Công điện 06/CĐ-UBND năm 2016 tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 06/CĐ-UBND Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 13/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 06 năm 2016

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HU điện:

- Ban An toàn giao thông tỉnh;

- Giám đốc các Sở: Giao Thông vận tải; Văn hóa và Thể thao; Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Giám đốc: Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy;

- Chỉ Huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế;

- Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế;

- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế.

Thời gian qua, các Sở, ngành và địa phương đã có nhiều cố gắng, phối hợp thực hiện tốt, có hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông đường thủy không xảy ra. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hiện tượng người điều khiển phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, chở quá số người quy định, không trang bị đủ dụng cụ, phao cứu sinh, các bến đò, bến thủy nội địa không đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.

Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng con người, chủ động phòng ngừa các sự cố tại các tuyến đường thủy nội địa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 976/CĐ-TTg ngày 06/6/2016 (pho to gửi kèm); Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Giao thông vận tải:

- Tăng cường công tác quản lý vận tải, đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền du lịch, phương tiện thủy nội địa;

- Chỉ đạo Thanh tra giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện không thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm; phương tiện hoạt động không đầy đủ giấy tờ theo quy định; xử lý nghiêm các vi phạm ngay tại cảng, bến thủy nội địa, đặc biệt tại các bến thuyền du lịch, bến khách ngang sông. Tuyệt đối không cho phép tàu, thuyền xuất bến khi chủ tàu không tuân thủ các quy định về an toàn và các quy định khác của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị khai thác cảng, bến tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn trước khi phương tiện rời bến; kiên quyết không cấp lệnh rời bến cho phương tiện khi không đảm bảo quy định.

- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Quản lý bến xe bến thuyền, UBND các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra đảm bảo an toàn giao thông trên sông Hương, đầm phá Tam Giang Cầu Hai, ra vào cửa Thuận An và các tuyến giao thông thủy nội địa khác trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Công an tỉnh:

Chỉ đạo Cảnh sát đường thủy, Công an các địa phương huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các phương tiện thủy nội địa, nhất là các tuyến có mật độ phương tiện lớn, chú trọng tuần tra lưu động, tập trung xử lý vi phạm liên quan đến phương tiện thủy nội địa có nguy cơ gây tai nạn cao như: người điều khiển phương tiện không có bng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện chquá tải, quá số người quy định, vi phạm quy định về trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông không có giấy phép hoạt động, không đủ điều kiện an toàn,...

3. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức kiểm tra việc đảm bảo an toàn tàu thuyền theo quy định khi ra, vào cửa biển quản lý: Thuận An, Tư Hiền.

4. Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế: Ngoài việc hướng dẫn các phương tiện vận tải đường thủy ra vào cửa Thuận An, phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các địa phương ven biển thông tin, hướng dẫn việc đảm bảo an toàn tàu thuyền ra, vào cửa biển Tư Hiền, Thuận An.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác bảo đảm an toàn đối với người và tàu đánh bắt thủy sản;

- Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát người điều khiển tàu đánh bắt thủy sản phải thực hiện nghiêm các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt thủy, hải sản, đặc biệt là vào ban đêm; tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm tàu đánh bắt thủy sản, đăng ký thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thủy sản theo thẩm quyền;

- Hướng dẫn UBND các địa phương tổ chc thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với các loại tàu đánh bắt thủy sản và đăng ký thuyền viên theo quy định.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn, đặc biệt là công tác quản lý điều hành hoạt động của bến khách ngang sông, vận tải khách du lịch, tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phổ biến giáo dục về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là cảnh báo các nguy cơ tai nạn đối với phương tiện thủy gia dụng và đuối nước.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn. Kiên quyết đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn. Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý.

7. Ban Quản lý bến xe bến thuyền thành phố Huế; Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các tàu du lịch trên sông Hương thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn; kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra. Kiên quyết không cấp lệnh rời bến cho phương tiện khi không đảm bảo quy định.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Trung tâm thông tin tỉnh và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định của Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa và Luật Giao thông đường thủy nội địa.

9. Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Tỉnh xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố tai nạn giao thông đường thủy xảy ra.

10. Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, bố trí kinh phí, chủ động thành lập Đoàn liên ngành, tổ chức kiểm tra (định kỳ, đột xuất) việc chấp hành các quy định về đảm an toàn giao thông đường thủy nội trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là trước các dịp cao điểm, mùa lễ hội và mưa bão.

Nhận được Công điện này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị thành phố Huế chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Giao Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị; định kỳ hàng tháng, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban ATGT Quốc gia (b/c);
- Văn Phòng Chính phủ (b/c);
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- C
ông báo; Đài VTV8;
- VP:
CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, GT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao