Chỉ thị 3589/CT-BNN-TL năm 2007 triển khai giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Số hiệu: | 3589/CT-BNN-TL | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3589/CT-BNN-TL |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2007 |
Trong 2 năm 2006 và 2007 Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình), đã đạt được kết quả nhất định đến cuối năm 2007, tỷ lệ người dân nông thôn có cơ hội được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là 70%, số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 51% có nhiều điển hình, mô hình thực hiện tốt ở nhiều địa phương. Tuy nhiên Chương trình còn nhiều tồn tại:
- Chương trình chưa chú ý đúng mức tới nội dung về vệ sinh môi trường. Trong nội dung cấp nước sinh hoạt chưa chú ý đúng mức tới quản lý, duy tu, bảo dưỡng vận hành công trình sau đầu tư, số lượng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh ở các trường học, trạm y tế, cơ sở công cộng còn thiếu và không đảm bảo làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục, chữa bệnh.
- Việc thực hiện chủ trương xã hội hoá còn chậm triển khai.
- Việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư của nhà nước còn chậm, đặc biệt là đối với các nguồn vốn viện trợ quốc tế, vốn vay…
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chủ nhiệm Chương trình yêu cầu các ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số nội dung sau:
1. Các ngành, đoàn thể và các địa phương coi việc thực hiện thành công Chương trình là nhiệm vụ quan trọng góp phần thiết thực nâng cao đời sống của dân cư nông thôn.
2. Tiến hành rà soát đánh giá đúng mức độ đảm bảo cấp nước sinh hoạt theo các tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành. Đồng thời rà soát điều chỉnh các tiêu chuẩn này cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
3. Các địa phương, ngành phải chấn chỉnh ngay việc tổ chức, bộ máy quản lý thực hiện Chương trình đồng bộ ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó xác định và phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, có cơ chế kiểm tra thường xuyên.
4. Các địa phương, ngành tiến hành ngay việc rà soát quy hoạch cấp nước sạch và VSMTNT làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho năm 2008 và cho giai đoạn 2008-2010 một cách chi tiết và khả thi. Trong triển khai thực hiện ưu tiên bố trí vấn đề: phấn đấu đến năm 2010 không để nơi nào ở nước ta vào mùa khô không có nước uống, nước sinh hoạt.
5. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng (nhất là về vệ sinh môi trường), chú trọng công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ tham gia thực hiện Chương trình.
6. Rà soát, tổng kết và phổ biến mô hình kỹ thuật, mô hình quản lý sau đầu tư phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, kết hợp tăng đầu tư cho công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình đã xây dựng để nâng cao hiệu quả công trình. Đối với vùng đồng bào dân tộc ít người cần có cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí duy tu bảo dưỡng.
7. Các Bộ, ngành theo phân công nhiệm vụ trong Chương trình khẩn trương ban hành các văn bản pháp quy: Quyết định về xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, ban hành quy chuẩn nước hợp vệ sinh, sổ tay hướng dẫn quy chế đấu thầu xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng hệ thống giám sát đánh giá Chương trình theo 4 cấp, sửa đổi các quy định không phù hợp trong thông tư về cơ chế tài chính của Chương trình…
8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các công trình xây dựng được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng mục đích, đúng đối tượng tránh thất thoát lãng phí.
Giao Cục Thủy lợi, Văn phòng thường trực Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo Bộ và Ban Chủ nhiệm kết quả thực hiện chỉ thị này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |