Chỉ thị 23/CT-UB năm 1978 về việc khắc phục tình trạng tùy tiện và buông lỏng quản lý kỹ thuật, tăng cường một bước công tác này trong giai đoạn trước mắt, góp phần đưa công tác quản lý kinh tế - tài chánh của thành phố Hồ Chí Minh vào nền nếp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 23/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Vũ Đình Liệu
Ngày ban hành: 17/05/1978 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 23/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÙY TIỆN VÀ BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT, TĂNG CƯỜNG MỘT BƯỚC CÔNG TÁC NÀY TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC MẮT, GÓP PHẦN ĐƯA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ - TÀI CHÁNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀO NỀN NẾP

A. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KỸ THUẬT TRONG CÁC NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HIỆN NAY

Hiện nay, công tác quản lý kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất trong các ngành của thành phố đang vừa tùy tiện, vừa buông lỏng nghiêm trọng. Tình trạng sản xuất sản phẩm không có thiết kế, không có định mức vật tư kỹ thuật, không có những quy định về kỹ thuật hoặc có nhưng không được chấp hành nghiêm chỉnh rất phổ biến; hiện tượng làm ẩu, làm dối, bất chấp kỹ thuật, coi nhẹ chất lượng đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất; chất lượng sản phẩm trong sản xuất và xây dựng đều kém; giá thành sản phẩm cao; máy móc thiết bị hư hỏng nhiều; vật tư kỹ thuật bị tiêu hao lãng phí và mất mát lớn; năng suất lao động thấp.

Sở dĩ có tình trạng trên, ngoài những nguyên nhân khách quan, còn do những nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây:

1. Sau ngày thành phố hoàn toàn giải phóng, do nhu cầu tiếp quản, nhiều cán bộ được giao trách nhiệm tiếp nhận các cơ sở để tổ chức khôi phục lại sản xuất, nhưng số khá đông trong đội ngũ cán bộ này trên thực tế chưa kinh qua công tác quản lý, chưa có đủ năng lực và trình độ về tổ chức và lãnh đạo sản xuất; làm việc tùy tiện theo kinh nghiệm sẵn có của bản thân, thiếu sự hiểu biết cơ bản tối thiểu về tổ chức quản lý kinh tế - kỹ thuật và chỉ đạo sản xuất.

2. Trong các ngành, từ cấp sở, ban, quận, huyện đến cơ sở sản xuất còn có nhiều cán bộ chưa có nhận thức sâu sắc về vai trò của kỹ thuật và quản lý kỹ thuật trong sản xuất và xây dựng. Mặt khác, trong một số cán bộ, ý thức làm chủ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật chưa đầy đủ; trong lãnh đạo và chỉ đạo thiếu quan tâm đến việc tổ chức và kiểm tra thực hiện những quy định về kỹ thuật đã ban hành. Các cơ sở thì tùy tiện, không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định kỹ thuật, nhiều khi biết sai kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sẽ sút kém nhưng vẫn cứ làm.

3. Trong việc lập kế hoạch sản xuất, thiếu sự tính toán toàn kỹ thuật không được quandiện về các yếu tố kỹ thuật; các định mức kinh tế  tâm đến. Chỉ tiêu chất lượng không được coi trọng đúng mức. Chưa có sự suy nghĩ gắn liền việc lập kế hoạch sản xuất với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

4. Trong tổ chức sản xuất chưa coi trọng công tác quản lý kỹ thuật; không hiểu rằng quản lý kỹ thuật là chỗ dựa, là cơ sở của quản lý sản tài chánhxuất, là nội dung không thể tách rời trong công tác quản lý kinh tế  của mỗi cơ sở sản xuất.

5. Tổ chức bộ máy của các cơ quan có chức năng quản lý kỹ thuật từ trên xuống dưới chưa được xây dựng đầy đủ, một số đã được hình thành thì hoạt động còn rời rạc, yếu ớt, kém hiệu lực. Chế độ trách nhiệm kỹ thuật không được quy định rõ ràng ở các cấp. Những vi phạm về kỹ thuật không được xử lý nghiêm túc kịp thời.

Về khách quan:

Chúng ta gặp nhiều khó khăn do lối quản lý cũ để lại. Chế độ quản lý cũ chưa coi trọng quản lý kỹ thuật; cơ sở vật chất kỹ thuật để làm việc này chưa có hoặc bị lệ thuộc.

Mặt khác, ta đang trong bước cải tạo quan hệ sản xuất, việc tổ chức lại nền sản xuất cần phải có thời gian, cần đầu tư chiều sâu nhiều…

Sau đây xin điểm qua một số tình hình thực tế để thấy rõ hơn những tồn tại trong công tác quản lý kỹ thuật của thành phố chúng ta.

Toàn thành phố có 18 sở, ty, ngành, trong đó 12 sở, ty có liên quan đến việc quản lý sản xuất trực tiếp, hiện chỉ có 4 cơ quan quản lý kỹ thuật. Trong số 216 cơ sở sản xuất cấp công ty và xí nghiệp trực thuộc của thành phố, hiện nay chỉ có 94 cơ sở có tổ chức bộ máy quản lý kỹ thuật, với tổng số cán bộ gồm 388 người. Trong đó Sở Công nghiệp có 307 người (1 Phó tiến sĩ, 11 kỹ sư và cử nhân, 22 trung cấp kỹ thuật, 273 công nhân); Sở Giao thông vận tải 10 người (6 kỹ sư, 4 trung cấp); Sở Nông nghiệp 7 người (3 kỹ sư, 3 trung cấp, 1 công nhân); Sở Y tế 50 dược sĩ; Sở Thương nghiệp 9 người (3 kỹ sư, 6 trung cấp); Sở Ngoại thương 5 người. Cần nhấn mạnh là bộ máy tổ chức quản lý kỹ thuật ở các nơi đã hình thành, hiện hoạt động cũng còn yếu và hiệu lực kém. Hiện nay mọi người chỉ lo chạy cho hoàn thành kế hoạch, chưa quan tâm đến việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý kỹ thuật.

Các sở, ty, ngành đang chỉ đạo sản xuất 672 mặt hàng chính, nhưng trong số đó chỉ có 192 mặt hàng sản xuất là có thiết kế và có quy trình kiểm tra chất lượng; có 218 mặt hàng sản xuất theo tiêu chuẩn (25 mặt hàng theo tiêu chuẩn Nhà nước, 1 theo tiêu chuẩn ngành, 32 theo tiêu chuẩn địa phương, 191 theo tiêu chuẩn xí nghiệp), một số tiêu chuẩn mới chỉ được áp dụng bước đầu, chưa toàn diện, chưa triệt để.

Ngoài các sở, ty, ngành ra, các quận, huyện cũng là nơi quản lý sản xuất nhiều mặt hàng, nhất là các mặt hàng về tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp thuộc kinh tế tập thể hoặc tư doanh. Việc quản lý chỉ thực hiện trên danh nghĩa dưới hình thức cấp giấy phép hành nghề: các quận, huyện chưa có bộ máy tổ chức cũng như chưa có một số biện pháp tối thiểu nào về tổ chức quản lý kỹ thuật trong sản xuất.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của thành phố, hiện nay coi như chưa có gì. Cả thành phố chỉ có một phòng thí nghiệm phân tích cơ lý hóa, do Ban Khoa học – kỹ thuật thành phố mới xây dựng, còn chưa có đủ người và phương tiện để hoạt động. Thuộc Sở Y tế, có một trạm kiểm nghiệm dược phẩm; Sở Nông nghiệp có một trạm thí nghiệm nông nghiệp thuộc phòng phân tích thổ nhưỡng; Sở Công nghiệp có các cơ sở thí nghiệm nhỏ về kiểm nghiệm sản phẩm sơn và mỹ phẩm ở xí nghiệp. Toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý kỹ thuật chỉ có thế. Trong lúc thành phố đảm trách sản xuất nhiều mặt hàng với số lượng rất lớn như dệt và nhuộm vài chục triệu mét năm, quạt điện vài vạn cái năm… và nhiều mặt hàng về kim khí, hóa chất lớn khác đều không có cơ sở vật chất kỹ thuật để phân tích thử nghiệm và kiểm tra chất lượng.

Tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa nhu cầu của công tác quản lý kỹ thuật, và bộ máy tổ chức cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý kỹ thuật như hiện nay là không thể chấp nhận được, cần phải có biện pháp khắc phục sớm.

Tóm lại, tình trạng vừa tùy tiện, vừa buông lỏng công tác quản lý kỹ thuật không những đã gây ra những thiệt hại to lớn cho sản xuất hiện tại, mà sẽ còn để lại nhiều hậu quả tai hại cho những năm sau này; nó không những cản trở sự tiến bộ về kỹ thuật, hạn chế sự phát triển của sản xuất và xây dựng, mà còn gây ra những thói quen xấu trong sản xuất, trong xây dựng, tạo cơ hội cho những phần tử không tốt có thể làm hại đến công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển sản xuất của thành phố chúng ta.

B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT, NHANH CHÓNG ĐƯA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀO NỀN NẾP

Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý kỹ thuật hiện nay, trong năm 1978, cần thực hiện một số biện pháp cấp bách trước mắt để tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, làm cho công tác này phục vụ có hiệu quả công cuộc cải tạo, khôi phục, xây dựng, và phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế năm 1978 của thành phố, đồng thời tạo điều kiện để đưa công tác quản lý kỹ thuật tiếp tục tiến lên trong những năm sau.

Những biện pháp cấp bách trước mắt đó là:

I. XÂY DỰNG VÀ KIỆN TOÀN HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT QUẢN LÝ KỸ THUẬT

Các sở, ty, ngành phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy và Ủy ban Nhân dân về công tác kỹ thuật và quản lý kỹ thuật, có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo tốt công tác này trong ngành mình.

1. Về tổ chức cán bộ

Ở các cấp sở, ty, ngành, công ty, xí nghiệp, phải phân công một đồng chí lãnh đạo chủ chốt chỉ đạo công tác kỹ thuật và quản lý kỹ thuật. Ở các cơ sở sản xuất, các ngành quản lý sản xuất cần bố trí những cán bộ kỹ thuật có năng lực, có kinh nghiệm đảm nhiệm những cương vị phụ trách về kỹ thuật.

Trong điều kiện không gây xáo trộn lớn, các sở, ty, ngành cần kiên quyết tiến hành việc điều chỉnh cán bộ kỹ thuật để sử dụng tốt lực lượng của đội ngũ cán bộ này vào công tác kỹ thuật và quản lý kỹ thuật.

2. Về bộ máy quản lý kỹ thuật

Các cấp cần nhanh chóng xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý kỹ thuật, bao gồm các phòng kỹ thuật và các tổ chức (phòng, ban hoặc tổ) chịu trách nhiệm về 3 mặt công tác: tiêu chuẩn hóa – đo lường – kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa. Bộ máy quản lý kỹ thuật phải có hệ thống dọc trong ngành. Cố gắng đến hết quý III/1978 phải hoàn thành việc xây dựng bộ máy quản lý kỹ thuật trong các ngành, các cấp, đặc biệt ở các cơ sở sản xuất (công ty và xí nghiệp), cần gấp rút xây dựng và đưa nhanh bộ máy quản lý kỹ thuật vào hoạt động càng sớm càng tốt.

3. Về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý kỹ thuật

Các sở, ty, ngành cần có biện pháp chủ động xây dựng cơ sở phân tích thí nghiệm chuyên ngành, để phục vụ cho công tác kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong ngành mình, bên cạnh việc tận lực tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của các cơ sở phân thí nghiệm thuộc các cơ quan trung ương tại thành phố. Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, trên cơ sở phòng thí nghiệm cơ lý hóa hiện có, cần khẩn trương xây dựng cơ sở phân tích thí nghiệm tổng hợp về cơ, lý, hóa và vi sinh, để hỗ trợ cho các ngành trong công tác kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH CÁC CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ KỸ THUẬT

1. Trong sản xuất và xây dựng, các ngành, các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh tất cả những quy định về kỹ thuật của Nhà nước. Phải sưu tầm, phổ biến, hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp chế của Nhà nước về quản lý kỹ thuật (các chế độ, thể lệ, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm, v.v…) và cụ thể hóa các văn bản đó thành các quy định, nôi quy của mỗi ngành, mỗi cơ sở. Đồng thời soát lại những quy định đó, chỗ nào cần điều chỉnh bổ sung nên làm gấp. Đối với những vấn đề chưa có văn bản pháp chế quy định nhưng đã được thực hiện và có tác dụng tốt, thì phải quy định thành văn bản và ban hành dưới các hình thức thích hợp.

2. Phải thực hiện ngay chế độ kiểm tra kỹ thuật và tổ chức tốt 3 mặt công tác: tiêu chuẩn hóa – đo lường – kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trong các ngành, các cấp. Ở các cơ sở sản xuất, phải thực hành chế độ kiểm tra kỹ thuật toàn diện, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu sản xuất, chuẩn bị máy móc sản xuất đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Cần tổ chức tốt công tác “3 kiểm”, công nhân phải tự kiểm tra sản phẩm của mình ra và không được phép nộp sản phẩm xấu; tổ trưởng sản xuất và quản đốc phân xưởng phải kiểm tra chặt chẽ với việc thực hiện các quy định về kỹ thuật; cán bộ kiểm tra chuyên trách phải nghiêm khắc xử lý đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Phải khen thưởng kịp thời những đơn vị cơ sở và những công nhân sản xuất đạt và vượt mức chất lượng quy định.

3. Tổ chức việc đăng ký quy cách, phẩm chất và nhãn hiệu sản phẩm trong các ngành, các cấp.

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các loại sản phẩm phải được đăng ký về quy cách và phẩm chất tại cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước. Mỗi sản phẩm phải có nhãn hiệu của cơ sở sản xuất, phải có hồ sơ kỹ thuật cho ra xưởng. Những sản phẩm không đúng quy cách, không đúng chất lượng quy định, không mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất, nhất thiết không được xuất xưởng. Các sản phẩm mới, phải qua sản xuất thử và giám định kỹ thuật rồi mới được tổ chức sản xuất hàng loạt. Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký quy cách, phẩm chất và nhãn hiệu sản phẩm trong ngành.

4. Phải tăng cường công tác quản lý máy móc, thiết bị và phương tiện dùng trong sản xuất theo những nguyên tắc sau đây:

a) Mỗi thiết bị phải có đủ hồ sơ kỹ thuật và lý lịch kèm theo. Thiết bị máy móc nào thiếu hồ sơ, phải sưu tầm và xây dựng hồ sơ cho đủ. Hồ sơ phải được bổ sung thường xuyên để người sử dụng nắm được đầy đủ tính năng kỹ thuật và chất lượng của thiết bị.

b) Người sử dụng thiết bị phải được huấn luyện chu đáo về kiến thức và tay nghề, phải qua sát hạch có chứng nhận đạt yêu cầu mới cho sử dụng thiết bị và chỉ được làm những công việc trong phạm vi được phân công.

c) Mỗi thiết bị, máy móc đưa vào sử dụng phải có đủ quy trình vận hành, nội quy an toàn…kèm theo.

d) Việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phải theo đúng chế độ lịch xích định kỳ.

5) Phải cố gắng trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ đo lường cần thiết. Tổ chức bảo quản, sử dụng tốt các máy móc và dụng cụ đo lường hiện có. Tiến hành ngay việc sửa chữa và kiểm định các máy móc, dụng cụ đo lường đã hư hỏng, thiếu chính xác. Phải tiến tới chế độ kiểm định định kỳ đối với các máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường.

6) Để việc lập kế hoạch sản xuất có cơ sở khoa học xác đáng, các ngành, các cấp, nhất là cơ sở sản xuất trực tiếp, cần chỉ đạo tổ chức xây dựng ngay các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng loại sản phẩm. Mỗi sản phẩm phải có các định mức chủ yếu sau đây;

Định mức vật tư kỹ thuật (vật tư kỹ thuật chính và vật tư kỹ thuật hỗ trợ).

Định mức lao động.

Phải bảo đảm chậm nhất là quý IV năm 1978, tất cả các sản phẩm sản xuất đều có định mức kinh tế - kỹ thuật.

7) Mỗi ngành, mỗi cấp phải cải tiến công tác kế hoạch hóa làm cho kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiến bộ kỹ thuật gắn liền với nhau. Đi đôi với kế hoạch phát triển sản xuất phải có kế hoạch tiến bộ kỹ thuật. Các chỉ tiêu sản xuất phải được tính toán trên cơ sở các điều kiện kỹ thuật và các định kỹ thuật hiện có. Việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch sản xuất phảimức kinh tế  gắn chặt với việc chỉ đạo về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật. Đánh giá việc hoàn thành kế hoạch sản xuất phải coi trọng cả số lượng và chất lượng, phải xem xét kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật, phải cókỹ việc bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế  chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Các ngành, các cấp cần thực hiện tốt những điều trên đây, trên cơ sở quán triệt đầy đủ tinh thần và nội dung bản nghị định số 93-CP ngày 8-4-1977 của Hội đồng Chính phủ về “Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh” và chỉ thị “Về việc tăng cường và mở rộng việc thi hành Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh” số 213/TTg ngày 10-4-1978 của Phủ Thủ tướng.

III. TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ CHỦ CHỐT VÀ CÁN BỘ THỪA HÀNH TRONG CÁC NGÀNH, CÁC CẤP

Hiện nay, nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt trong các ngành, các cấp, chưa nắm được nội dung của công tác quản lý kỹ thuật; do đó, song song với việc xây dựng, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý kỹ thuật, các ngành, các cấp cần tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về công tác quản lý kỹ thuật và 3 mặt công tác: tiêu chuẩn hóa – đo lường – kiểm tra chất lượng sản phẩm cho họ; làm cho họ nắm vững nội dung của công tác quản lý kỹ thuật, đồng thời nắm được các văn bản pháp chế của Nhà nước để tổ chức thực hiện tốt công tác này trong mỗi ngành, mỗi cấp. Đối với cán bộ lãnh đạo việc tìm hiểu nội dung công tác quản lý kỹ thuật, 3 mặt công tác và các văn bản pháp chế của Nhà nước về quản lý kỹ thuật, có thể tổ chức dưới hình thức học hội chung trong vòng một hoặc hai ngày và phải hoàn thành trước tháng 9 năm 1978. Đối với cán bộ chủ chốt và cán bộ thừa hành ở các cơ sở, cần tổ chức học tập kỹ hơn, chi tiết hơn nội dung công tác quản lý kỹ thuật và 3 mặt công tác. Có thể tổ chức học tập chuyên đề từng vấn đề, mỗi chuyên đề tiến hành trong một hoặc hai ngày, nhưng chậm nhất là hết quý III năm 1978 phải hoàn thành toàn bộ việc học tập.

IV. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG PHẢI BẢO ĐẢM PHỤC VỤ TỐT VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT

Để bảo đảm thực hiện tốt những điều trên đây nhằm tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, mau chóng khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý kỹ thuật, các cơ quan lãnh đạo ở các ngành, các cấp cần làm tốt công tác giáo dục chính trị và tư tưởng, làm cho mỗi cán bộ, mỗi công nhân viên nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý kỹ thuật. Phải làm cho mọi người thấy rõ quản lý kỹ thuật là một khâu quan trọng trong việc quản lý sản xuất, quản lý kinh tế tài chánh. Không làm tốt công tác quản lý kỹ thuật thì không thể quản lý sản xuất, quản lý kinh tế tài chánh. Do vậy, một mặt phải nắm vững kỹ thuật sẵn có và làm đúng các quy định về kỹ thuật đã ban hành, mặt khác phải tìm cách áp dụng kỹ thuật mới, những phương pháp sản xuất và những quy trình công nghệ tiên tiến, làm cho trình độ kỹ thuật không ngừng được nâng cao, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển mạnh mẽ.

Công tác giáo dục chính trị và tư tưởng phải làm cho mọi người dần dần có thói quen làm đúng kỹ thuật, bảo đảm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, khắc phục tình trạng làm ẩu, làm dối, chạy theo số lượng, bất chấp kỹ thuật, coi thường chất lượng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Các ngành, các cấp cần khẩn trương tiến hành việc khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý kỹ thuật. Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố là cơ quan giúp Ủy ban Nhân dân quản lý tổng hợp công tác khoa học và kỹ thuật, phải tăng cường việc giúp đỡ các ngành, các quận, huyện về công tác quản lý kỹ thuật; phải cùng với các ngành sưu tầm, phổ biến các quy định chung của Nhà nước (chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm, v.v…) có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật, soát lại các quy định đó và tiến hành điều chỉnh, bổ sung những điểm cần thiết cho phù hợp với tình hình cụ thể của thành phố, theo dõi kiểm tra việc thực hiện những quy định kỹ thuật đã ban hành. Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố có nhiệm vụ thường xuyên nắm tình hình quản lý kỹ thuật trong các ngành, các cấp và đề xuất với Ủy ban Nhân dân những vấn đề chung nhằm thúc đẩy công tác quản lý kỹ thuật. Các ngành, các cấp có nhiệm vụ theo định kỳ từng thời gian báo cáo cho Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố biết tình hìn h quản lý kỹ thuật của mình, để Ban tổng hợp lại và làm báo cáo trình lên Ủy ban Nhân dân thành phố. Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp căn cứ vào bản phương án này để vạch ra kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể việc tăng cường công tác quản lý kỹ thuật ở mỗi ngành, mỗi cấp trong giai đoạn trước mắt, để tài chánh của thành phố vào nềtạo điều kiện đưa công tác quản lý kinh tế  nếp.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Vũ Đình Liệu

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.