Chỉ thị 54/CT-UB năm 1985 về việc thực hiện chánh sách đối với lao động nữ trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 54/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/11/1985 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 54/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÁNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, các tầng lớp phụ nữ thành phố ta sau ngày giải phóng thành phố đang giữ vai trò ngày càng to lớn và rất quan trọng trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, nhất là trong lao động sản xuất, phân phối lưu thông, trong các ngành dịch vụ, trong hoạt động văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quốc phòng, nội chính… Nhiều phụ nữ thành phố ta đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, một số được công nhân là anh hùng lao động. Một bộ phận phụ nữ đang tham gia cơ quan lãnh đạo Đảng, chánh quyền Nhà nước, đoàn thể, đóng góp công sức vào công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Phần lớn phụ nữa là những người nội trợ đảm đang, trực tiếp xây dựng kinh tế gia đình, tích cực hưởng ứng phong trào nuôi con khỏe dạy con ngoan, cùng nhà trường và xã hội chuẩn bị cho Tổ quốc những công dân xứng đáng. Trong sự nghiệp cải tạo, xây dựng và bảo vệ thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng, xuất hiện nhiều phụ nữ có tài năng. Những năm qua, thực hiện đường lối chánh sách của Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp đã nổ lực khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, mở rộng các ngành nghề, chăm lo ổn định và cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhờ đó tạo thêm việc làm cho hàng chục vạn lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ. Các cấp chánh quyền cùng các đoàn thể và các ngành tích cực đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ. Để thi hành Nghị quyết số 176a/HĐBT ngày 26 tháng 12 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, các đơn vị cơ sở đã quan tâm bố trí lao động nữa vào những ngành nghề và công việc thích hợp với phụ nữa. Nhiều đơn vị đã tiến hành rà soát và từng bước chuyển lao động nữ từ những công việc quá nặng nhọc, có độc hại, sang công việc thích hợp nhằm sử dụng hợp lý lực lượng lao động nữ. Các địa phương, các ngành và các đơn vị cơ sở đã thực hiện kế hoạch đào tạo mới một lực lượng cán bộ, công nhân và lao động nữ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ công tác, tổ chức rèn luyện và thi tay nghề, phổ biến kinh nghiệp thực tiễn về tổ chức sản xuất và quản lý cho cán bộ, công nhân, viên chức là người lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ, như ở các ngành công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ v.v… Cùng với những biện phá triên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe cho lao động nữa được quan tâm hơn trước.

Tuy vậy, so với yêu cầu thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhẩm phát huy vai trò và khả năng của phụ nữ trong công cuộc cải tạo, xây dựng và bảo vệ thành phố, thì những việc đã làm được chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách chưa được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết đúng mức. Những tàn dư của tư tưởng phong kiến bóc lột gây trở ngại cho việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của phụ nữ. Quyền bình đẳng và quyền làm chủ tập thể của phụ nữ vẫn còn bị xâm phạm. Việc bố trí sử dụng lao động nữ còn nhiều chỗ bất hợp lý, đặc biệt là ở những nơi lao động trực tiếp nặng nhọc, độc hại của Nhà nước đã quy định không sử dụng nữ. Việc cải thiện điều kiện làm việc, cải tiến công cụ lao động ít được quan tâm, trang bị bảo hộ lao động còn thiếu, các cơ sở phúc lợi công cộng chưa đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bổ túc văn hóa cho lao động nữ chưa được chú ý đúng mức. Ở một số đơn vị lao động nữ chiếm tỷ lệ trên 60%, nhưng chưa có đại biểu và cán bộ lãnh đạo là nữ. Nhiều ngành và địa phương chưa có chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện chánh sách đối với lao động nữ, chưa phân công người trực tiếp phụ trách nghiên cứu, theo dõi việc thực hiện các chủ trương đã đề ra.

Tình hình trên có nhiều nguyên nguyên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các ngành, các cấp chưa quán triệt sau sắc đường lối, chánh sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ, chưa coi việc phát huy mạnh mẽ vai trò và năng lực của phụ nữ là vấn đề chiến lược trong công cuộc cải tạo, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chế độ đối với lao động nữ, còn thiếu biện pháp cụ thể đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp. Các mặt công tác liên quan đến phụ nữ chưa được thực hiện liên tục và thiếu kết hợp chặt chẽ với các công tác trọng tâm; việc theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mặt công tác trên không thường xuyên và không chặt chẽ.

Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 44/CT của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về chánh sách cán bộ nữ, Nghị quyết 176a/HĐBT về việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các quận, huyện, các sở ban ngành phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt những công tác sau đây:

1) Tổ chức họp liên tịch giữa các cấp chánh quyền với Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để nghiên cứu Nghị quyết 176a/HĐBT, đề ra chương trình và biện pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng kết hợp chặt chẽ với việc thi hành Nghị quyết 6-7 và Nghị quyết 8 của Trung ương, Nghị quyết 9 và Nghị quyết 10 của Thành ủy phù hợp với tình hình của ngành và địa phương, đồng thời có kế hoạch triển khai học tập toàn trong thể cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan Nhà nước, các đơn vị tập thể và hội viên các đoàn thể quần chúng, làm cho mọi người thông suốt nội dung Nghị quyết 176a/HĐBT, động viên mọi người thực hiện các chế độ, chánh sách đối với phụ nữ gắn với những nhiệm vụ công tác trước mắt. (Sở Lao động cùng Thành Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tập hợp tài liệu liên quan đến chế độ, chánh sách đối với lao động nữ để phân phối cho các đơn vị tổ chức sinh hoạt).

Thông qua học tập Nghị quyết 176a/HĐBT tạo chuyển biến mới về nhận thức trong cán bộ nhân viên các ngành, các cấp và mọi người trong xã hội về vai trò và năng lực của phụ nữ trong xã hội về vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, về chức năng trọng yếu của phụ nữ trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ trong xã hội mới của chúng ta. Từ nhận thức đó mà xây dựng tình cảm, tư tưởng và thái độ đúng đắn đối với phụ nữ theo quan điểm cách mạng của Đảng ta. Đồng thời làm cho phụ nữ có ý thức đầy đủ về giá trị và trách nhiệm của mình đối với gia đình và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vươn lên thực hiện quyền bình đẳng nam nữ và quyền làm chủ tập thể, dấy lên khí thế cách mạng sôi nổi của phụ nữ trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu học tập chỉ thị, nghị quyết nói trên, liên hệ kiểm điểm nghiêm túc việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ ở ngành, địa phương, đơn vị, kiểm điểm việc đã làm được, chưa làm được nhất là trong việc sử dụng lực lượng lao động nữ, để bàn kế hoạch thực hiện NQ 176a/HĐBT trong tình hình mới.

2) Tiến hành khảo sát, thống kê phân loại đội ngũ lao động và cán bộ nữ (theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, chánh trị, nghiệp vụ, mức lương, nguồn đào tạo, quá trình hoạt động… v.v…). Căn cứ vào bảng thống kê phân loại đó, lãnh đạo các cấp, các ngành đánh giá đầy đủ về khả năng, triển vọng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức nữ, xây dựng quy hoạch trước mắt và lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho chị em phát huy năng lực.

Trước mắt, cần xem xét, có kế hoạch từng bước sắp xếp lại những trường hợp phân công không hợp lý. Đối với những chị em có phẩm chất và năng lực có triển vọng đưa vào diện kế cận thay thế cán bộ lãnh đạo thì phải có kế hoạch tập trung bồi dưỡng đúng mức. Đồng thời xem xét giải quyết ngay mọi quyền lợi chánh đáng khác của phụ nữ liên quan đến việc thi hành Nghị quyết 8 của Trung ương như sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động, kiện toàn bộ máy, thực hiện chế độ lương mới, chế độ trợ cấp khó khăn, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể v.v…

3) Cùng với việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phân bố, sử dụng điều chỉnh hợp lý lao động nữ phù hợp với đặc điểm sinh lý, sức khỏe và khả năng của phụ nữ trong từng ngành nghề, từng đơn vị. Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở cần thực hiện nghiêm túc thông tư 05/TT-LB ngày 01-6-1968 của Liên bộ Y tế - Lao động quy định những cong việc có nhiều yếu tố độc hại, công việc quá nặng nhọc không sử dụng lao động nữ. Riêng đối với ngành vệ sinh và một số ngành đòi hỏi lao động đi công tác xa thành phố, cần có ưu đãi đặc biệt đối với lao động nữ.

- Lao động nữ tình nguyện phục vụ trực tiếp trong ngành vệ sinh thì được tuyển ngay vào biên chế và được chưởng ngay bậc lương 3/6; nếu lao động tốt, không sai phạm thì được xét nâng bậc lương sớm 2-3 năm; thực hiện chế độ ăn trưa thích hợp với đặc điểm và điều kiện công tác.

- Nữ thanh niên xung phong tình nguyện đi xây dựng kinh tế xa thành phố được ưu tiên tuyển vào khu vực Nhà nước hoặc sắp xếp đi học các ngành nghề phù hợp sau khi kết thúc niên hạn phục vụ. Nếu tình nguyện ở lại nơi công tác và định cư thì được hưởng các chế độ theo quyết định số 172/QĐ-UB ngày 26-7-1985 của Ủy ban nhân dân thành phố, trong thời gian phục vụ ngoài các tiêu chuẩn chung còn được hưởng thêm trang bị quần áo đồng phục và bảo hộ lao động: 3 bộ/năm/người (1 bộ lễ phục, 1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 bộ mặc ở nhà).

Ban Chỉ huy Lực lượng thanh niên xung phong thành phố phối hợp với Sở Tài chánh tính toán các chi phí cho nữ thanh niên xung phong sao cho phù hợp với tình hình hiện nay để động viên và đưa được tỷ lệ nữ tham gia thanh niên xung phong đạt từ 25 đến 30% trong chỉ tiêu tuyển Thanh niên xung phong hàng năm của thành phố.

Sở Lao động có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo nhận xét đánh giá tình hình sử dụng lao động nữ và kiến nghị biện pháp giải quyết từng bước những bất hợp lý trong bố trí lao dộng nữ (vào đầu quí 1/1986).

4) Để tạo điều kiện cho lực lượng lao động nữ tích cực tham gia lao động sản xuất, công tác xã hội và học tập, Ủy ban Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho:

- Sở giáo dục, Ủy ban Bản vệ bà mẹ và trẻ em thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sở Tài chánh và Ủy ban nhân nhân các quận huyện có kế hoạch phát triển các trường, lớp mẫu giáo, nhà trẻ để thu nhận các cháu trong độ tuổi; củng cố và mở rộng mạng lưới các trường lớp bán trú để phục vụ các cháu, giúp cho các bà mẹ yên tâm công tác và tiến tới có một nhà trẻ 50 cháu cho 1 khu dân cư có bình quân 2.000 dân. Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ và về thực hiện chế độ chánh sách đối với các nhà trẻ tổ chức theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Sở Thương nghiệp tăng cường, mở rộng bán lẻ những mặt hàng thiết yếu tại khu dân cư, trong cơ quan xí nghiệp… bảo đảm đưa hàng tới tay người tiêu dùng, phục vụ tốt các nữ cán bộ công nhân viên chức vừa công tác vừa làm việc gia đình. Các quận phường kết hợp với đoàn thể phụ nữ tổ chức cho lực lượng phụ nữ tham gia công tác quản lý thị trường và quản lý giá cả; giáo dục và sắp xếp lại hoạt động mua bán của chị em tiểu thương, chuyển một số lớn người mua bán riêng lẻ tham gia sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu chế biến lương thực, nông sản thực phẩm.

Đối với những người có vốn liếng tay nghề kinh nghiệp sản xuất thì vận động chị em cùng nhau tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc cùng với Nhà nước tổ chức sản xuất kinh doanh. Số có tay nghề, đủ tiêu chuẩn sử dụng làm đại lý, hoặc làm nhân viên cho hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Sở Ăn uống và khách sạn và Công ty Dịch vụ thành phố cần có kế hoạch mở rộng mạng lưới dịch vụ phục vụ thiết thực đời sống sinh hoạt gia đình để chị em có thời giờ nghỉ ngơi, giải trí và học tập.

- Sở Y tế tăng cường và phát triển màng lưới y tế, nâng cao chất lượng chữa trị bệnh cho phụ nữ và trẻ em.

5) Các cấp, các ngành cần giải quyết ngay cho chị em đi học văn hóa góp phần thực hiện phổ cập cấp 1 trong toàn dân trong năm 1986; chăm lo giải quyết việc làm cho số người chưa có việc; hỗ trợ phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình, tổ chức đào tạo cán bộ nữ, bồi dưỡng kinh nghiệp sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý cho số chị em đang làm công tác, chú ý số chị em là chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động để điều chỉnh công tác, đề bạt cán bộ nữ và tiếp tục thực hiện những biện pháp tích cực (theo kế hoạch đã đề ra) nhằm giúp cho các gia đình và các bà mẹ thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tạo điều kiện thuận lợi cho các bà mẹ làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục con. Các đơn vị phải thi hành đúng quyết định số 121/HĐBT ngày 19-4-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 4/TCĐ ngày 10-5-1985 của Tổng Công đoàn Việt Nam về chế độ thai sản.

6) Đài truyền hình, Đài phát thanh, các báo và Sở Văn hóa và thông tin có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi nội dung của Nghị quyết 176a/HĐBT, giới thiệu thành tích của tập thể, cá nhân phụ nữ, nêu cao kết quả lao động, công tác và kinh nghiệm của những phụ nữ có tài năng, gương phấn đấu tốt của cán bộ, công nhân viên nữ. Biểu dương những đơn vị làm tốt công tác phụ nữ và phổ biến những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, cổ vũ, động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy hơn nữa vai trò, khả năng lao động sáng tạo, đức tính và truyền thống tốt đẹp hăng hái công hiến nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng gia đình văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

7) Sở Lao động và Ban Tổ chức chánh quyền thành phố:

- Hướng dẫn thực hiện tốt Chỉ thị 03/CT-LĐ ngày 20 tháng 4 năm 1985 của Bộ Lao động về quy hoạch bố trí sử dụng tốt nhất lao động nữ, nghiên cứu, bố trí phụ nữ làm việc trong các ngành nghề thích hợp với đặc điểm của phụ nữ, cũng như Thông tư 05/TT-LB của Liên Bộ Y Tế - Lao động về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe lao động nữ, không bó trí lao động nữ vào các khâu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nơi nào chưa thay thế ngay được phải thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng và cải thiện điều kiện làm việc.

