Chỉ thị 20/CT-UB năm 1997 về đẩy mạnh phong trào Thể thao – văn nghệ ở nông thôn
Số hiệu: | 20/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre | Người ký: | Trần Công Ngữ |
Ngày ban hành: | 26/11/1997 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UB |
Bến Tre, ngày 26 tháng 11 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THỂ THAO – VĂN NGHỆ Ở NÔNG THÔN
Vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tổng cục Thể dục Thể thao đã ra thông tư liên tịch “Về việc đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở nông thôn”. Bằng hình thức hội thi văn nghệ thể thao. Mục đích của phong trào nầy là phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi lành mạnh của bà con nông dân tạo không khí phấn khởi góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về xây dựng cuộc sống văn hóa cơ sở ở nông thôn.
Đây là một chủ trương đúng đắn của liên ngành cấp Trung ương nhằm tạo sinh khí mới tại nơi sinh sống của hơn 90% dân số Việt Nam, là nơi sản xuất cung cấp hầu hết sản phẩm nông nghiệp cho đất nước cũng là nơi có nhu cầu lớn về đời sống văn hóa tinh thần, nhất là vùng xa, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng.
Trong những năm qua, ở Bến Tre, cùng với sự phát triển kinh tế đời sống văn hóa nông thôn được nâng lên ở mức độ nhất định. Một số loại hình hoạt động Văn hóa- Văn nghệ, Thể dục Thể thao được bà con nông dân yêu thích và tổ chức tham gia tập luyện, thi đấu vào thời điểm nông nhàn, tạo đà phấn khởi để bước vào mùa vụ sản xuất mới. Tuy vậy, phong trào Thể thao – Văn nghệ ở tỉnh ta còn nhiều mặt hạn chế : sự phát triển không đồng điều trên các địa bàn nông thôn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng hướng dẫn viên hầu như không có …
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên là:
- Các cấp chính quyền và các ngành liên quan chưa quan tâm đúng mức đến phong trào Thể thao – Văn nghệ ở nông thôn.
-Việc phối hợp thực hiện giữa 2 ngành Văn hóa Thông tin – thể thao và Hội Nông dân chưa thường xuyên, sự cộng đồng trách nhiệm chưa cao, nhất là chưa huy động được các nguồn lực cho hoạt động nầy, nên hiệu quả còn thấp.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, đồng thời tạo nên sự chuyển biến tốt đối với phong trào Thể thao- văn nghệ ở nông thôn Bến Tre, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra một số yêu cầu của hoạt động nầy từ nay đến năm 2000 và những năm tiếp theo, cụ thể như sau:
- Các cấp chính quyền phải trực tiếp chỉ đạo hoạt động Văn nghệ- Thể thao ở nông thôn. Ngành văn hóa thông tin – Thể thao và Hội Nông dân Việt Nam từng cấp là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động Văn nghệ – Thể thao, đồng thời là người đứng ra huy động các ngành, đoàn thể khác nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp thúc đẩy mọi phong trào tập luyện, biểu diễn thi đấu các môn Thể thao – Văn nghệ ở địa bàn nông thôn. Hình thức để phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng phong trào Thể dục Thể thao –Văn nghệ ở nông thôn là tổ chức tốt Hội thi Thể thao – Văn nghệ nông dân các cấp và toàn tỉnh hàng năm. Đây là biện pháp hàng đầu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực để nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần tăng sức sản xuất, xây dựng nếp sống lành mạnh ở nông thôn.
- Cùng với việc thực hiện Chỉ thị 133/TTg và 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng qui hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao Việt Nam, các cấp chính quyền khi xây dựng qui hoạch ở địa phương, cần chú trọng việc qui hoạch diện tích đất dành cho hoạt động Văn hóa – Văn nghệ, thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2000, hầu hết các xã trong toàn tỉnh đều có sân bóng đá, sân bóng chuyền và những tụ điểm Văn hóa – Văn nghệ để nhân dân có nơi sinh hoạt vui chơi giải trí.
-Xây dựng thành phong trào hoạt động văn hóa Thể dục thể thao rộng mạnh và tổ chức tập hợp lực lượng vận động viên, diễn viên trong lực lượng nông dân, nhằm tham dự và đạt kết quả tốt trong hội thi Thể thao – Văn nghệ nông dân các cấp và toàn tỉnh lần thứ nhất trong hai năm 1997-1998, tổ chức tốt đội đại biểu của tỉnh tham dự hội thi Thể thao -Văn nghệ cấp khu vực và toàn quốc vào năm 1998 đạt kết quả tốt.
Để thực hiện các yêu cầu trên, trước mắt cần tiến hành một số biện pháp sau đây:
1. Thành lập Ban tổ chức hội thi các cấp, Ban tổ chức hội thi là tổ chức phối hợp dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân, duy trì hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Thể thao –Văn nghệ trong địa bàn. Nhiệm kỳ của Ban tổ chức hội thi theo tổ chức của Trung ương qui định.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai Thông tư liên tịch “Về việc đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở nông thôn” số 358/TTLT ngày 31/5/1997, của Tổng cục Thể dục Thể thao và Hội Nông dân Việt Nam; kế hoạch tổ chức hội thi các cấp trong tỉnh và tham dự cấp khu vực và toàn quốc vào năm 1998.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển rộng phong trào văn nghệ và luyện tập các môn thể thao nhất là bóng đá, bóng chuyền. Đặc biệt chú trọng đến các môn thể thao truyền thống của địa phương ở tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh. Kết hợp phong trào xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa với việc đăng ký gia đình thể thao, câu lạc bộ thể thao, trong định hướng mở rộng mô hình nông thôn mới ở tỉnh ta.
4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội Nông dân và ngành Văn hóa Thông tin – Thể thao, nhằm động viên tận dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực đảm bảo cho việc phát triển phong trào Thể thao – Văn nghệ ở nông thôn. Kinh phí Văn hóa Thông tin – Thể thao các cấp hàng năm cần dành một khoản thích hợp cho hoạt động Thể thao –Văn nghệ ở nông thôn.
Trên đây là chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phối hợp đẩy mạnh phong trào Thể thao – Văn nghệ ở nông thôn hai năm 1997-1998 và những năm tiếp theo. Hội Nông dân tỉnh và Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện ở các cấp trong tỉnh, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị về Uỷ ban nhân dân tỉnh ./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |