Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2010 về quản lý, vận hành cần cẩu tháp trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 24/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Thị Thúy Hòa |
Ngày ban hành: | 28/05/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24 /CT-UBND |
Huế, ngày 28 tháng 5 năm 2010 |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CẦN CẨU THÁP TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện các công trình xây dựng cao tầng và công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cần cẩu tháp đã được sử dụng trong thi công xây lắp, đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn vật liệu, thiết bị theo chiều cao và tầm vươn rộng, đẩy nhanh tiến độ thi công trong điều kiện mặt bằng, không gian không thuận lợi. Tuy nhiên, ngoài tính năng rất hữu dụng thì cẩu tháp lại là một trong những loại cẩu được đánh giá là nguy hiểm nhất vì hệ thống cân bằng và ổn định yếu, khả năng mắc lỗi do lắp đặt cao, thường hoạt động trong khu vực đông người và nhiều công trình lân cận. Mùa mưa hàng năm thường có bão, lốc, lũ lụt và các điều kiện thời tiết bất lợi cho hoạt động của cần cẩu. Thực tế thi công xây dựng công trình có sử dụng cần cẩu tháp ở nước ta đã xảy ra một số sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.
Để tăng cường quản lý sử dụng, vận hành an toàn cần cẩu tháp, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thi công xây lắp và khai thác sử dụng công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thi hành nghiêm túc các nội dung sau:
Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xây lắp lựa chọn cần cẩu tháp phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình và hiện trường xây dựng (hình dáng mặt bằng, số tầng, chiều cao mỗi tầng, tổng khối lượng và tiến độ thi công, điều kiện nền móng và khu vực thi công, điều kiện giao thông hiện trường, cung ứng phục vụ cẩu của đơn vị và các yêu cầu hiệu quả kinh tế khác).
- Khi chọn thông số kỹ thuật của cần cẩu tháp, ngoài các thông số chủ yếu như bán kính, chiều cao nâng, sức cẩu, mômen cẩu, tốc độ công tác, cần phải đặc biệt quan tâm điều kiện thời tiết khi thi công qua mùa mưa bão hàng năm ở địa phương để vừa đạt hiệu quả tối ưu vừa bảo đảm an toàn tuyệt đối.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm định thiết bị theo quy định tại Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Nhà thầu phải có phương án đặt cẩu tháp thỏa mãn yêu cầu tầm với và sức cẩu để thi công các bộ phận móng, trên mặt đất và trên không; có tầm với và sức cẩu dự trữ thích hợp; có đường cho ô tô, cần cẩu hỗ trợ khác đi vào hiện trường. Phải trừ lại không gian đủ rộng cho việc tháo dỡ cẩu và vận chuyển phụ kiện ra khỏi công trường, kể cả trường hợp phải tháo dỡ khẩn cấp vì lý do an toàn.
- Móng cần cẩu tháp phải cách hố móng, mương rãnh sâu của công trình đủ tạo một mái dốc ổn định, hoặc có giải pháp gia cố đặc biệt chống lún, trượt.
- Khu vực nền cần cẩu phải thoát nước tốt, không được để nước đọng hoặc thâm nhập vào nền móng.
- Thường xuyên kiểm tra phần nền của cần cẩu, bảo đảm sự bền vững, không bị mềm yếu hóa hoặc biến dạng gây mất ổn định. Kiểm tra các liên kết, bảo đảm không bị rỉ rét, ăn mòn hoặc rơ lỏng.
5. Bảo đảm tính ổn định (chống lật) của cần cẩu tháp:
Trong quá trình lắp đặt, vận hành và tháo dỡ cần cẩu tháp, bảo đảm ổn định là cực kỳ quan trọng. Để đạt được điều đó, yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu liên quan:
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật lắp đặt, vận hành của nhà sản xuất, có sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư chuyên ngành đủ năng lực.
- Trong mọi trường hợp, hệ số ổn định bản thân của cần cẩu tháp là k ≥ 1,15.
- Trước khi lắp, phải kiểm tra các thành phần cấu trúc cần cẩu bằng phương pháp không phá hoại, mọi khuyết tật (nếu có) phải được sửa chữa.
- Đối với cần trục quay toàn vòng, phải kiểm tra tính ổn định của cẩu khi mở máy hoặc phanh cơ cấu quay, tránh gây lật bởi tác động của lực quán tính, vốn thường gây ra những tai nạn đáng tiếc.
- Dụng cụ xiết chặt (khóa mômen xoắn, thủy lực...) phải được kiểm định đúng theo quy định.
- Các chi tiết chốt, neo giữ thẳng, xoay, trượt và các chi tiết kỹ thuật phải đạt độ chính xác tuyệt đối và vững chắc.
- Theo dõi tốc độ gió trước và trong quá trình lắp dựng, vận hành. Hoạt động của cần cẩu tháp có thể dừng bất cứ lúc nào khi tốc độ gió vượt quá giới hạn quy định của nhà sản xuất. Trong mùa mưa bão, phải có chế độ theo dõi, kiểm tra đặc biệt đối với việc vận hành và bảo vệ cần cẩu.
- Trong điều kiện bình thường vẫn phải kiểm tra thường xuyên các bulong, liên kết, hệ thống thủy lực trước tải, trước mỗi lần sử dụng.
- Trước khi vận hành nâng, hạ phải kiểm tra bảo đảm không có vật cản.
- Người kiểm tra phải có chuyên môn, đủ năng lực và có kinh nghiệm.
6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện các nội dung trên:
a) Cơ quan có thẩm quyền quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm kiểm tra công tác bảo đảm an toàn sử dụng cần cẩu tháp đối với các chủ thể liên quan như chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, giám sát xây lắp. Có thể yêu cầu dừng thi công để khắc phục thiếu sót; xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.
Báo cáo tình hình sử dụng an toàn cần cẩu tháp cho UBND tỉnh theo định kỳ, đột xuất và trong mùa mưa bão hàng năm.
b) Chủ đầu tư:
- Có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu xây dựng sử dụng cần cẩu tháp có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm theo quy định.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động bảo đảm an toàn vận hành cần cẩu tháp của nhà thầu, yêu cầu các nhà thầu liên quan lập văn bản đánh giá rủi ro, phân tích các nguy hiểm và giải pháp phòng ngừa; trình tự thực hiện an toàn vận chuyển, lắp đặt, vận hành và tháo dỡ.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động cần cẩu tháp trong mùa mưa bão. Yêu cầu nhà thầu lập biện pháp an toàn, chủ đầu tư xem xét chấp thuận và báo cáo người quyết định đầu tư và cơ quan có thẩm quyền quản lý chất lượng công trình.
c) Nhà thầu thi công xây dựng:
- Chỉ được phép bố trí người điều khiển cần cẩu đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề, đã được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn lao động đúng quy định.
- Có nội quy, quy định việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật lắp đặt, vận hành cần cẩu của nhà sản xuất, thường xuyên kiểm tra công tác bảo đảm an toàn của đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành thiết bị.
- Theo dõi tình hình hoạt động, kịp thời phát hiện, xử lý những hư hỏng có thể xảy ra, ngăn ngừa những tác động bất lợi đối với hoạt động bình thường của cần cẩu, thông tin kịp thời, đầy đủ cho chủ đầu tư.
- Phải lập kế hoạch vận hành và giải pháp bảo vệ an toàn trong mùa mưa bão, đặc biệt là khi có tin bão đến hoặc chịu ảnh hưởng của bão.
d) Tư vấn giám sát thi công: Phải theo dõi, kiểm tra, nắm vững tình hình hoạt động của cần cẩu tháp trên công trường, báo cáo đầy đủ, kịp thời cho chủ đầu tư và nhà thầu khi có dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới sự cố. Kiến nghị chủ đầu tư cho dừng vận hành nếu phát hiện yếu tố không bảo đảm an toàn cho con người, công trình, thiết bị và các ảnh hưởng liên quan khác.
Chủ tịch UBND cấp huyện, các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm phổ biến và yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án đầu tư liên quan xây dựng công trình cao tầng và công trình thủy điện, các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát xây dựng công trình cao tầng và thủy điện trên địa bàn nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phản ánh về UBND tỉnh để xem xét giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |