Chỉ thị 20/2004/CT-UB về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu: 20/2004/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Phạm Phước Như
Ngày ban hành: 29/09/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 20/2004/CT-UB

TP.Cần Thơ, ngày 29 tháng 9 năm 2004

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X và 9 chương trình, 7 đề án phát triển kinh tế – xã hội của UBND tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ); trong những năm qua, hoạt động du lịch đã có bước chuyển biến mới. Đặc biệt, sau Liên hoan du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, nhận thức và sự quan tâm của các ngành, các cấp đối với ngành du lịch được nhiều hơn, hoạt động quản lý Nhà nước và kinh doanh du lịch có tiến bộ, du khách trong và ngoài nước đến Cần Thơ ngày càng tăng. Du lịch phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của thành phố, tạo điều kiện giao lưu văn hóa, giới thiệu về đất nước và con người Cần Thơ đến với du khách gần xa.

Tuy nhiên, sự ph¸t triển của ngành du lịch còn chậm so với vị trí, tiềm năng và yêu cầu của thành phố. Để đẩy nhanh phát triển ngành du lịch, UBND thành phố yêu cầu Sở, Ban, ngành và UBND quận, huyện tập trung những công việc như sau:

1. Các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cá nhân cần nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong tiến trình xây dựng thành phố mới; xác định rõ du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Trong các trung tâm để cấu thành một thành phố động lực của khu vực, không thể thiếu trung tâm du lịch. Phát triển du lịch không chỉ là phát triển kinh tế mà gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp cận với văn minh quốc tế, bảo vệ môi trường, gìn giữ quốc phòng và an ninh. Trên cơ sở đó, từng cấp, từng ngành cần xác định đầy đủ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển du lịch thành phố.

2. Giao Giám đốc Sở Du lịch phối hợp cùng các ngành chức năng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó, xác định 4 loại hình du lịch chính gồm: du lịch sinh thái, du lịch sông nước (hệ thống cồn trên sông Hậu gắn với chợ nổi và tàu du lịch); du lịch văn hóa, truyền thống (Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung, chợ cổ Cần Thơ, các di tích lịch sử truyền thống, danh nhân, đình chùa, làng nghề...); du lịch vườn (vườn Cò Bằng Lăng và hệ thống các vườn du lịch); du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm. Trên cơ së quy hoạch tổng thể được cấp có thẩm quyền phờ duyệt phối hợp với các ngành có liên quan và điạ phương khẩn trương xây dựng danh mục các dự án cụ thể đê làm cơ sở đầu tư và xúc tiến kêu gọi đầu tư.

3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đã được UBND thµnh phè phê duyệt. Hằng năm, thành phố sẽ cân đối dành một phần kinh phý từ ngân sách địa phương, đồng thời tranh thủ nguồn vốn Trung ương và huy động các nguồn vốn khác để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu, tuyến du lịch trọng điểm. Trước mắt, tập trung đầu tư các cơ sở hạ tầng đã được xác định như: cầu đường qua cồn Khương; đê bao, điện, nước cồn Ấu; đường vào vườn cò Bằng Lăng, bến tàu du lịch.

Giao Sở Du lịch theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quy hoạch đã được phê duyệt (các Khu du lịch sinh thái: cồn Cái khế, cồn Ấu, cồn Khương); đồng thời, cùng với các cơ quan chuyên môn có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền đình chỉ thi công hoặc thu hồi đất đối với các trường hợp triển khai dự án không đúng quy hoạch hay kéo dài thời gian thực hiện.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, vận động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch mới, cơ sở kinh doanh du lịch cao cấp, khu văn hóa truyền thống có tầm cỡ, sản xuất các mặt hàng lưu niệm, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng phong phú, mang đặc thù của Cần Thơ. Phấn đấu đến năm 2006 – Kỷ niệm thành phố Cần Thơ 130 năm sÏ có từ 1đến 2 khu du lịch mới đi vào hoạt động.

5. Giao Sở Du lịch thành phố xây dựng kế hoạch và quy hoạch cụ thể trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch của t oàn ngành từ nay đến năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo. Tuyển chọn một số cán bộ ưu tú đưa đi đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành du lịch dài hạn ở trong và ngoài nước. Phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học nghiệp vụ du lịch trong và ngoài thành phố tổ chức nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao năng lực quản lý, kü năng giao tiếp, chất lượng phục vụ, từng bước chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động toàn ngành.

6. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Du lịch, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên vàMôi trường, Cục Thuế và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND thành phố ban hành cơ chế chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển ngành du lịch thµnh phè; cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản và đăng ký kinh doanh du lịch.

7. Giao Công an thµnh phè phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Giao thông Công chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu trình UBND thành phố quy định việc phân cấp quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở lưu trỳ, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, bảo đảm an ninh trật tư; đồng thời, định hướng phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố để khai th¸c hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ tốt cảnh quan môi trường, tạo thuận lợi cho du khách, đảm bảo du lịch phát triển bền vững, thể hiện sự thân thiện mến khách của người Cần Thơ.

8. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành thành phố và UBND quận, huyện khẩn trương triển khai thùc hiện công tác đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trên địa bàn thành phố; xác định mối quan hệ giữa Së Du lịch với các Sở, ngành Văn hóa - Thông tin, Tài nguyên vàMôi trường, Giao thông Công chính, Công an thµnh phè, Thể dục - Thể thao, Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, C«ng ty Hội chợ triển lóm quốc tế Cần Thơ là mối quan hệ gắn bó, hỗ tương, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Đồng thời, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, tổ chức các lễ hội, liên hoan du lịch cấp thành phố và khu vực, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, tua tuyến liên thông cả trong và ngoài nước.

            Giao Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Giám đốc Sở Du lịch kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tổng hợp vàthường xuyên báo cáo những vướng mắc, khó khăn về UBND thành phố để chỉ đạo kÞp thêi./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP (HN-TP.HCM)
- Cục Kiểm tra văn bản - BTP
- Tổng cục Du lịch
- TT.TU, TT.HĐNDTP
- UBNDTP (A,B,C,D)
- UBMTTQ và Đoàn thể TP
- Sở, Ban, ngành TP
- UBND quận, huyện
- Thành viên BCĐPT Du lịch TP
- Cơ quan Báo, Đài
- VPUBTP (4)
- Lưu TTLT
CT-Du lịch 2004

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. CẦN THƠ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Phước Như

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.