Chỉ thị 21/2006/CT-UBND tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Số hiệu: | 21/2006/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Phạm Kim Yên |
Ngày ban hành: | 27/11/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2006/CT.UBND |
Long Xuyên, ngày 27 tháng 11 năm 2006 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ, BAN NGÀNH, ĐOÀN THỂ CẤP TỈNH VÀ CHỦ TỊCH UBND CÁC CẤP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Đặc biệt là trong thời gian gần đây Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2004; Tỉnh ủy An Giang ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 14/7/2005 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi tắc là PBGDPL) đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, công tác PBGDPL ngày càng có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khá tốt, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm lãnh đạo đúng mức đối với công tác PBGDPL, trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác này chưa rõ ràng, cụ thể nên kết quả và hiệu quả của công tác PBGDPL chưa cao so với yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác PBGDPL, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1- Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các cấp phải xác định rõ: Công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng, là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân theo phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Do đó, phải tổ chức PBGDPL, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương, đơn vị mình, từng bước đưa công tác PBGDPL vào nền nếp. Thường xuyên quan tâm củng cố lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ.
Nơi nào công tác PBGDPL không được tổ chức thực hiện tốt thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương nơi đó phải chịu trách nhiệm.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình. Cán bộ, công chức, viên chức phải là những người gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
2- Tiếp tục kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp (nhất là cấp huyện, cấp xã) và hoạt động của các Ban giúp việc, cũng như các cơ quan liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm và cơ chế hoạt động cụ thể.
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện công việc này trong phạm vi toàn tỉnh.
3- Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin, Thanh tra tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch PBGDPL của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định sồ 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ thướng Chính phủ.
4- Báo An Giang, Đài phát thanh - truyền hành An Giang phối hợp với cơ quan tư pháp các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục xây dựng và không ngừng cải tiến các chuyên trang, chuyên mục pháp luật với hình thức phong phú, sinh động; nội dung pháp luật cần tuyên truyền là những văn bản pháp luật mà phạm vi điều chỉnh trên diện rộng, tác động nhiều đến nông dân, đồng bào dân tộc, tôn giáo v.v. Lồng ghép hợp lý và có hiệu quả việc PBGDPL với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn công tác PBGDPL với việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng với việc thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
5- Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị Tôn Đức thắng, Trường đại học An Giang xây dựng kế hoạch và lồng ghép đưa vào giảng dạy một số nội dung pháp luật cho học sinh, sinh viên phù hợp với từng cấp học, trong đó chú trọng đến những văn bản quy phạm pháp luật gắn với cuộc sống của học sinh, sinh viên, liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân nhất là pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự…
6- Sở Tư pháp (Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp tỉnh) có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh:
- Dự thảo các kế hoạch PBGDPL hàng tháng, quý, năm; chương trình PBGDPL theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp để tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết về công tác PBGDPL trên địa bàn, rút ra bài học kinh nghiệm và những đề xuất, kiến nghị để công tác PBGDPL ngày càng đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.
- Thường xuyên củng cố về tổ chức và tăng cường hoạt động của tổ hoà giải.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã, phường, thị trấn, mở rộng loại hình trong việc xây dựng tủ sách pháp luật ở khóm, ấp, cụm dân cư, tổ hoà giải, nhà văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, chùa, thánh đường…của đồng bào dân tộc; đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở, ngành, đoàn thể trong việc xây dựng tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị.
7- Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu đề xuất bố trí một khoản ngân sách ổn định bảo đảm cho công tác PBGDPL; đồng thời chỉ đạo hệ thống tài chính cấp dưới trong việc bố trí ngân sách phục vụ cho công tác PBGDPL ở địa phương nhất là cấp cơ sở, trong đó chú trọng đến công tác PBGDPL ra dân.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt Chỉ thị này. Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề gì mới phát sinh hoặc vướng mắc cần báo cáo về Thường trực UBND tỉnh để có hướng giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 28/2006/QĐ-TTg phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 Ban hành: 28/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 Ban hành: 17/01/2003 | Cập nhật: 08/09/2011
Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay Ban hành: 07/01/1998 | Cập nhật: 07/12/2009