLN ngày 4/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v áp dụng thuế GTGT trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình lâm sinh và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Tổng cục Lâm Nghiệp) tại công văn số 1211/TCLN-KHTC ngày 12/8/2014. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Điều 1 Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTG ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

"1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2010/QĐ-TTG) bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh (sau đây gọi tắt là dự án lâm sinh).

2. Dự án lâm sinh đã bao gồm cả thiết kế kỹ thuật, nội dung cụ thể đến từng lô tác nghiệp và đặc thù của công trình đầu tư lâm sinh.

3 . Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng không thuộc phạm vi điêu chỉnh của thông tư nảy."

Tại Điều 3 Quyết định số 73/2010/QĐ-TTG ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh có quy định:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình lâm sinh là diện tích rừng, vườn rừng giống, vườn cây rừng đầu dòng được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh và xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng.

2. Hoạt động lâm sinh trong các dự án công trình lâm sinh có: trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi tái sinh có tác động; nuôi dưỡng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; làm giàu rừng; xây dựng nguồn giống cây rừng.

14. Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (sau đây gọi chung là Dự án lâm sinh) bao gồm các hồ sơ văn bản và bản đồ mô tả các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư vốn, nhân lực để thực hiện một công trình lâm sinh cụ thể, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể, được thực hiện trên một địa bàn và trong một thời gian xác định, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động lâm sinh chiếm từ 50% tổng mức đầu tư của dự án lâm sinh trở lên."

Tại điểm b khoản 11 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

" 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:

b) Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia" .

Tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

"11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:

a) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia;

Tại khoản 4 Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 06/2012/TT -BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng; Tại khoản 4 Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng quy định:

" Điều 10. Thuế suất 5%

4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này).

Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác."

“Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

….

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh."

Căn cứ quy định nêu trên, dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh bao gồm hoạt động lâm sinh và hoạt động xây dựng công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Hoạt động lâm sinh trong các dự án công trình lâm sinh trồng cây, chăm sóc cây rừng) ở rừng quốc.gia, vườn quốc gia; ở khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

- Hoạt động xây dựng công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%; Riêng hoạt động xây dựng có liên quan đến các công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, dịch vụ nạo vét kênh mương, hồ đập tại các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 5%.

Trường hợp các chủ rừng đã lập dự toán và thanh quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình lâm sinh theo mức thuế suất thuế GTGT 5% hoặc xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT thì không thực hiện điều chỉnh lại.

Bộ Tài chính trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được biết và phối hợp thực hiện; Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết kịp thời ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Vụ PC; CST- BTC;
- Vụ PC- TCT;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS (3b)).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg) bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh (sau đây gọi tắt là dự án lâm sinh).

2. Dự án lâm sinh đã bao gồm cả thiết kế kỹ thuật, nội dung cụ thể đến từng lô tác nghiệp và đặc thù của công trình đầu tư lâm sinh.

3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình lâm sinh là diện tích rừng, vườn rừng giống, vườn cây rừng đầu dòng được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh và xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng.

2. Hoạt động lâm sinh trong các dự án công trình lâm sinh có: trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi tái sinh có tác động; nuôi dưỡng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; làm giàu rừng; xây dựng nguồn giống cây rừng.

3. Trồng rừng là việc tạo ra một diện tích rừng mới trên đất trống chưa có rừng hay trên đất rừng mới khai thác trắng. Trồng rừng gồm các hoạt động từ chuẩn bị cây con, xử lý thực bì, cuốc hố, bón lót, lấp hố, vận chuyển cây con, trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cho đến khi rừng trồng được nghiệm thu và bàn giao.

Trồng rừng bao gồm: trồng mới rừng; trồng lại rừng sau khai thác; trồng rừng trong cải tạo rừng; trồng băng xanh cản lửa; trồng rừng trong nông lâm kết hợp.

4. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là việc lựa chọn, xác lập những diện tích đất trống có cây tái sinh tự nhiên (trạng thái Ib, Ic) có khả năng phát triển thành rừng một cách tự nhiên với một mục đích nhất định và tổ chức bảo vệ nhằm ngăn cản những tác động không mong muốn từ bên ngoài cho đến khi đạt được tiêu chí của rừng. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm các hoạt động: thiết lập diện tích khoanh nuôi trên bản đồ và trên thực địa, tổ chức bảo vệ cho đến khi thành rừng.

5. Khoanh nuôi tái sinh có tác động là khoanh nuôi tái sinh rừng có những tác động nhất định của con người. Khoanh nuôi tái sinh có tác động gồm các hoạt động: thiết lập diện tích khoanh nuôi trên bản đồ và trên thực địa, phát luỗng dây leo, cây bụi, loại bỏ những cây phi mục đích, trồng bổ sung cây (nếu cần) và bảo vệ cho đến khi thành rừng.

6. Nuôi dưỡng rừng là một hoạt động lâm sinh tác động vào một diện tích rừng với một hệ sinh thái rừng cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của rừng. Nuôi dưỡng rừng có thể có các hoạt động như: tỉa thưa, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi, dọn vệ sinh, loại bỏ cây phi mục đích và bảo vệ cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

7. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là việc trồng lại rừng từ rừng tự nhiên nghèo kiệt.

8. Làm giàu rừng tự nhiên là những tác động lâm sinh vào một diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng trung bình nhằm nhanh chóng đạt được trữ lượng cao hơn. Làm giàu rừng có thể có các hoạt động: điều chỉnh mật độ cây rừng với việc loại bỏ những cây phi mục đích, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi, trồng bổ sung cây (nếu cần) và bảo vệ cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

9. Xây dựng nguồn giống cây rừng gồm các hoạt động: trồng rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng, chuyển hóa từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thành rừng giống, thiết lập lâm phần tuyển chọn, chọn lọc cây trội để làm giống cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

10. Công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, gồm:

a) Hệ thống đường lâm nghiệp: đường ô tô, đường đi bộ hay đường dùng cho công cụ vận chuyển thô sơ khác;

b) Các công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chữa cháy rừng: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh mương, bể chứa nước, hồ đập phòng chống chữa cháy rừng;

c) Trạm bảo vệ rừng; các biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới các khu rừng, các tiểu khu, khoảnh và lô rừng;

d) Các công trình cơ sở hạ tầng cần thiết khác trong các dự án lâm sinh.

11. Thiết kế công trình lâm sinh là quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên (địa hình, hiện trạng thực bì, đất đai, khí hậu), điều kiện kinh tế xã hội; đo vẽ xác định phạm vi của công trình ngoài thực địa và trên bản đồ; xác định các thông số và giải pháp kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật xây dựng; các xác định nhu cầu vật tư kỹ thuật, nhân công và dự toán đầu tư công trình lâm sinh.

12. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện công trình lâm sinh và các dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật lâm nghiệp, cây con giống, hạt giống, phân bón cho các dự án lâm sinh.

13. Dịch vụ tư vấn xây dựng công trình lâm sinh bao gồm việc điều tra khảo sát, lập dự án đầu tư công trình lâm sinh, xây dựng bản đồ, lập dự án, thiết kế và dự toán, giám sát thi công.

14. Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (sau đây gọi chung là Dự án lâm sinh) bao gồm các hồ sơ văn bản và bản đồ mô tả các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư vốn, nhân lực để thực hiện một công trình lâm sinh cụ thể, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể, được thực hiện trên một địa bàn và trong một thời gian xác định, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động lâm sinh chiếm từ 50% tổng mức đầu tư của dự án lâm sinh trở lên.

Một Dự án lâm sinh có thể bao gồm nhiều hạng mục công trình lâm sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về địa bàn đầu tư, về thời gian thực hiện và mục đích đầu tư của cùng một chủ đầu tư hoặc chỉ một công trình lâm sinh riêng biệt.

15. Chủ đầu tư Dự án lâm sinh là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư - xây dựng.

16. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp (Sau đây gọi tắt là dự án phát triển lâm nghiệp) là tập hợp các Dự án lâm sinh và công trình xây dựng cơ bản có chung mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng cho một khu vực, cho một hay nhiều địa phương có liên quan với nhau, trong một giai đoạn phát triển, được phê duyệt như một chương trình hay chủ trương đầu tư.

Trong các Dự án phát triển lâm nghiệp (có tính chất như một Dự án Ô) có thể có các Dự án đầu tư thành phần là các Dự án lâm sinh, các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động phi lâm sinh khác, như: quản lý, quy hoạch, giao đất giao rừng, đào tạo, khuyến lâm, nghiên cứu khoa học trong phạm vi dự án.

Trong một Dự án phát triển lâm nghiệm có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa phương khác nhau, có thể có các Dự án phát triển lâm nghiệp hợp phần của mỗi địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
...

11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:
...

b) Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
...

11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:

a) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia;

b) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếu sáng công cộng;

c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.

Xem nội dung VB
Điều 10. Thuế suất 5%

...

4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này).

Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.

...

Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Ví dụ 37: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.

Ví dụ 38: Xác mắm là phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nước mắm thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất của xác mắm. Trường hợp xác mắm được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất 5%.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Xem nội dung VB
Điều 10. Thuế suất 5%

...

4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này).

Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

...

Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Xem nội dung VB