Chỉ thị 45/CT-UB năm 1989 về tổ chức mở trường, lớp dạy lái xe cơ giới bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 45/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Đỗ Duy Liên |
Ngày ban hành: | 21/11/1989 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/CT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 1989 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC MỞ TRƯỜNG, LỚP DẠY LÁI XE CƠ GIỚI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH.
Vừa qua tình hình quản lý Nhà nước về việc cho mở trường, lớp dạy lái xe cơ giới bộ trên địa bàn thành phố chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Cục cảnh sát giao thông – Bộ Nội vụ. Chương trình, nội dung lý thuyết và thực hành, đội ngũ giảng dạy và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu.
Đây là việc đào tạo một nghề kỹ thuật cho người điều khiển phương tiện vận tải có tốc độ lớn, lại thường xuyên hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người trên mặt bằng đường công cộng chật hẹp, lưu lượng người và xe cộ đi lại rất đông và chưa trật tự. Do đó, việc tổ chức đào tạo nghề nghiệp này phải hội đủ các điều kiện bắt buộc gồm: Thời gian, chương trình và nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành, tiêu chuẩn đối với người dạy và học (khả năng chuyên môn và sư phạm, thể chất, tâm sinh lý, cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học, chất lượng yêu cầu đối với người lái xe bao gồm kỹ năng, kỹ xảo sau khi kết thúc khóa học…).
Để giải quyết một cách căn bản việc đào tạo nghề lái phương tiện cơ giới bộ đúng theo quy định của Nhà nước, vừa đáp ứng được yêu cầu, vừa bảo đảm chất lượng đào tạo, góp phần ngăn ngừa các mặt tiêu cực phát sinh bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các ngành, các cấp chánh quyền thực hiện đúng các quy định sau:
1/ Tạm hoãn, không cấp thêm giấy phép cho mở trường lớp dạy lái xe.
2/ Giao cho Ban Giáo dục chuyên nghiệp thành phố phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố tổ chức một đoàn kiểm tra xuống làm việc cụ thể với các trường, lớp hiện mở dạy lái xe để giải quyết các vấn đề sau:
a) Trường lớp nào có đủ điều kiện theo Nhà nước quy định thì cho phép tiếp tục đào tạo. Số học sinh được đào tạo tại những đơn vị này, mà thi hết khóa đạt từ trung bình trở lên mới được phép nộp hồ sơ sát hạch lấy bằng lái xe vận tải nhẹ trở xuống.
b) Trường lớp nào không hội đủ điều kiện theo Nhà nước quy định thì cương quyết cấm hoạt động, cơ quan nào cấp giấy phép phải rút giấy phép lại. Bằng lái xe cơ giới bộ của những người học lái xe ở cơ sở này không có giá trị.
3/ Ban Giáo dục chuyên nghiệp thành phố phối hợp chặt với Sở Giao thông vận tải khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế và xã hội để xây dựng quy hoạch hệ thống trường lớp đào tạo lái xe và quy chế cụ thể về việc tổ chức, giảng dạy, học tập và quản lý số trường lớp này để báo cáo trình Thường trực Ủy ban quyết định. Cương quyết không để phát triển tự phát và chạy theo lợi nhuận trong việc kinh doanh dạy nghề nghiệp quan trọng này.
4/ Đối với những người có yêu cầu học nghề lái phương tiện vận tải nặng bao gồm xe vận tải nặng, xe vận tải khách, cần cẩu, tàu kéo v.v… nhất thiết phải học trong các trường, lớp quốc gia và của ngành giao thông vận tải.
5/ Công an thành phố căn cứ quy định này và quy định của Cục cảnh sát giao thông – Bộ Nội vụ để tổ chức tốt và đúng đắn việc sát hạch thi lấy bằng lái xe cơ giới bộ trên địa bàn thành phố.
6/ Những quy định này có hiệu lực từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với quy định này được bãi bỏ.
7/ Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo các thành phần kinh tế, tổ chức quần chúng và nhân dân trong phạm vi thuộc quyền quản lý nghiêm chỉnh chấp hành văn bản này, cùng góp phần đấu tranh làm giảm tai nạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố và cả nước.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |