Chỉ thị 45/CT-UB năm 1985 về tổ chức thi hành Bộ luật hình sự do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 45/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Quang Chánh
Ngày ban hành: 03/10/1985 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 45/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Thi hành Chỉ thị số 70/CT-TW ngày 23-7-1985 của BCH Trung ương Đảng, Chỉ thị số 254/CT ngày 13-8-1985 của HĐBT, Chỉ thị số 14/CT-TU ngày 13-9-1985 của Thường vụ Thành ủy về việc tổ chức phổ biến và chuẩn bị mọi điều kiện để thi hành tốt luật hình sự. Bộ luật đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 6-1985 và có hiệu lực từ ngày 01-01-1986, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:

1. Từ nay đến hết năm 1985, tổ chức tuyên truyền, học tập Luật hình sự sâu rộng trong tất cả các đơn vị cơ sở và nhân dân thành phố nhằm yêu cầu:

- Làm cho mọi người (cán bộ, chiến sĩ và nhân dân) quán triệt tư tưởng và nội dung Luật hình sự của Nhà nước ta, nhận thức rõ tội phạm và hình phạt nâng cao ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và thi hành pháp luật xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống mọi hiện tượng sai trái, bảo vệ luật pháp.

- Trên cơ sở quán triệt nội dung của Luật, các ngành các cấp, nhứt là các cơ quan chức năng thi hành pháp luật cần liên hệ kiểm điểm về những khuyết điểm, thiếu sót, lệch lạc, có biện pháp kiên quyết khắc phục những vi phạm pháp luật của ngành và địa phương; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, quy trình của từng phần hành công việc, đảm bảo thi hành đúng đắn và đầy đủ các điều quy định của Luật ngay từ ngày đầu năm 1986 – ngày Luật hình sự có hiệu lực thi hành.

Để đạt được các yêu cầu trên, các ngành cấp có trách nhiệm cụ thể như sau:

3. Sở Tư pháp phối hợp với Ban Tuyên huấn Thành ủy biên soạn đề cương tuyên truyền, học tập, thích hợp với từng loại đối tượng; tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên có khả năng truyền đạt nội dung Luật. Lập kế hoạch cụ thể tổ chức phổ biến học tập Luật hình sự trong cơ quan Nhà nước, trong nhân dân, trong các trường học, đơn vị quân đội v.v…

4. Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước và đoàn thể, các đơn vị quân đội, Hiệu trưởng các trường, Chủ tịch UBND phường, xã có trách nhiệm tổ chức phổ biến, học tập, nghiên cứu Luật theo kế hoạch của Sở Tư pháp và Ban Tuyên huấn Thành ủy. Qua học tập, liên hệ kiểm điểm, các ngành cần xem xét lại những quy định cụ thể của ngành mình, nghiên cứu và xây dựng văn bản trình UBND Thành phố quyết định, để mọi quy định của ngành không trái với những điều quy định của Luật, phục vụ tốt cho việc thi hành đúng đắn và đầy đủ Luật hình sự.

- Đối với các ngành liên quan trực tiếp đến việc chấp hành Luật hình sự như: Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp v.v… cần tổ chức học tập thật kỹ, để cán bộ, chiến sĩ chấp hành đúng, làm tròn nhiệm vụ, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ Thành phố xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ luật pháp.

5. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, có kế hoạch phối hợp phổ biến nội dung, đưa tin kết quả học tập, gây không khí sôi nổi trong học tập, nghiên cứu, trong chuẩn bị thi hành Luật hình sự.

2. Công an Thành phố phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố, dưới sự chỉ đạo của Ban Nội chính Thành ủy có kế hoạch tiến hành kiểm tra công tác khám xét, bắt giam giữ, điều tra xét hỏi… ở các cơ sở, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh.

Nghiên cứu việc thành lập các đoàn kiểm tra thanh lý Trại giam (kể cả trại tạm giam), Trườn trại cải tạo; giao cho các đoàn này quyền kiểm tra và giải quyết ngay các trường hợp giam giữ quá hạn, giam giữ không đúng thủ tục luật pháp quy định.

Thủ trưởng mỗi ngành cần kiểm tra, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, tăng cường công tác củng cố tổ chức, chuẩn bị điều kiện thi hành đúng Luật hình sự.

3. Thành lập Ban chỉ đạo thi hành Luật hình sự ở Thành phố và quận huyện:

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thi hành Luật hình sự là chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, học tập, kiểm tra việc chuẩn bị điều kiện để thi hành Luật hình sự, kiểm tra việc thi hành Luật.

Thành phần Ban chỉ đạo thi hành Luật hình sự ở Thành phố và quận huyện gồm Thủ trưởng các ngành: Tư pháp, Công an, Kiểm sát nhân dân, Tòa án, Tuyên huấn, Nội chính… do 1 Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng Ban.

Ban chỉ đạo cần sanh hoạt định kỳ để thông qua kế hoạch, kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Trong thời gian từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo cần tổ chức giao ban 10 ngày 1 lần để kịp thời nắm tình hình, làm tốt công tác chỉ đạo.

Việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt Luật hình sự là một công tác quan trọng và có ý nghĩa nhiều mặt. Quá trình chuẩn bị và quá trình thực hiện Luật hình sự là quá trình bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức, về pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân.

Thủ trưởng các ngành, các đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này, thường xuyên báo cáo tình hình về UBND Thành phố.

Sở Tư pháp là cơ quan chức năng giúp UBND Thành phố, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Ban Nội chính Thành ủy, giúp Thành ủy và UBND chỉ đạo tốt mặt công tác quan trọng này.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Chánh

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.