Công văn 11069/TCHQ-TXNK năm 2016 về hoàn tiền chậm nộp thuế
Số hiệu: 11069/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 23/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11069/TCHQ-TXNK
V/v hoàn tiền chậm nộp thuế

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 409/CVCX-TV ngày 30/8/2016 của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (gọi tắt là Công ty Cây xanh) về đề nghị hoàn trả tiền chậm nộp thuế nộp thay cho Công ty TNHH MTV đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội (gọi tắt là Công ty Tuổi trẻ). Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Vưng mắc của Công ty Cây xanh có nguyên nhân là do UBND TP. Hà Nội (cơ quan chủ quản của 2 Công ty) đã ra quyết định sáp nhập, sau đó lại thu hồi quyết định sáp nhập. Vì vậy, để xử lý số tiền chậm nộp mà Công ty Cây xanh đã nộp thay Công ty Tuổi trẻ (1.491.802.968 đồng) tại thời điểm quyết định sáp nhập có hiệu lực, đề nghị Cục Hải quan TP. Hà Nội báo cáo UBND TP. Hà Nội để xin ý kiến xử lý số tiền chậm nộp nêu trên.

2. Tra cứu trên Hệ thống KTTT ngày 21/11/2016 tại Tổng cục Hải quan, Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi tr Hà Nội (MST 0100110831) có nợ 138.031.144 đồng tiền chậm nộp. Căn cứ Điều 92, Điều 93 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25, khoản 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13; Quyết định số 3372/QĐ-UBND TP. Hà Nội ngày 24/6/2016 về việc thu hồi Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 1/3/2013 của UBND TP. Hà Nội về việc sáp nhập nguyên trạng Công ty Tuổi trẻ vào Công ty Cây xanh, yêu cầu Cục Hải quan TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát các khoản còn nợ của Công ty TNHH MTV đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội để đôn đốc, thu hồi nộp đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan TP. Hà Nội biết, thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan (qua Cục Thuế XNK) trước ngày 31/12/2016.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT ĐHoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (để p/h t/h);
(24 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội)
- Lưu: VT, TXNK (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

 

Điều 92. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

*Bổ sung cụm từ “tiền chậm nộp,” vào trước cụm từ “tiền phạt” theo Khoản 36 Điều 1 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
...
36. Bổ sung cụm từ “tiền chậm nộp,” vào trước cụm từ “tiền phạt” tại các điều 3, 5, 8, 65, 66, 68, 90, 92, 93, 98, 99, 100, 113, 114 và 118; bổ sung cụm từ “và không phải nộp tiền” vào sau cụm từ “không bị phạt” tại khoản 4 Điều 49; bỏ từ “phạt” trong cụm từ “tiền phạt chậm nộp” tại khoản 3 Điều 56 của Luật này.*

Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn;

g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

*Bổ sung cụm từ “tiền chậm nộp,” vào trước cụm từ “tiền phạt” theo Khoản 36 Điều 1 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
...
36. Bổ sung cụm từ “tiền chậm nộp,” vào trước cụm từ “tiền phạt” tại các điều 3, 5, 8, 65, 66, 68, 90, 92, 93, 98, 99, 100, 113, 114 và 118; bổ sung cụm từ “và không phải nộp tiền” vào sau cụm từ “không bị phạt” tại khoản 4 Điều 49; bỏ từ “phạt” trong cụm từ “tiền phạt chậm nộp” tại khoản 3 Điều 56 của Luật này.*

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
...
25. Bổ sung khoản 4 vào Điều 92 như sau:

“4. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13

Điều 3

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13:
...
2. Khoản 4 Điều 92 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.”*

26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93; bổ sung khoản 3 vào Điều 93 như sau:

“1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;

đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”

“3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 97, 98, 98a, 99, 100, 101 và 102 của Luật này và quy định khác của các văn bản pháp luật có liên quan. Trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.”

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.