Công văn 11/BTP-PBGDPL năm 2020 phổ biến các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Canh Tý 2020
Số hiệu: 11/BTP-PBGDPL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành: 02/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bổ trợ tư pháp, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/BTP-PBGDPL
V/v phổ biến các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Canh Tý 2020

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- Liên đoàn Luật s
ư Việt Nam.

Triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, trên cơ sở các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 8 thông qua và các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần tập trung triển khai trong dịp cao điểm đón Tết cổ truyền của đất nước, để tiếp tục giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

1. Tăng cường tổ chc phổ biến, tuyên truyền các luật, nghị quyết mi ban hành:

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 11 luật (Bộ luật Lao động; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Thư viện; Luật Dân quân tự vệ; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đi, bổ sung Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019) và một số Nghị quyết (Phụ lục kèm theo Công văn).

Đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản luật do cơ quan chủ trì soạn thảo trên Cổng Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các hình thức thích hp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, tổ chức phổ biến pháp luật bằng những hình thức phù hợp; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nội dung, tinh thần của văn bản luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao nhiệm vụ triển khai thi hành văn bản luật và đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành, địa phương để tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

- Biên soạn, đăng tải và phát hành rộng rãi các tài liệu giới thiệu, phổ biến nội dung, tinh thần văn bản và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Trang thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: http://pbgdpl.moj.gov.vn; chuyên mục Tủ sách pháp luật); chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí, các nhà trường thuộc phạm vi quản lý tăng cường thông tin, truyền thông, quán triệt, phổ biến rộng rãi văn bản; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; hỏi đáp pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; tổ chức các chương trình đối thoại chính sách pháp luật; phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin, truyền thông, hệ thống loa truyền thanh cơ sở...; bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) thực hiện phổ biến văn bản luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhân dịp Tết Canh Tý 2020

Đnghị các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 10/12/2019 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tổ chức Tết năm 2020; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020...Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ cần chú trọng phổ biến, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Nội dung PBGDPL dịp Tết Canh Tý 2020 tập trung vào các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc...); sử dụng rượu bia quá nồng độ cho phép trong dịp Tết; phòng cháy, chữa cháy; quản lý vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo và thả “đèn trời”; tiêu thụ, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng; trật tự, an toàn giao thông; an toàn thực phẩm...

Căn cứ vào điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức PBGDPL phù hp với từng nhóm đối tượng, địa bàn bảo đảm thiết thực; truyền tải đầy đủ thông tin pháp luật đến cán bộ, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng lưới loa truyền thanh cơ sở trong công tác PBGDPL; tổ chức triển lãm hình ảnh, tranh cổ động; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, hòa giải ở cơ sở... Tiếp tục thu hút, huy động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia phổ biến, vận động, thuyết phục đồng bào, người dân nghiêm túc tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

3. Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, đề nghị các bộ, ngành, đoàn thTrung ương và các địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn quan tâm, chủ động tổ chức phổ biến, thông tin, truyền thông về các nội dung có liên quan bằng hình thức phù hợp, linh hoạt. Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội đối với tính khả thi, hiệu quả, phù hợp của văn bản mới ban hành trên thực tế; tổ chức phổ biến, kịp thời định hướng thông tin về những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận trong thực hiện các văn bản pháp luật mới ban hành cũng như các vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội nảy sinh trong thời gian này.

4. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới trong các văn bản luật; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí và mạng lưới truyền thanh cơ sở tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, thời lượng phát thanh, truyền hình, viết tin, bài đcung cấp đầy đủ thông tin quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật...

5. Đnghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường phổ biến pháp luật về an ninh trật tự; quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, tăng cường quản lý phòng, chống và xử lý nghiêm hành vi mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo nổ; đấu tranh đối với các hành vi kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí biến tướng, trá hình; phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn giao thông...

6. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương phối hợp với ngành Tư pháp trong chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục trực thuộc, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, chỉnh lý nội dung, chương trình, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hp với các quy định mới. Đồng thời, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai hoạt động ký cam kết không vi phạm pháp luật trước, trong và sau dịp Tết; phổ biến pháp luật về quản lý vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ, vận chuyn, đốt pháo; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quán triệt và thực hiện nghiêm việc không uống rượu, bia quá nồng độ còn cho phép khi tham gia giao thông, tuân thủ quy định về việc đội mũ bảo hiểm... cho học sinh, sinh viên, giáo viên.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ mình quản lý; tăng cường các biện pháp kiểm tra liên ngành đẩy lùi các tụ điểm ma túy, cờ bạc, mại dâm; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, xử lý kịp thời tai nạn, sự cố lao động; tăng cường thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; vận động nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

7. Đnghị Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở y tế trực thuộc phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng và chính quyền cơ sở tăng cường phổ biến quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, chống ngộ độc thực phẩm; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm và tình hình ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết, nhất là trong lễ hội để mọi người biết, phòng tránh.

8. Đề nghị Bộ Công Thương phối hp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai phổ biến quy định pháp luật và tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý với đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; vận chuyển, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, tiền giả; vi phạm sở hữu trí tuệ; vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm chưa qua kim dịch, không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm...

9. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc và chính quyền địa phương các cấp phổ biến pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, quản lý đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ, giải trí, vui chơi, nhất là tại các lễ hội trong và sau dịp Tết; đấu tranh, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán băng đĩa hình cấm lưu hành, chưa được phép lưu hành, block lịch và các văn hóa phẩm xuất bản lậu...

10. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn quốc gia tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về việc nghiêm túc chấp hành pháp luật về giao thông vận tải; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải...; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

11. Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng, lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các văn bản luật mới trên chuyên trang, chuyên mục của báo, đài để mọi người cùng biết và thực hiện.

12. Đnghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, và các Bộ, ngành, đoàn thể có văn bản hướng dẫn, tổ chức quán triệt, tập huấn chuyên sâu, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu nội dung, tinh thần của các văn bản luật có liên quan trong toàn ngành và trong phạm vi quản lý; chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành các quy định mới ban hành trong quá trình thực thi công vụ và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

13. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản luật liên quan cho hội viên, thành viên của tổ chức mình và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân; tích cực vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành pháp luật, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

14. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn tại Công văn này, hướng dẫn của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và nhu cầu, điều kiện thực tiễn địa phương, có kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung và tinh thần của các văn bản luật và các vấn đề, lĩnh vực cần được chú trọng quan tâm trong dịp đón Tết cổ truyền tại địa phương với hình thức, nội dung phù hợp; tổ chức quán triệt, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, thực chất; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hp, báo cáo Chính phủ.

15. Tổ chức pháp chế Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu các ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

Trên đây là hướng dẫn việc phổ biến các văn bản thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và việc tăng cường công tác PBGDPL nhân dịp Tết Canh Tý 2020, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, tổ chức kịp thời triển khai thực hiện, tổng họp báo cáo kết quả trong báo cáo công tác tư pháp hằng năm (lĩnh vực PBGDPL) và gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để phối hp tháo gỡ kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để thực hiện);
- S
Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phan Chí Hiếu

 

DANH SÁCH

CÁC LUẬT ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIV

Stt

Tên văn bản

Cơ quan chủ trì son thảo

1

Bộ luật Lao động

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

2

Luật Lực lượng dự bị động viên

Bộ Quốc phòng

3

Luật Thư viện

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4

Luật Dân quân tự vệ

Bộ Quốc phòng

5

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

Bộ Công an

6

Luật Chứng khoán

Bộ Tài chính

7

Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Công an

8

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước

9

Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Bộ Nội vụ

10

Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Bộ Công an

11

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Bộ Nội vụ

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:

a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;

b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”;*

d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:

a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.”.*

7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.

10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.

11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

12. Kinh doanh là việc mua bán vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

Xem nội dung VB