- Cùng phối hợp xây dựng quy hoạch về cán bộ nữ trước mắt cũng như lâu dài để làm cơ sở cho việc thực hiện Nghị quyết 176a/HĐBT. Nghiên cứu, đề xuất chế độ chánh sách đối với cán bộ nữ được thực hiện, tạo điều kiện cho chị em cống hiến có hiệu quả nhất. Cần xác định tỷ lệ cán bộ nữ và những chức danh cần có nữ ở mỗi cấp, mỗi ngành. Các ngành có đông lao động nữ phải có cán bộ nữ tham gia cơ quan lãnh đạo.

- Cùng phối hợp với Ban Giáo dục chuyên nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức thích hợp cho lao động nữ. Cần thực hiện tốt chánh sách đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho số chị em xuất sắc. Ngoài nghề chính, cần tổ chức bồi dưỡng thêm nghề phụ để dễ sắp xếp công tác cho chị em.

- Cùng với Sở Y tế, Liên hiệp Công đoàn và Hội Liên hiệp phụ nữ tiến hành kiểm tra và kiến nghị biện pháp thực hiện việc sinh để có kế hoạch đem lại hiệu quả cao bảo đảm sức khỏe của lao động nữ, cải thiện điều kiện lao động ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, công trường – xây dựng và các công trình đòi hỏi lao động nặng nhọc có đông phụ nữ tham gia.

- Nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố những quy định đối với lao động nữ trong khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể để khuyến khích và phát huy vai trò năng lực của lao động nữ ở thành phố (chú ý vấn đề năng suất, sáng kiến phát minh, tiền lương, tiền thưởng thích đáng).

- Phối hợp với các quận, huyện, với các Sở, Ban, Ngành khai thác tiềm năng kinh tế, mở rộng ngành nghể để tạo thêm việc làm cho lao động nữ, gấp rút giải quyết lao động có tay nghề giỏi còn đang thất nghiệp.

8) Sở Giáo dục và Ban Giáo dục chuyên nghiệp, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố:

- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phụ nữ đi học bổ túc văn hóa và nghiệp vụ. Trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, đảm bảo dành một tỷ lệ thích đáng cho phụ nữ.

- Phối hợp với Sở Lao động mở rộng việc dạy nghề với những hình thức thích hợp cho phụ nữ chưa có nghề nghiệp, giúp chị em có điều kiện tìm việc làm và lao động theo kỹ thuật, nghiệp vụ được đào tạo.

9) Tổ chức sơ kết và tổng kết rút kinh nghiệm:

- Từ nay đến tháng 12-1985 các Sở, Ban, Ngành và Quận Huyện cần phải tổ chức xong việc học tập, phổ biến và triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này.

- Hàng tháng các cấp, các ngành phải báo cáo và nêu những ý kiến đề xuất (nếu có) về Ban chỉ đạo công tác phụ nữ thành phố. Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo công tác phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết việc thi hành Nghị quyết 176a/HĐBT vào cuối quí I/1986.

10) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chánh sách đối với phụ nữ ở cấp thành phố và quận huyện để làm nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp các ngành thực hiện chương trình công tác liên quan đến việc thực hiện các chế độ, chánh sách đối với phụ nữ và tổ chức phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp cải tạo, xây dựng và bảo vệ thành phố.

Thành phần Ban chỉ đạo cấp thành phố:

Trưởng Ban: Đ/c Chủ tịch UBND thành phố.

Phó Ban TT: Đ/c Phó chủ tịch UBND thành phố phụ trách công tác nữ.

Các ủy viên: Đ/c Trưởng ban Tổ chức Thành ủy.

Đ/c Giám đốc Sở Lao động.

Đ/c Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.

Đ/c Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố.

Đ/c Thư ký Liên hiệp Công đoàn thành phố.

Đ/c Giám đốc Sở Tài chánh.

Đ/c Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố.

Đ/c Giám đốc Sở Thương nghiệp.

Đ/c Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp quận huyện với thành phần như trên.

Tổ chức thực hiện tốt chế độ, chánh sách lao động nữ là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước. Các cấp, các ngành cần nghiêm túc thực hiện chỉ thị này, bảo đảm mang lại kết quả thiết thực trong thời gian trước mắt, đồng thời phải kiên trì, bền bĩ, liên tục đề ra những kế hoạch bổ sung nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chánh sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ. Hàng quí hàng năm phải sơ kết, đánh giá tình hình và báo cáo, kiến nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Phan Văn Khải