Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt
Số hiệu: 23/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 08/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 11 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHNG VÀ KHC PHC HU QU LŨ LT

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp không khí lạnh tăng cường và đới gió Đông trên cao, từ ngày 03/11/2017 đến ngày 08/11/2017, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to. Hầu hết các xã vùng hạ du thuộc các huyện, thị xã và các phường của thành phố Huế đều bị ngập nặng, nhiều nơi ngập sâu hơn 0,8m; toàn tỉnh có 09 người chết. Theo dự báo, tình hình mưa, lũ còn diễn biến phức tạp. Đchủ động ứng phó với tình hình mưa lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chính quyền các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức thực hiện các nội dung sau:

1. Tổ chức thực hiện nội dung Công điện số 1681/CĐ-TTg ngày 05/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 07/11/2017 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (có gửi kèm theo).

2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

- Khẩn trương tổ chức triển khai công tác khắc phục hậu quả do lũ, lụt gây ra.

- Tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình có người chết, người bị thương theo quy định.

- Tập trung khắc phục nhà cửa bị ngập, nước rút đến đâu tổ chức dọn dẹp vệ sinh đđảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân, phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường theo phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng, cháy chữa cháy tỉnh tiếp tục triển khai lực lượng hỗ trợ các địa phương và nhân dân trong công tác khc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo các địa phương trong việc bảo quản các loại giống cho vụ sản xuất tiếp theo, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; chuẩn bị các phương án phục vụ sản xuất Đông Xuân 2017-2018.

- Chỉ đạo tập trung dọn dọn dẹp vệ sinh bùn đất ở các trạm bơm, một số tuyến kênh mương. Tổ chức kiểm tra hồ đập, các công trình thủy lợi, đê điều để có phương án khắc phục, sửa chữa, chủ động đối phó với các đợt lũ bão tiếp theo.

5. Sở Giao thông Vận tải: Chỉ đạo khắc phục các điểm sạt lở, các tuyến đường còn ngập chưa lưu thông xe. Thống kê thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục, đảm bảo giao thông thông suốt sau lũ.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo dọn dẹp vệ sinh trường lớp để học sinh đi học trở lại bình thường.

7. Sở Y tế: Chủ động bố trí đủ cơ số thuốc và hóa chất cần thiết để đảm bảo khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ.

8. Điện lực Thừa Thiên Huế: Tổ chức kiểm tra, khắc phục sự cố và cấp điện trở lại cho nhân dân, đảm bảo an toàn.

9. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ các diễn biến lũ, bão, thiên tai để dự báo, cảnh báo và thông báo kịp thời cho tỉnh, các sở, ban ngành, các địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng chống lụt bão, thiên tai có hiệu quả.

10. Phòng tin tức VTV8 tại Huế, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến của lũ lớn, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, công tác khắc phục thiệt hại do lũ, lụt gây ra trên địa bàn tỉnh.

11. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, lụt, bão trong phạm vi sở, ban, ngành mình; tổng hợp báo cáo nhanh hằng ngày về triển khai, ứng phó với thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND tỉnh để báo cáo theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

12. Ngoài ra, ngay sau khi lũ rút, các địa phương cần tiếp tục thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị cấp xã tiến hành đánh dấu vết lũ, khu vực ngập, mức ngập, số lượng hộ ngập trong đợt mưa lũ vừa qua ứng với mức nước lũ cao nhất và mức lũ trung bình nhằm phục vụ công tác xây dựng kịch bản ngập lũ, phục vụ công tác ứng phó sau này.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn đợt mưa lũ vừa qua, đồng thời để phát huy những việc đã làm tốt, mang lại hiệu quả thiết thực, làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém để có biện pháp, giải pháp khắc phục để bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 và các năm tiếp theo sát với tình hình thực tế, có tính đến nhng yếu tố bất thường do biến đổi khí hậu.

- Tổng hợp báo cáo nhanh hằng ngày về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại thiên tai xảy ra trên địa bàn gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND tỉnh để tổng hợp.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục đến cấp phường, xã và đến người dân nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bão, lụt, lũ quét và các loại thiên tai khác.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo PCLB TW (để báo cáo);
- UBQG TKCN (để báo cáo);
- TV Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBND, Ban CH PCLB các huyện, thị xã và TP Huế;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
-
Cơ quan TW trên địa bàn;
- Các cơ quan TTBC trong tỉnh;
- VP; LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương