Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng, chống tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 21/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 11/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/CT-UBND

Thái Bình, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Từ đầu năm 2019 đến nay, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, xảy ra 13 vụ, ở 6/8 huyện, thành phố, làm chết 10 người, bị thương 3 người. Đối tượng gây án đa dạng, có cả tiền án, tiền sự, nghiện ma túy. Nhiều vụ mâu thuẫn bột phát, đơn giản nhưng hành vi bạo lực, dã man, mất nhân tính ngay với chính người thân, gây tâm lý bất an, lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do một bộ phận người dân, nhất là thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, coi thường pháp luật, mạng sống người khác. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức lao động cho người dân còn dàn trải, thiếu chiều sâu. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục còn sơ hở, thiếu sót. Cấp ủy, chính quyền một scơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, có biểu hiện phó mặc cho lực lượng Công an. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc còn hình thức, nhiều mô hình quần chúng tự quản hoạt động không hiệu quả, vai trò của các Tổ hòa giải nhân dân trong phòng ngừa tội phạm ở cơ sở còn mờ nhạt, chưa tích cực; nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không được phát hiện, ngăn chặn, giải quyết kịp thời.

Đchủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với tội phạm trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Chỉ th, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chng tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Kết luận số 05/KL-TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới". Triển khai đồng bộ các chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng, trong đó chú trọng kết hợp giữa phòng ngừa, giáo dục và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa, giáo dục làm chính; coi trọng phòng ngừa xã hội và phòng ngừa từ gia đình, cơ sở.

2. Công an tỉnh

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyn, giáo dục pháp luật vphương thức, thủ đoạn và các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, kỹ năng xử lý, ứng phó với các hành vi của loại tội phạm này.

- Chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể của tỉnh, chính quyền huyện, thành phố phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, tập trung rà soát, xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong nhân dân; phát huy hiệu quả hoạt động của các tchức đoàn thxã hội, mô hình Tổ hòa giải ở cơ sở để chủ động nắm tình hình, tiếp nhận, phát hiện và hòa giải thành công các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay từ sớm và tại cơ sở.

- Mở đợt cao điểm tuyên truyền vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân, không để tội phạm sử dụng gây án giết người. Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi côn đồ, càn quấy, xô xát, đánh nhau gây thương tích, gây rối trật tự công cộng dễ dẫn đến giết người.

- Rà soát, lập danh sách, mở hồ sơ quản lý, giám sát, thường xuyên gọi hỏi răn đe, tấn công trấn áp các băng, nhóm tội phạm có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, các đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn, có tiền án, tiền sự về các tội liên quan đến sử dụng bạo lực..., nhằm răn đe, phòng ngừa, không để xảy ra các hành vi manh động, coi thường mạng sống người khác.

- Làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, thông báo công khai số điện thoại, đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm giết người, bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không đoan sai, bỏ lọt tội phạm.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ động nắm tình hình, tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong nội bộ nhân dân. Tăng cường công tác quản lý vũ khí, công tác tuần tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. Phối hợp với lực lượng Công an làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm giết người tại khu vực biên giới biển.

4. S Thông tin và truyền thông, Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống và ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quần chúng nhân dân một cách sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Duy trì, nâng cao chất lượng các trang, mục về phòng, chống tội phạm; xây dựng, đăng tải, phát sóng nhiều phóng sự, tin, bài tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm giết người cũng như các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Xây dựng các hình thức tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ pháp luật, tư vấn xử lý các tình huống, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức gia đình, xã hội, nét đẹp văn hóa, chuẩn mực ứng xử trong quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. Chủ động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý, giáo dục, định hướng học sinh lựa chọn lối sống lành mạnh, tuân theo pháp luật, tránh xa các tệ nạn, coi thường pháp luật, tính mạng người khác nhằm hạn chế tối đa điều kiện tiềm ẩn, nảy sinh tội phạm giết người.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, có biện pháp cụ thể ngăn ngừa các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực; tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên tham gia, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng xã hội.

7. Đnghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh: Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Lựa chọn một số vụ án điểm đưa ra xét xử lưu động, công khai để tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa chung.

8. Đ nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật; nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân đi với gia đình, người thân và xã hội; có ý thức quan tâm, chăm sóc, quản lý, giáo dục con em tránh xa tệ nạn xã hội, gameonline, phim ảnh bạo lực. Xây dựng, củng cố hoạt động của các mô hình quần chúng tự quản, tự phòng, các điển hình tiên tiến tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, phát hiện, tgiác tội phạm; đặc biệt, phát huy vai trò của các Tổ hòa giải nhân dân ở cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn, giải quyết kịp thời, triệt để những mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, xã hội của người dân ngay từ sớm và tại cơ sở không để kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hành vi giết người.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thành ph

- Tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, đẩy mạnh an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nhân rộng các loại hình, khu vui chơi giải trí lành mạnh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tập trung giải quyết tận gốc tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân, không để bức xúc, kéo dài.

- Chỉ đạo chính quyền cơ sở tăng cường tuyên truyền phòng ngừa, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh gắn với xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư. Phân công, giao trách nhiệm và phát huy tốt vai trò của các đoàn thể, mô hình Tổ tự quản, Tổ hòa giải cơ sở.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, MTTQ và đoàn thể tỉnh;
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
- L
ưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng