Chỉ thị 39/CT-UB thi hành Quyết định 109/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về biện pháp trước mắt để giảm bớt khó khăn về đời sống của công nhân viên chức và các đối tượng không hưởng lương, hưởng trợ cấp Nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 39/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Võ Danh |
Ngày ban hành: | 24/09/1984 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/CT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 1984 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 109/HĐBT NGÀY 23-8-1984 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Ngày 23-8-1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 109/HĐBT về một số biện pháp trước mắt để giảm bớt khó khăn về đời sống của công nhân viên chức và các đối tượng không hưởng lương, hưởng trợ cấp Nhà nước. Trong khi chờ đợi các văn bản hướng dẫn của các ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố tạm thời hướng dẫn thi hành như sau :
A.- ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG CUNG CẤP ĐỊNH LƯỢNG VÀ KHÔNG ĐỊNH LƯỢNG :
Đối với các mặt hàng cung cấp định lượng, Quyết định số 118/HĐBT ngày 11-10-1983 quy định các ngành lương thực và thương nghiệp phải tổ chức tốt công tác thu mua và nắm nguồn hàng để đảm bảo cung cấp đủ tiêu chuẩn, đủ định lượng cho các đối tượng được hưởng.
Đối với 6 mặt hàng cung cấp không định lượng, Sở công nghiệp cần làm việc với Bộ Nội thương để có kế hoạch cung ứng cho thành phố trên cơ sở số lượng được Trung ương phân phối, Sở Thương nghiệp tổ chức phân phối lại cho các cơ quan và đơn vị trong thành phố. Tuỳ theo nhu cầu tập thể của từng cơ quan, đơn vị, chính quyền và công đoàn nơi đó giải quyết có thể bán lại cho ngành thương nghiệp hay cho một số cán bộ công nhân viên của mình (cần sử dụng) theo giá kinh doanh thương nghiệp trừ lùi chiết khấu thương nghiệp bán lẻ để lấy chênh lệch giá phân phối đều cho tất cả cán bộ công nhân viên, hoặc phân chia đều bằng hiện vật theo giá cung cấp cho tất cả cán bộ công nhân viên.
Ngoài 9 mặt hàng cung cấp của nội thương và lương thực, ngành thương nghiệp thành phố và quận huyện đã có cố gắng tạo nguồn hàng bán thêm cho cán bộ công nhân viên một lượng hàng, hay cần tiếp tục làm tốt hơn và cần cố gắng nâng lên số lượng và mặt hàng thiết yếu 2 bữa ăn cho cán bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang theo giá đảm bảo kinh doanh hoặc giá không lấy lời.
Ngành thương nghiệp cần tổ chức mạng lưới bán lẻ rộng rãi đảm bảo hàng hóa bán đến tay cán bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang theo giá cả nói trên. Thương nghiệp thành phố cần hỗ trợ tích cực các quận, huyện có khả năng tổ chức bán thêm mặt hàng thiết yếu cho 2 bữa ăn tương ứng với trợ cấp khó khăn lần này cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn quận huyện phụ trách.
B. - MỨC BỒI DƯỠNG CA 3 VÀ ĐỘC HẠI :
Vẫn theo tiêu chuẩn cung cấp hiện vật như đã quy định tính theo giá bán lẻ mới – ngành tài chánh cần tính toán lại và hướng dẫn hạch toán cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh.
C - KHOẢN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN 50% VÀ 70% MỨC LƯƠNG CHÍNH HOẶC TRỢ CẤP MỚI :
1. Đối tượng được hưởng trợ cấp 50% mức lương chính mới, gồm có: cán bộ công nhân viên chức khu vực sản xuất kinh doanh, bao gồm xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp quốc phòng, đơn vị sự nghiệp đã thực hiện hạch toán kinh tế hoặc đã trích lập các quỹ xí nghiệp.
– Cán bộ công nhân viên chức các đơn vị lên doanh, hợp doanh, hợp tác xã mua bán cấp quận, huyện và thành phố trong biên chế Nhà nước và đang hưởng lương theo thang lương và bậc lương chung của Nhà nước quy định.
2. Đối tượng được hưởng trợ cấp 70 % mức lương chính mới, gồm có :
- Cán bộ công nhân viên chức khu vực hành chánh sự nghiệp (kể cả người làm hợp đồng dài hạn hưởng lương và các chế độ đãi ngộ dài hạn khác như cán bộ công nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp).
- Cán bộ công nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh được cử đi học dài hạn trong nước đã cắt biên chế cơ quan cũ và đang hưởng sinh hoạt phí hay mức trợ cấp theo tỷ lệ % lương tại trường học.
- Cán bộ phường, xã.
- Cán bộ công nhân viên về hưu, mất sức, thương binh đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc hàng quý do ngành thương binh xã hội quản lý.
3. Cách tính trợ cấp và hạch toán :
a) Căn cứ để tính trợ cấp khó khăn 50% và 70% là mức lương chính mới - gồm : mức lương cũ của các chức vụ, chức danh theo các thang lương, bậc lương hiện hành, các khoản sinh hoạt phí và trợ cấp theo chế độ (đối với cán bộ phường, xã, các thương binh), các khoản lương hưu và mất sức quy định của Nhà nước, cộng (+) với khoản phụ cấp tạm thời theo Quyết định số 219/CP ngày 29.5.1981 của Hội đồng Chính phủ.
b) Khoản trợ cấp này được hạch toán (kể cả lâp dự toán và quyết toán) như sau :
- Trong khu vực sản xuất kinh doanh được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông vào khoản “phụ cấp lương”.
- Trong khu vực hành chánh sự nghiệp hạch toán vào mục II “phụ cấp lương”, tiết 18 của loại, khoản, hạng, mục lục ngân sách tương ứng của cơ quan. Ở các trường đào tạo dài hạn, khoản trợ cấp này trả cho học sinh là cán bộ công nhân viên đi học thì hạch toán vào mục XIV “sinh hoạt phí cán bộ công nhân vien đi học” của loại, khỏan, hạng, mục lục, ngân sách tương ứng của trường. Đối với cán bộ về hưu, mất sức, thương binh đã nghỉ việc về gia đình, hoặc đang ở trại điều dưỡng thì hạch toán trợ cấp này vào mục, loại, khoản, hạng, mục lục ngân sách áp dụng do Bộ Thương binh xã hội quản lý.
c) Khoản trợ cấp 50% và 70% nói trên không được cộng (+) vào lương chính mới để tính các khoản phụ cấp khác, nghĩa là, các khoản phụ cấp theo lương khác được tính theo lương chính mới như trước đây.
d) Khoản trợ cấp khó khăn này được thi hành từ ngày 01.09.1984.
Các đơn vị cơ sở cần lập lại kế hoạch ghi 4 tháng cuối năm về khoản này trình cơ quan chủ qủan và cơ quan tài chánh cùng cấp phê chuẩn, để xin điều chỉnh kế hoạch giá thành hoặc phí lưu thông và nộp tích lũy ngân sách (nếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh) hoặc bổ sung dự toán cấp phát (nếu là các đơn vị hành chánh sự nghiệp).
e) Khoản trợ cấp khó khăn này thuộc cấp ngân sách nào chi lương thì cấp ngân sách đó đài thọ.
D- TRIỂN KHAI TÍCH CỰC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 35/CT-TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT 02/NQ-TU CỦA THÀNH ỦY.
Ngoài việc Nhà nước trợ cấp lương và cung cấp hàng hoá thiết yếu cho cán bộ công nhân viên, các cơ quan đơn vị phải tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 35/CT-TW ngày 18.01.1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vả Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 10.01.1984 của Thành ủy về những biện pháp giải quyết đời sống đối với cán bộ công nhân viên chức. Ngoài việc tổ chức gia công hàng hoá và sản phẩm cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, các tổ chức tài chánh của Đảng, các cơ quan và đơn vị được tổ chức sản xuất hàng hoá nhưng phải đăng ký kinh doanh và phải nộp thuế môn bài và thuế doanh nghiệp theo chính sách, riêng đối với thuế lợi tức thì tạm thời được miễn. Nghiêm cấm các cơ quan và đơn vị hoạt động kinh doanh thương nghiệp trái với chức năng, kể cả căn tin cơ quan.
E - GẮN CHẶT VỚI CÔNG TÁC CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ DOANH, NỖ LỰC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CHỐNG ĐẦU CƠ BUÔN LẬU, QUẢN LÝ KÈM GIỮ GIÁ ĐỂ ĐẢM BẢO ĐƯỢC TRỢ CẤP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN KHÔNG BỊ ĐIỀU TIẾT MẤT ĐI VÌ THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TĂNG, ĐỒNG THỜI GÂY RA BIẾN ĐỘNG GIÁ PHỨC TẠP.
Việc Hội đồng Bộ trưởng đề ra một số biện pháp trước mắt lần này để giải quyết một mức đời sống khó khăn cho cán bộ công nhân viên chức theo Quyết định 109/HĐBT ngày 23-8-1984 là một cố gắng lớn trong tình hình kinh tế - tài chánh hiện nay. Thủ trưởng các ngành, các cấp có nhiệm vụ giáo dục cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị mình thấy rõ ý nghĩa tích cực, sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống cán bộ công nhân viên chức, để mọi người ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi lĩnh vực công tác. Đồng thời giáo dục cán bộ công nhân viên chức ý thức đấu tranh với những tin đồn nhảm và con buôn để kìm giữ giá và quản lý thị trường.
Các ngành, các cấp và đơn vị cơ sở phải phát huy đến mức cao nhất tinh thần làm chủ tập thể để giải quyết đời sống đối với cán bộ công nhân viên chức trong phạm vi mình phụ trách.
Các ngành, các cấp của thành phố, nhất là ngành thương nghiệp, lương thực, Ủy ban vật giá, Ban quản lý thi trường cần có kế hoạch và biện pháp tích cực nhất để phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa quản lý thị trường, nắm hàng và tiền, làm chủ thị trường về giá cả - xem đây là những biện pháp cơ bản để ổn định và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức và lực lượng vũ trang.
Các Sở Lao động, Thương nghiệp, Tài chánh, Thương binh xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố cần hướng dẫn cụ thể để thi hành chỉ thị này theo chức năng của ngành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |