Chỉ thị 29/2005/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: | 29/2005/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Trần Minh Sanh |
Ngày ban hành: | 05/10/2005 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2005/CT-UBND |
Vũng Tàu, ngày 05 tháng 10 năm 2005 |
CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong những năm gần đây, chất thải rắn đô thị và công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh ngày một gia tăng và đang gây áp lực lớn đối với môi trường và xã hội. Mặc dù, tỉnh ta rất quan tâm đến vấn đề này, đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy xử lý rác, nhiều bãi chôn lấp rác và đầu tư các phương tiện, thiêt bị để tổ chức thu gom và vận chuyển rác đến nơi xử lý. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn thấp, rác thải đô thị còn vứt bừa bãi tại các khu vực công cộng, tình trạng ứ đọng rác tại các bãi trung chuyển không hợp vệ sinh trong các đô thị còn khá phố biến và việc tổ chức xử lý rác chỉ đạt được khoảng 50 % rác thải phát sinh thực tế, rác thải y tế còn xử lý chung với rác thải sinh hoạt ngoại trừ 02 bệnh lớn của tỉnh. Ngoài ra, tất cả các khu công nghiệp của tỉnh chưa đầu tư bãi lưu giữ rác thải nguy hại, rác thải công nghiệp chưa được phân loại và xử lý đạt vêu cầu, đặc biệt là chất thải nguy hại.
Các tồn tại nêu trên là do một số cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và một số người dân địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tác hại ô nhiễm của rác thải đối với môi trường và sức khỏe; chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể của tỉnh về quản lý chất thải rắn; sự phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa được rõ ràng; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm. Do đó, để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, đảm bảo các chất thải rắn đô thị và công nghiệp được thu gom và xử lý kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường. Đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số: 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/6/2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thị xã phải xác định công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu:
- Xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Xây dựng quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích 100% các phường thuộc thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và các thị trấn thuộc các huyện thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường. Thu gom, vận chuyên và xử lý 95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp và 100% chất thải y tế nguy hại.
- Thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình sống trong đô thị. Ưu tiên tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp.
- Đóng cửa tất cả các bãi rác không hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh. Các bãi rác bị đóng cửa phải được xử lý phần rác còn tồn tại trong bãi rác để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thiện Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đặc biệt lưu ý đến quản lý chất thải rắn để trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện từ năm 2006.
- Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân loại rác tại các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế có phát sinh chất thải rắn và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2006 để tổ chức thực hiện từ năm 2007, trước mắt triển khai dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại địa bàn huyện Côn Đảo trong năm 2005.
- Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về quản lý chất thải rắn nguy hại, kiểm soát chặt chẽ các nguồn chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải có hợp đồng xử lý với các đơn vị có đủ điều kiện và được phép xử lý. Phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố và thị xã xử lý nghiêm các trường họp vi phạm.
- Chỉ đạo Công ty môi trường nhanh chóng hoàn thành bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh 100 hecta tại Tóc Tiên, hạn chế chôn lấp chất thải theo quy trình không hợp vệ sinh. Lập dự án nâng cấp nhà máy rác Tân Thành, xây dựng phương án đóng cửa nhà máy rác Bà Rịa, đồng thời nghiên cứu triển khai các dự án đâu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác liên địa bàn theo công nghệ hiện đại, ưu tiên công nghệ trong nước nếu đảm bảo đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
3. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm rà soát lại quy hoạch quản lý, thu gom và xử lý rác thải đã được phê duyệt tại Quyết định số: 2894/QĐ.UB của UBND tỉnh ngày 11/4/2003, trên cơ sở đó tổ chức lập quy hoạch tổng thể quản lý và xử lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý II năm 2006.
4. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm đánh giá tình hình thu gom và xử lý chất thải nguy hại của ngành y tế trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý I năm 2006.
5. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm rà soát lại giá dịch vụ thu gom và xử lý rác tại các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế và trình UBND tỉnh phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tái chế chất thải rắn, ưu tiên xã hội hoá trong lĩnh vực này và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý I năm 2006.
6. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hàng năm cân đối, bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác quy hoạch, các chương trình, dự án về chất thải rắn và xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác không hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh.
7. Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm tổ chức thống kê và đánh giá các loại chất thải của ngành công nghiệp, phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
8. Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm yêu cầu các Công ty đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp phải xây dựng bãi lưu giữ tạm thời rác thải nguy hại trong khu công nghiệp đảm bảo an toàn vê môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và phối họp với Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp phải thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
9. Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các vấn đề bức xúc về quản lý vệ sinh môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
10. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
- Tổ chức củng cố và kiện toàn các Công ty công trình đô thị, nâng cao năng lực toàn diện cho các Công ty thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ công về thu gom rác thải trên địa bàn.
- Quy hoạch hợp lý các bãi trung chuyển rác thải tại các đô thị. Xây dựng kế hoạch, đầu tư nâng cấp các bãi trung chuyển rác thải không hợp vệ sinh và đầu tư mới các bãi trung chuyển theo công nghệ hiện đại, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, thông tin, quảng bá trong các chương trình phát thanh của các phường, xã, thị trấn và trong các buôi sirih hoạt của Hội phụ nừ, đoàn thanh niên, tổ dân phố để nâng cao ý thức của cộng đồng một cách thường xuyên, đồng thời kết hợp việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quản lý chất thải rắn trên địa bàn và ý thức chấp hành của người dân, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
11. Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Tổng biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tăng thời lượng phát sóng, các tin, bài trong chương trình phát thanh, truyền hình về môi trường và trên báo chí để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về vấn đề môi trường.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc kịp thời đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU |
Chỉ thị 23/2005/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Ban hành: 21/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006