Chỉ thị 26/2003/CT-TTg về hoàn thành việc giải quyết tồn đọng công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến
Số hiệu: | 26/2003/CT-TTg | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 24/11/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 27/11/2003 | Số công báo: | Số 192 |
Lĩnh vực: | Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2003/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC HOÀN THÀNH VIỆC GIẢI QUYẾT TỒN ĐỌNG CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Việc khen thưởng thành tích trước cách mạng tháng 8năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ được Đảng và nhà nước triển khai từ năm 1961 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Theo báo cáo của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cả nước còn tồn đọng hàng trăm nghìn trường hợp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, trong đó chủ yếu là:
Chính sách khen thưởng thành tích kháng chiến được triển khai trong những năm kinh tế của đất nước còn rất khó khăn (khen thưởng chống Pháp triển khai từ năm 1961, chống Mỹ từ năm 1981), Đảng và Nhà nước chủ trương khen thưởng động viên tinh thần là chính, về cơ bản chưa có chế độ ưu đãi vật chất kèm theo nên có một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa tích cực kê khai khen thưởng.
Do thành tích tham gia kháng chiến, giúp đỡ cách mạng từ những năm 1930-1975, đến nay nhiều trường hợp không còn đủ tư liệu để thẩm định, xác minh đúng sai. Lợi dụng tình hình đó, có không ít người khai báo sai sự thật, xác nhận sai gây khó khăn cho việc xét duyệt hồ sơ trình khen thưởng.
Để thực hiện tốt Chỉ thị 35-CT/TW ngày 03 tháng 6 năm1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, trong đó có việc phải hoàn thành chính sách khen thưởng thành tích trước cách mạng tháng 8 năm 1945 , thành tích trong hai cuộc kháng chiến; tiếp thu kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bồi thường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, trong phạm vi quyền hạn trách nhiệm của mình, tiếp tục tổ chức rà soát, thẩm định hồ sơ trình Nhà nước khen thưởng, bảo đảm không để sót người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng, cũng không để khen sai, khen nhầm, khen trùng. Xử lý nghiêm những người có cơ hội cố tình khai báo, xác nhận sai sự thật. thời hạn trình Thủ tướng Chính phủ (qua Việc Thi đua - Khen thưởng Nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2004. Với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, không có căn cứ xét khen, lãnh đạo các cấp phải thông báo, giải thích rõ, không để đơn th ư khiếu nại vượt cấp.
2. Với những tính số lượng hồ sơ tồn đọng còn nhiều, nếu đội ngũ cán bộ chuyên trách am hiểu chính sách khen thưởng quá ít, nếu cần thiết. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều động thêm người làm việc này.
3. Đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ khen thưởng thực hiện như đã quy định. Riêng đối với các trường hợp đặc biệt, do điều kiện lịch sử để lại thì giải quyết như sau:
a. Các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía Bắc ch ưa có điều kiện để lập lại lao động tổ chức nhân sự chi tiết thì lập lại danh sách cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ trưởng các ban, ngành để làm căn cứ xét khen. Danh sách này phải được niêm yết để dân.tham gia, tập thể Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, phường thông qua, được cấp huyện, quận xác nhận và gửi kèm theo hồ sơ trình khen lên cấp trên.
b. Về khen thưởng lực lượng du kích, dân công, nhân viên ban, ngành trong kháng chiến chống Pháp; lực lượng dân quân trực chiến và nhân viên các ban, ngành, đội trưởng đội sản xuất, đội ngành nghề trong kháng chiến chống Mỹ về cơ bản đã khen trong những năm triển khai đại trà, nay không đặt vấn đề xem xét lại các trường hợp này để khen.
c. Đối với các tỉnh phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra),không đặt vấn đề tiếp tục xem xét khen thưởng thành tích kháng chiến chống pháp, thành tích nhân dân giúp đỡ cách mạng trước tháng 8 năm 1945, trừ những trường hợp thật đặc biệt, có lý do khách quan, chính đáng, thành tích rõ ràng, có đủ căn cứ.
d. Đối với nhân dân có thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ ở các tỉnh, thành phố phía Nam, nay không còn cán bộ cũ để xác nhận thành tích thì Hội đồng Thi đua khen thưởng xã, phường, thị trấn họp với tổ tư vấn gồm các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng đã từng hoạt động tại địa phương, cán bộ tham gia kháng chiến có công lao,thành tích với địa phương cùng với tập thể Đảng uỷ và chính quyền cơ sở xác minh thành tích và đề nghị khen thưởng (nếu có đủ thành tích theo tiêu chuẩn).
e. Những trường hợp làm nhiệm vụ đặc biệt trong lực lượng vũ trang, giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Thủ tướng Chính phủ phương thức và thời điểm xét duyệt khen thưởng thích hợp để tiến hành.
4. Cùng với việc giải quyết số hồ sơ tồn đọng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành đoàn thể Trung ương tổng hợp các trường hợp phải thu hồi hoặc điều chỉnh mức khen, lập hồ sơ giải trình chi tiết về từng trường hợp kèm theo danh sách để trình chính phủ (qua Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước) thu hồi hoặc điều chỉnh.
5. Việc Thi đua - Khen thưởng Nhà nước có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ các cấp, các ngành tổ chức thực hiện,đảm bảo thời hạn hoàn thành theo quy định tại điểm 1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |