Chỉ thị 22/2007/CT-UBND xây dựng, kiện toàn tổ chức pháp chế tại sở, ban, ngành và doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 22/2007/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Nguyễn Xuân Huế |
Ngày ban hành: | 05/09/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, Bổ trợ tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2007/CT-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 9 năm 2007 |
CHỈ THỊ
XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC PHÁP CHẾ TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 122/2004/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp-Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP và Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ; thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho các Sở, Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây được gọi chung là các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh) và các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh khẩn trương xúc tiến việc xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số Sở, Ban, ngành cũng như một số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh vẫn chưa xây dựng tổ chức pháp chế; chưa phân công, bố trí công chức, cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc chưa thuê cố vấn pháp lý cho cơ quan, đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tổ chức pháp chế của các Sở, Ban, ngành và các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh kịp thời đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho Sở, Ban, ngành và các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh tiến hành xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế với những nội dung sau đây:
1. Về xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế
1.1- Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân tỉnh:
a) Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh (ngoại trừ Sở Tư pháp) mà chưa thành lập Phòng Pháp chế hoặc chưa phân công, bố trí công chức làm công tác pháp chế thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu, khối lượng công tác pháp chế của đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thành lập Phòng Pháp chế hoặc phân công đầu mối đảm nhiệm công tác pháp chế và bố trí công chức pháp chế chuyên trách cho cơ quan, đơn vị mình.
b) Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh đã phân công, bố trí công chức làm công tác pháp chế thì tiến hành kiện toàn, củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị mình; bảo đảm tổ chức và hoạt động pháp chế ổn định, đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả.
1.2- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
a) Yêu cầu người quản lý các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế của doanh nghiệp mà thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc thuê cố vấn pháp lý theo quy định của pháp luật.
b) Đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc thuê cố vấn pháp lý thì người quản lý doanh nghiệp xem xét củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế để bảo đảm hoạt động pháp chế của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
2. Về điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của công chức làm công tác pháp chế
2.1- Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân tỉnh: Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công, bố trí cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các Sở, Ban, ngành của tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp-Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Người quản lý các doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức làm công tác pháp chế quy định tại Phần II mục 1 của Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp-Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP để lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách cho doanh nghiệp.
3. Thời hạn, tiến độ xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh và người quản lý các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh khẩn trương xúc tiến xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị mình và phải hoàn thành các công việc nêu trên trong Qúy IV năm 2007.
4. Trách nhiệm thi hành
4.1- Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân tỉnh:
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thành lập, bảo đảm biên chế cho tổ chức pháp chế của các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Sở Tư pháp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức pháp chế hoặc công chức pháp chế chuyên trách của các Sở, Ban, ngành của tỉnh chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
c) Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài chính để bảo đảm kinh phí hoạt động cho tổ chức pháp chế của các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật.
4.2- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Người quản lý các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế của doanh nghiệp. Bố trí cán bộ và bảo đảm kinh phí cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh; người quản lý các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này.
Quá trình triển khai tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh; người quản lý các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 31/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 18/05/2004 | Cập nhật: 05/07/2011